Giới thiệu

Một phần của tài liệu quản lý di động cho các mạng wmpls (Trang 53 - 54)

Các bộ điều khiển di động đang hướng tới các mạng thế hệ ba và các mạng xa hơn nữa để hỗ trợ truy nhập dữ liệu tốc độ cao và các dịch vụ phức tạp, các dịch vụ này chủ yếu dựa trên giao thức liên mạng IP. Các mạng không dây dựa trên IP có những ưu điểm nhờ áp dụng trực tiếp kỹ thuật IP, nó cũng có các ứng dụng cho cả mạng có dây và không dây.

Hai vấn đề quan trọng vẫn tồn tại cần được giải quyết ngay cả khi các kỹ thuật IP được chọn làm ứng cử viên trong các mạng thế hệ sau, đó là: làm cách nào để duy trì kết nối mạng và làm cách nào để đảm bảo cung cấp đầy đủ tài nguyên mạng cho các MN. Quản lý di động trong các hệ thống thông tin di động là vấn đề cực kỳ quan trọng để duy trì kết nối và nhờ đó có thể chuyển giao các người dùng tại bất kỳ thời điểm nào.

IP di động là một chuẩn được đưa ra bởi IETF, nó có thể đáp ứng nhu cầu quản lý di động cơ bản trong các mạng không dây dựa trên IP. Về việc cung cấp tài nguyên, có ba kiến trúc khác nhau cung cấp các tài nguyên mạng đảm bảo chất lượng dịch vụ QoS trong Internet là: Các dịch vụ tích hợp-Intserv, Các dịch vụ phân biệt-Diffserv và chuyển mạch nhãn đa giao thức.

IP di động định rõ một cơ chế cho phép một MN thay đổi điểm tham gia vào mạng mà không phải thay đổi địa chỉ IP của nó. Cả IPv4 và IPv6 đều được thảo luận bởi IETF. Mặc dù nghiên cứu trong phần này được dựa trên IPv4 di động, nhưng những thay đổi tương tự có thể được thực hiện trong IPv6.

Trong IP di động, một MN được ấn định một địa chỉ cố định trong mạng thường trú của nó, và sẽ mượn một địa chỉ tạm thời CoA trong bất kỳ mạng tạm trú nào. Đại diện thường trú HA trong mạng thường trú của MN sẽ duy trì ánh xạ giữa địa chỉ thường trú và CoA. CoA thường là địa chỉ IP của đại diện ngoại trú FA trong mạng ngoại trú hiện thời.

Các gói tin (được gửi từ một node trung chuyển CN trong mạng Internet và được định tới một MN) đầu tiên bị chặn lại bởi HA của MN, và sau đó được gửi qua đường hầm đến FA đang phục vụ hiện thời bằng cách sử dụng CoA của MN. Đường

định tuyến này sẽ làm tăng chi phí phân phát gói tin và hầu hết bị chỉ trích giống như một vấn đề định tuyến tay ba. Hơn nữa, IP di động còn có những vấn đề khác nữa như trễ chuyển giao dài và tải trọng báo hiệu lớn cho các lần cập nhật đăng ký thường xuyên.

Mặt khác, những lợi ích đáng chú ý của MPLS về QoS, kỹ thuật lưu lượng và hỗ trợ các dịch vụ IP tiên tiến (như các mạng riêng ảo) đã thúc đẩy một vài tổ chức sử dụng kỹ thuật này trong hạ tầng không dây. Trong thực tế, bằng cách sử dụng các đường hầm MPLS được gọi là các đường chuyển mạch nhãn LSP, một mạng chồng lấn sẽ được tạo ra và được quản lý một cách có hiệu quả. Trong MPLS, việc xác định lại đường hầm xảy ra vào thời điểm thay đổi nhãn tại một node đơn trong mạng.

Việc thiết kế và tích hợp quản lý di động và cung cấp QoS trong các mạng không dây thực sự là một thách thức. Một cơ chế quản lý di động mới, được gọi là MPLS di động Micro, đã được đề xuất. Cơ chế này hỗ trợ cả quản lý di động và QoS trong các mạng không dây. Đề xuất này bao gồm hai biến thể giao thức (Protocol Variant).

Biến thể thứ nhất được gọi là MPLS di động FH-Micro (gọi tắt là FH-Micro).

FH có nghĩa là chuyển giao nhanh (Fast-Handoff). FH-Micro xác định thủ tục thiết lập LSP trong một mạng con mà một MN có thể đi vào. Cơ chế này được đưa ra để giảm hiện tượng rớt dịch vụ bằng cách sử dụng các chức năng lớp liên kết L2.

Biến thể thứ hai được gọi là MPLS di động FC-Micro (gọi tắt là FC-Micro). FC

có nghĩa là chuỗi chuyển tiếp (Forwarding Chain), là một chuỗi các đường chuyển tiếp. FC-Micro được đưa ra để bám sát host di động trong miền một cách hiệu quả. Cơ chế này phù hợp với môi trường không dây có tỉ lệ di động cao, tại đó các gói tin cần được định tuyến lại một cách nhanh chóng đến các vùng mới của chúng. Để đánh giá hiệu quả của các cơ chế này, chương 3 này đưa ra các kết quả phân tích về các tham số

chi phí báo hiệu, chi phí sử dụng liên kết và hiệu suất chuyển giao. Các kết quả bằng

số và mô phỏng cho thấy những đề xuất nói trên có thể giảm đáng kể chi phí cập nhật đăng ký và hỗ trợ trễ chuyển giao thấp và tỉ lệ mất gói thấp khi đem so sánh với các cơ chế khác hiện nay (như FMIP, MIP-RR. MPLS di động, và H-MPLS).

Một phần của tài liệu quản lý di động cho các mạng wmpls (Trang 53 - 54)