Sử dụng đầy đủ, chính xác thông tin

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty tnhh vkx (Trang 83 - 95)

Với nguồn thông tin bên trong.

Với nguồn thông tin nội bộ của công ty, phòng Kế toán Tài chính nên lập đủ các báo cáo tài chính – nguồn thông tin chủ yếu cho việc phân tích.

Ngoài ra, phòng kế hoạch cần có trách nhiệm đôn đốc, thường xuyên kiểm tra và cập nhật các số liệu của các phòng ban đảm bảo chính xác, đúng hạn ít nhất mỗi tháng một lần. Mặt khác, công ty nên xây dựng các chỉ tiêu tài chính theo 6 tháng để đảm bảo thông tin được thực tế hơn, giúp ban giám đốc có những quyết định kịp thời, góp phần gia tăng doanh thu. Ngoài ra, hiện nay công ty đã tiến hành triển khai hệ thống quản lý ERP – đây là một hệ thống quản lý nếu xây dựng thành công sẽ giúp ích rất lớn trong việc cung cấp tình hình tài chính công ty thường xuyên và liên tục cho các phòng ban liên quan cũng như phòng kế toán. Một đặc điểm nữa là nếu triển khai thành công hệ thống này còn giúp cho việc theo dõi các số liệu chéo giữa các phòng ban do đó đảm bảo được tính chính xác và kịp thời của thông tin cung cấp và đặc biệt giảm bớt gánh nặng cho nhân viên phòng kế toán trong việc kiêm nhiệm các công việc liên quan.

Với nguồn thông tin bên ngoài:

Nguồn thông tin bên ngoài bao gồm những thông tin về tình hình kinh tế trong nước có liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty, những thay đổi trong ngành Bưu chính viễn thông Việt Nam. Do đó, cán bộ phân tích tài chính công ty cần thực hiện theo các biện pháp sau:

- Theo dõi sự biến động của lãi suất ngân hàng cũng như tỷ giá thường xuyên vì nó ảnh hưởng tới các khoản tiền gửi, đến chi phí các khoản phải thu (cho nợ thì không thu được lãi so với đem khoản đó đi gửi ngân hàng), đến các khoản đầu tư tài chính của công ty. Do công ty thường xuyên giao dịch với khách hàng nước ngoài nên một lượng doanh thu bằng ngoại tệ USD cũng khá lớn. Do đó sự thay đổi của tỷ giá cũng ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu của công ty.

- Công ty cần thường xuyên cập nhật cơ chế quản lý tài chính của Tập đoàn bưu chính viễn thong Việt nam, trong việc quản lý tài chính của mình đảm bảo các nghĩa vụ với các bên đối tác, cập nhật các thông tin, các chỉ tiêu của các doanh nghiệp trong ngành từ đó có những so sánh, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của công ty hiện tại và tương lai.

Để có được nguồn thông tin này, các cán bộ phân tích tài chính phải theo dõi trên các phương tiện thông tin đại chúng một cách thường xuyên. Công ty nên đặt mua dài hạn các loại báo: Nhân dân, Lao động, Thời báo Kinh tế Việt Nam, Tạp chí Xây dựng, Báo Đầu tư, tạp trí công nghệ…, đặt mua hoặc đề nghị cơ quan quản lý cấp trên cung cấp các văn bản pháp luật mới ban hành liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty.

Cán bộ phân tích sử dụng nguồn thông tin này chủ yếu trong việc dự đoán nhu cầu tài chính doanh nghiệp và xây dựng phương án kinh doanh năm tới.

Đối với phương pháp phân tích tỷ lệ, hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành là thông tin quan trọng bởi đây là hệ thống chỉ tiêu phù hợp nhất cho việc lựa chọn hệ thống chỉ tiêu tham chiếu – cơ sở cho việc đánh giá kết quả phân tích theo không gian và theo thời gian. Hệ thống chỉ tiêu này là cơ sở để chúng ta đánh giá được điểm yếu và điểm mạnh của công ty theo một mức độ nào đó, xác định được vị trí của công ty trong toàn ngành để từ đó đưa ra phương hướng và giải pháp cụ thể. Hiện tại các công ty trong ngành vẫn biết được tình hình kinh doanh của nhau nhưng ở mức độ khái quát chứ không cụ thể. Hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành chưa có. Theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính, hàng năm các doanh nghiệp nhà nước phải gửi Báo cáo tài chính cho Cục quản lý tài chính

