Chương 3 trình bày cụ thể về cơ chế quản lý di động mới MPLS di động Micro với hai biến thể giao thức của nó. Đồng thời đưa ra các kết quả phân tích và mô phỏng so sánh giữa các cơ chế với nhau từ đó có thể thấy được ưu nhược điểm của chúng trong mỗi ứng dụng khác nhau.
KẾT LUẬN
Với những ưu điểm vượt trội, MPLS được xem là công nghệ đầy hứa hẹn trong tương lai nhằm đáp ứng nhu cầu đa dịch vụ, đa phương tiện của khách hàng.
Với mục tiêu làm sáng tỏ khả năng mở rộng của MPLS sang miền không dây, sau một thời gian nghiên cứu, đồ án đã nghiên cứu tìm hiểu được một số vấn đề sau:
Tổng quát về công nghệ chuyển mạch nhãn đa giao thức, nền tảng cho MPLS không dây sau này.
Công nghệ WMPLS và một số vấn đề liên quan trong WMPLS: Cấu trúc gói tin, các giao thức, vấn đề chuyển giao và quản lý vùng.
Giải pháp quản lý di động cho WMPLS đó là MPLS di động Micro.
Việc nghiên cứu về WMPLS vẫn đang được các tổ chức tiếp tục nghiên cứu, phát triển và hoàn thiện tiêu chuẩn. Việc hoàn thiện các tiêu chuẩn có vai trò quan trọng đối với các nhà sản xuất thiết bị, cũng như các nhà cung cấp mạng nhằm đạt được một mạng tối ưu nhất.
Một lần nữa xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo đã giúp đỡ em trong những năm tháng học tập tại trường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Joong-Moon Chung, Wireless Multiprotocol Label Switching, Viện Thông tin và Đại học Oklahoma, 2002.
[2]. Jong-Moon Chung, Kannan Srinivasan, Hooi-Miin Soo và Sang-Chul Kim, Handover control and Analysis of WMPLS Networks, Viện thông tin và Đại học Oklahoma, 2002.
[3]. Subramanian Vijayarangam và Subramanian Ganesan, An Architecture for MPLS Implementation in Wireless Networks, Đại học Oakland, Rochester, Michigan, Hội thảo IEEE, 2001.
[4]. Mahveen Azam, Sasidhar Chavali, Iyad Hamadani, Pratibha Munot và Al Putnam, Advancement of MultiProtocol Label Switching, Viện Oklahoma, tháng 12/2001.
[5]. Rami Langar, Samir Tohme và and Nizar Bouabdallah, Mobility management support and performance analysis for wireless MPLS networks, Wiley InterScience, tháng 02/2006.
[6]. Nguyễn Tiến Ban, Công nghệ chuyển mạch nhãn đa giao thức MPLS, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 1, 2003.