Phân tích các mối quan hệ trên bảng cân đối kế tốn

Một phần của tài liệu phân tích tài chính công ty trí tuệ nhân tạo (Trang 46 - 50)

CHƯƠNG II PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CƠNG TY TRÍ TUỆ NHÂN TẠO

2.2.2.Phân tích các mối quan hệ trên bảng cân đối kế tốn

2.2.2.1. Phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn

Trước hết ta phân tích tính cân đối về mặt lý thuyết của bảng cân đối kế toán, nghĩa là xét xem nguồn vốn chủ sở hữu có đủ để trang trải cho các tài sản cần thiết phục vụ cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nghiệp không cần phải đi vay hoặc khơng cần phải chiếm dụng của bên ngồi. Ta xét qua việc so sánh:

( I + II + IV + V ) A Tài sản + ( I + II + III ) B Tài sản và B nguồn vốn Ta xét hiệu số giữa B nguồn vốn và ( I + II + IV + V ) A Tài sản + ( I + II + III ) B Tài sản

Bảng 5. Bảng so sánh ( I + II + IV + V ) A Tài sản + ( I + II + III ) B Tài sản và B nguồn vốn: Đơn vị: triệu đồng

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

(I+II+IV+V) A Tài sản+ (II+IV) B tài sản 2058.79 1279.34 1504.75 B nguồn vốn 2058.33 10122.61 11876.98 Chênh lệch tuyệt đối -.046 8843.27 10372.23 Chênh lệch tuyệt đối -.02% 691.24% 689.30%

Trong 3 năm thì chỉ có năm 2007 là phần B nguồn vốn nhỏ hơn ( I + II + IV + V ) A Tài sản + ( I + II + III ) B Tài sản nhưng lượng chênh lệch chỉ là 0.02% , lượng chênh lệch này rất nhỏ khơng đáng kể. Trong 2 năm cịn lại thì phần B nguồn vốn luôn luôn lớn hơn chứng tỏ nguồn vốn của công ty luôn luôn đáp ứng được nhu cầu cho những hoạt động kinh doanh. Đặc biệt trong 2 năm 2008 và 2009 thì lượng nguồn vốn dư ra là rất lớn, tiềm lực tài chính của cơng ty

là rất lớn

2.2.2.2. Vốn lưu động ròng( thường xuyên)

Bảng 6. Bảng so sánh vốn lưu động ròng trong 3 năm

Năm Năm 2007 Năm 2008

(thay đổi so với 2007) Năm 2009( thay đổi so với 2008) Vốn lưu động ròng 1961,74 9049,39 (+ 361,29%) 9670,23 (+6,86%)

Qua bảng trên ta thấy vốn lưu động trong cả ba năm đều ở trạng thái dương, thể hiện khả năng chi trả ngắn hạn của công ty là rất tốt

So với năm 2007 thì vốn lưu động ròng năm 2008 tăng rất mạnh lên đến 361,29% và năm 2009 cũng tăng nhẹ so với năm 2008.

Việc vốn lưu động rịng ln dương và khá lớn là do công ty chưa sử dụng nợ trong huy động vốn mà nguồn vốn chỉ từ vốn chủ sở hữu và lợi nhuận giữ lại trong khi tài sản ngắn hạn lại khá lớn, trong đó chủ yếu là tiền mặt và các khoản phải thu.

2.2.2.3. Nhu cầu vốn lưu động

Bảng 7. Bảng so sánh nhu cầu vốn lưu động ba năm 2007-2008-2009

Đơn vị: triệu đồng

Năm Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Nhu cầu Vốn lưu động

-2.5 8174.83 8671.65

Trong ba năm chỉ có năm 2007 nhu cầu vốn lưu động ở mức âm là -2,5 triệu. trước năm 2008 công ty vẫn chưa bước vào giai đoạn sản xuất thiết bị điện tử mà chỉ hoạt động ở lĩnh vực sản xuất phần mềm và cổng thơng tin điện tử, vì vậy mà nguồn tài trợ từ vốn chủ dư thừa cho vốn lưu động. Việc chiếm dụng vốn của bên thứ 3 là lớn trong khi khoản mục hàng tồn kho là khá thấp và phải thu là bằng 0.