doanh nghiệp , cơ quan thuế, cơ quan thống kê. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài còn phải nộp cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Doanh nghiệp khác phải nộp báo cáo tài chính cho cơ quan thuế và cơ quan thống kê. Công ty có thể tìm các thông tin về ngành và các doanh nghiệp trong ngành, các doanh nghiệp cùng tính chất ở đây với một số đảm bảo về nguồn tin này. ở nước ta, hoạt động phân tích tài chính chưa trở thành việc làm thường xuyên và hệ thống thông tin chưa được hoàn hảo nên các chỉ tiêu ngành dù quan trọng nhưng hiện tại chỉ nên xem là tiêu chuẩn để tham khảo, ngay cả trong trường hợp sự tính toán thực sự khách quan. Chỉ có cán bộ phân tích giỏi về chuyên môn, am hiểu thị trường thì mới có thể đưa ra những nhận xét xác đáng.

Nói chung, vì các thông tin trong các báo cáo tài chính là các thông tin “tĩnh” do đó cần gắn chúng hơn với các thông tin động kể cả trong và ngoài công ty.

3.3. Một số kiến nghị 3.3.1. Về phía Nhà nước

3.3.1.1 . Kiến nghị đối với nhà nước

Kiến nghị về hoàn thiện chế độ kế toán

Nước ta đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO do vậy, ngày càng nhiều các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam do vậy Chế độ kế toán Việt Nam cần được đổi mới và hoàn thiện cho phù hợp giúp các nhà đầu tư trong và ngoài nước dễ dàng tiếp cận và hiểu thấu đáo các chuẩn mực kế toán . Trong những năm tới, xu hướng hoà nhập sẽ mạnh mẽ hơn, do đó nhà nước cần hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn kế toán Việt Nam và sớm ban hành Luật kế toán tạo cơ sở pháp lý hoàn chỉnh cho hoạt động kế toán và kiểm toán.

Kiến nghị về công tác kiểm toán, tư vấn thuế, kế toán

Công tác kiểm toán tiến hành kiểm tra tính thích hợp của việc thực hiện các chủ trương, chính sách và quy định về kế toán và tài chính ở các doanh nghiệp, góp phần lành mạnh hoá tình hình tài chính của các doanh nghiệp , giúp các

doanh nghiệp chuẩn hoá công tác kế toán và tài chính theo đúng chế độ quy định. Tuy nhiên, không phải hầu hết các cán bộ kiểm toán đều thực hiện nghiêm túc và hoàn thành tốt công tác kiểm toán như quy định. Do vậy, đòi hỏi nhà nước phải đầu tư vào công tác đào tạo kiểm toán viên một cách bài bản. Các công ty kiểm toán khi thực hiện nhiệm vụ của mình nên thực hiện đúng thời gian quy định. Bên cạnh đó Bộ Tài chính cần nhanh chóng tổng hợp các bất hợp lý do các cơ quan kiểm toán, tư vấn báo cáo để hoàn thiện hơn chế độ quản lý tài chính của doanh nghiệp nhà nước.

Kiến nghị về đào tạo cán bộ phân tích tài chính, công khai báo cáo tài chính và kiểm tra, xử lý các vi phạm

Bộ Tài chính cần có các chính sách về đào tạo, nâng cao trình độ cho các giảng viên tài chính doanh nghiệp ở các trường đại học, cao đẳng, nâng cao trình độ cho các chuyên gia phân tích tài chính, chỉ đạo mở các lớp bồi dưỡng, giảng dạy thường xuyên ở Cục, các trường đại học, cao đẳng về công tác phân tích tài chính doanh nghiệp cho các cán bộ làm công tác phân tích tài chính và những ai quan tâm đến công tác này.

Ơ nước ta, tâm lý giữ bí mật thông tin làm cho việc phân tích gặp nhiều khó khăn. Nhưng ở nước ngoài thì công khai báo cáo là việc làm hiển nhiên. Để tháo gỡ khó khăn cho công tác phân tích, Cục tài chính doanh nghiệp – Bộ Tài chính cũng nên nghiên cứu đưa quy định về công khai báo cáo tài chính vào văn bản pháp luật để các doanh nghiệp bắt buộc thực hiện, xây dựng hệ thống kiểm tra tình hình tài chính doanh nghiệp, nghiêm khắc xử lý hiện tượng thay đổi số liệu tài chính, tham ô, tham nhũng hoặc chiếm dụng tài sản của nhà nước

3.3.2. Về phía ngành liên quan

Kiến nghị với cơ quan quản lý cấp trên (Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam, Bộ thôn tin và truyền thông Việt nam)

- Sự phụ thuộc vào cấp trên khác tuy có đem lại nhiều thuận lợi trong việc tìm kiếm cơ hội kinh doanh, được hỗ trợ về vốn, về nhân lực… nhưng cũng gây ra một số trở ngại cho quá trình kinh doanh của công ty. Sự ưu đãi hỗ trợ trong

hầu hết các lĩnh vực cũng đồng nghĩa tính độc lập, tự chủ về hoạt động, về tài chính không cao. Chẳng hạn các quyết định đầu tư phải tuân theo kế hoạch của Tổng công ty, đợi Tổng công ty phê duyệt, cấp vốn, thời gian quá lâu sẽ làm lỡ cơ hội đầu tư, đến khả năng sinh lợi của đầu tư. Và xa hơn Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam nên nghiên cứu hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các công ty thành viên của mình để đảm bảo tính tự chủ sáng tạo của các công ty con, tránh can thiệp sâu vào mọi hoạt động.

- Sự biến động về tổ chức liên tục cũng làm thay đổi các chỉ tiêu trong các báo cáo tài chính gây ra sự không ổn định về thông tin, nhân sự, đánh giá không chính xác về tình hình tài chính. Tổng công ty cần xem xét phương án tổ chức tốt nhất cho công ty để thay đổi một lần, từ đó các CBCNV sẽ chuyên tâm làm việc hơn, thông tin sử dụng trong phân tích cũng thay đổi nhưng là vì hoạt động kinh doanh chứ không vì tổ chức, vì thế sẽ dễ dàng đánh giá hơn.

KẾT LUẬN

Nền kinh tế theo cơ chế thị trường của Việt Nam hiện nay với sự cạnh tranh, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế tạo cơ hội cho nhiều doanh nghiệp vươn lên để khẳng định mình. Đặc biệt trong các ngành công nghệ cao như Viễn thông công nghệ luôn thay đổi một cách hết sức chóng mặt. Do vậy, các công ty muốn bám trụ được trên thị trường phải không ngừng áp dụng các công nghệ mới, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Để doanh nghiệp tồn tại và phát triển được đòi hỏi nhà quản lý doanh nghiệp phải có những quyết định đúng đắn trên cơ sở lấy hiệu quả sản xuất, kinh doanh làm mục tiêu hàng đầu. Vì thế phân tích tài chính doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng đối với các doanh nghiệp.

Sau một thời gian nghiên cứu, tôi nhận thấy công tác phân tích tài chính tại công ty TNHHVKX là rất cần thết, nhất là trong giai đoạn cạnh tranh hết sức gay gắt của thị trường viễn thông, trong điều kiện khan hiếm các nguồn lực tài chính. Phân tích tài chính có ý nghĩa to lớn trong việc huy động và sử dụng vốn, đầu tư và bán hàng, đặc biệt là chính sách tín dụng vì công ty là một doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp rất lớn – công ty không chỉ cần hiểu mình mà cần phải hiểu cả khách hàng. Công ty cũng cần phải hiểu đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, do những hạn chế về thông tin hiện nay và do chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của phân tích tài chính do vẫn chịu ảnh hưởng từ công tác kế toán doanh nghiệp nhà nước của công ty mẹ - Tập đoàn Bưu Chính viễn thông Việt Nam nên việc phân tích tài chính tại công ty chưa được thực sự chú trọng còn rất sơ sài, không được tiến hành thường xuyên.

Qua bài viết, tác giả cũng hi vọng sẽ giúp người đọc hiểu thêm về tình hình phân tích tài chính hiện tại ở công ty đồng thời đưa ra một số giải pháp rất thiết thực góp phần nâng cao hiệu quả công tác phân tích tài chính của công ty trong tương lai, góp phần to lớn vào việc phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu:

1. Lưu Thị Hương (2006) - Phân tích quản trị tài chính - NXB Tài chính, Hà Nội.

2. Nguyễn Công Bình và Đặng Kim Cương (2008) - Phân tích báo cáo tài chính (lý thuyết bài tập và bài giải) - NXB Giao thông vận tải, Tp.HCM . 3. Nguyễn Đăng Nam (2001) - Quản trị tài chính doanh nghiệp - NXB Tài

chính, Hà Nội.