Năm 2008 thì nhu cầu vốn lưu động tăng đột ngột, công ty rơi vào trạng thái thiếu hụt nguồn vốn lưu động do các khoản phải thu và hàng tồn kho tăng lên rất mạnh trong khi các khoản chiếm dụng vốn từ bên thứ 3 khơng đổi

năm 2008 là vẫn gặp khó khăn trong việc sử dụng vốn lưu động. Dự báo tình hình nhu cầu vốn lưu động trong những năm tiếp theo vẫn gặp nhiều khó khăn, cơng ty cần có các biện pháp khắc phục kịp thời.

2.2.2.4. Vốn bằng tiền

Bảng 8. Bảng so sánh vốn bằng tiền

Đơn vị: triệu đồng

Năm Năm 2007 Năm 2008

(thay đổi so với 2007) Năm 2009( thay đổi so với 2008) Vốn bằng tiền 1964.24 874.56 (-55,48%) 998.58 (+14,18%)

Vốn bằng tiền của công ty luôn ở mức dương và khá lớn ở cả 3 năm. Khoản mục này cao nhất ở năm 2007 là gần 2 tỉ giảm xuống còn 874,56 triệu ở năm 2008 và năm 2009 là 998.58 triệu. Điều này cho biết khả năng chi tiêu tức thời của công ty luôn ở mức cao.Đặc biệt khả năng này là tốt nhất ở năm 2007. Tuy năm 2008 vốn bằng tiền giảm hơn 55% so với năm trước nhưng vẫn ở mức ổn định và năm 2009 đã tăng trở lại nên nhìn chung vốn bằng tiền của cơng ty ln đảm bảo.

2.2.2.5. Phân tích kết cấu nguồn vốn

Phân tích kết cấu và biến động của nguồn vốn là đánh giá sự biến động các loại nguồn vốn của doanh nghiệp nhằm thấy được tình hình huy động, tình hình sử dụng các loại nguồn vốn đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh, mặt khác thấy được thực trạng tài chính của doanh nghiệp.

Bảng 9. Bảng phân tích biến động nguồn vốn

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 (Thay

đổi so với 2007) Năm 2009 (Thay đổi so với 2008) A. Nợ phải trả 97,05 97,05 (0%) 52,71 ( -45%) I. Nợ ngắn hạn 97,05 97,05 52,71 II. Nợ dài hạn B. Vốn chủ sở hữu 2058,33 10122,61 11876,98

(+391.78%) (+17.33%)

I. Vốn chủ sở hữu 2058,33 10122,61 11876,98

1.Vốn đầu tư chủ sở hữu

2000 10000 (+400%) 10000

2. Lợi nhuận chưa phân phối

58.33 122.61

(+110.20%)

1876.98 (+1423.51%) II. Nguồn kinh phí và

quỹ khác Tổng Nguồn vốn 2155,37 10219,66 (+374.15%) 11929,69 (+16.73%) - Nợ phải trả:

Qua phân tích bảng số liệu trên ta thấy nợ phải trả chỉ gồm nợ ngắn hạn vì cơng ty chỉ dùng vốn chủ sở hữu để đầu tư và sản xuất kinh doanh. Do vậy nguồn vốn có kết cấu khá đơn giản gồm hai phần là nợ ngắn hạn và vốn góp. + Nợ ngắn hạn: Khoản mục nợ ngắn hạn năm 2007 là 97,05 triệu và vẫn giữ nguyên ở năm 2008, năm 2009 thì giảm xuống chỉ cịn 52,71 triệu tương ứng là giảm 45% so với 2 năm trước đó. Theo bảng cân đối kế tốn thì nợ ngắn hạn chỉ bao gồm người mua trả tiền trước và thuế phải nộp nhà nước.

Nhận xét: Khoản mục nợ phải trả có xu hướng giảm chứng tỏ các khoản cơng ty chiếm dụng bên ngồi đã được xử lý tốt. Và tình hình nộp thuế khơng có vấn đề xấu.

- Vốn chủ sở hữu:

Nguồn vốn chủ sở hữu bao gồm 2 khoản mục là vốn đầu tư của chủ sở hữu và lợi nhuận giữ lại tái đầu tư trong đó chủ yếu là vốn đầu tư chủ sở hữu. Nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên đột ngột ở năm 2008 là do hai khoản mục này tăng lên. +Vốn đầu tư chủ sở hữu: Năm 2007 vốn đầu tư chủ sở hữu đang ở 2 tỷ đã tăng lên 10 tỷ vào năm 2008( tăng gấp 5 lần) và năm 2009 nguồn vốn này vẫn giữ ở mức 10 tỷ

+ Lợi nhuận chưa phân phối: Năm 2007 lợi nhuận chưa phân phối của công ty là 58,33 triệu được bổ sung vào nguồn vốn kinh doanh. Năm 2008 khoản này đã tăng lên 122.61 triệu ( chênh lệch là 64,28 triệu tương ứng với 110.20%) . Đến năm 2009 thì khoản này tiếp tục tăng một cách mạnh mẽ, lên đến hơn 1,8 tỉ ( chênh lệch là 1745,37 tương ứng với mức tăng 1423.51%)

Nhận xét: Năm 2008 là năm công ty mở rộng sản xuất kinh doanh nên lượng vốn đầu tư được tăng lên rõ rệt, bên cạnh đó lợi nhuận giữ lai liên tục tăng mạnh, điều này khẳng định hoạt động sản xuất và kinh doanh luôn mang lại lợi nhuận cao

Tuy nhiên, để đánh giá sự biến động của nguồn vốn chủ sở hữu ta xem xét sự biến động của chỉ tiêu tỷ suất tài trợ. Chỉ tiêu tỷ suất tài trợ phản ánh khả năng tự chủ về mặt tài chính từ đó cho thấy khả năng tự chủ của doanh nghiệp trong hoạt động của mình.

Bảng 10. Bảng so sánh tỷ suất tự tài trợ

Đơn vị: triệu đồng

Năm Năm 2007 Năm 2008

(thay đổi so với 2007) Năm 2009( thay đổi so với 2008) Tỷ suất tự tài trợ 95.5% 99.05% 99.56%

Năm 2007 tỷ suất tự tài trợ là 95.5% tức là cứ 100 đồng tổng vốn thì có đến 95.5 đồng là sở hữu của chủ đầu tư, còn lại là doanh nghiệp đi chiếm dụng từ bên ngồi.Việc này có tác dụng tích cực cho hoạt động kinh doanh của cơng ty vì đảm bảo khả năng chi tiêu tốt của công ty và đảm bảo an toàn trong việc sử dụng nguồn tài trợ.

Năm 2008 tỷ suất này tăng lên 99.05% tức là tăng thêm 3.55% do phần vốn chủ sở hữu tăng lên từ lợi nhuận giữ lại. Biểu hiện cho việc sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả tốt và khả năng chi tiêu của công ty ngày càng được nâng cao.

Năm 2009 tỷ suất này tiếp tục tăng lên 99.56% ( tăng thêm 0.51%) cũng do nguyên nhân là vốn chủ tăng nhờ lợi nhuận giữ lại

Nhận xét: Qua 3 năm tỷ suất tự tài trợ của công ty liên tục tăng và ở mức rất cao. Điều này chứng tỏ khả năng tự chủ tài chính của cơng ty ở mức cao và ổn định, bên cạnh đó tình hình sản xuất kinh doanh của công ty luôn đạt kết quả ở hai năm là 2008 và 2009. Tình hình tài chính tương đối ổn định.

2.2.3. Phân tích các tỷ số tài chính

Một phần của tài liệu phân tích tài chính công ty trí tuệ nhân tạo (Trang 46 - 50)