4. Nguyễn Năng Phúc (2007) - Phân tích kinh doanh lý thuyết và thực hành - NXB Tài chính, Hà Nội.

5. Nguyễn Thị Mỵ, Phan Đức Dũng (2008)- Phân tích hoạt động kinh doanh

- NXB Thống kê, Hà Nội.

6. Nguyễn Trọng Cơ (2005) - Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp - NXB Tài chính, Hà Nội

7. Nguyễn Văn Công (2005) - Chuyên khảo về Báo cáo Tài chính và lập, đọc, kiểm tra, phân tích Báo cáo Tài chính - NXB Tài chính, Hà Nội.

8. NXB Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội (2008) - Giáo trình phân tích báo cáo tài chính.

9. NXB Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội (2007) - Tài chính doanh nghiệp. 10. Phạm Thị Gái (2004) - Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh - NXB

Thống kê, Hà Nội.

11. Phạm Văn Dược, Đặng Thị Kim Cương (1997) - Phân tích hoạt động kinh doanh - NXB Thống kê, Hà Nội.

12. Phan Quang Niệm (2007) - Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh - NXB Thống Kê, Hà Nội.

13. Tạp chí Kinh tế và Phát triển số 138 tháng 12 năm 2008, Hà Nội

Trang web:

1. Website công ty TNHHVKX: www.vkx.com.vn 2. Website: www.saga.vn -> Taichinh/ Kithuattaichinh/

Tài sản Mã số 31.12.2006 31.12.2007 31.12.2008 31.12.2009 31.12.2010

A. Tài sản ngắn hạn 100 283,584 106,691 222,024 196,136 211,432

I. Tiền và các khoản tương đương tiền 110 13,605 17,078 6,485 29,691 25,589

1. Tiền 111 13,605 17,078 6,485 29,691 25,589

III. Các khoản phải thu ngắn hạn 130 242,748 66,237 142,044 99,240 128,050

1. Phải thu khách hàng 131 239,654 65,325 110,685 82,116 112,714

2. Trả trước cho người bán 132 - 72 21,352 14,357 12,897

3.Phải thu theo tiến độ hợp đồng xây dựng 134 4,092

5. Các khoản phải thu khác 135 1,107 3,449 11,198 2,918 5,320

6. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi 139 (2,105) (2,608) (1,192) (150) (2,881)

IV. Hàng tồn kho 140 26,826 21,809 64,955 43,939 29,737

1. Hàng tồn kho 141 30,619 25,602 69,387 46,033 34,182

2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 149 (3,793) (3,793) (4,432) (2,093) (4,444)

V. Tài sản ngắn hạn khác 150 404 1,567 8,540 23,265 28,055

1. Chi phí trả trước ngắn hạn 151 - - - 3,841 1,183

2. Thuế GTGT được khấu trừ 152 - - 531,039,241 7,151 2,235

3. Thuế và các khoản phải thu Nhà nước 154 - 689 71 586 378

4. Tài sản ngắn hạn khác 158 404 878 7,938 11,687 24,259

B. Tài sản dài hạn 200 35,046 39,353 45,389 33,998 25,839

II. Tài sản cố định 220 33,926 38,061 42,140 33,476 25,839

1. Tài sản cố định hữu hình 221 33.838 30,989 30,997 25,398 18,475

- Nguyên giá 228 14,497 14,497 16,309 20,317 20,346

- Giá trị hao mòn lũy kế 229 (14,497) (14,497) (14,497) (14,968) (16,007)

4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 52 7,073 9,332 2,729 3,026

V. Tài sản dài hạn khác 260 1,139 1,292 3,249 522 -

2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 262 1,139 1,292 3,249 522 -

Tổng cộng tài sản 270 318,648 146,044 267,413 230,133 237,271

Nguồn vốn Mã số 31/12/2006 31/12/2007 31/12/2008 31/12/2009 31/12/2010

A, Nợ phải trả 300 205,005 22,835 128,301 107,128 106,809

I, Nợ ngắn hạn 310 204,836 22,835 128,301 107,128 106,809

1, Vay và nợ ngắn hạn 8,105 - 7,729

2, Phải trả người bán 312 170,229 6,728 75,229 82,462 39,400

3, Người mua trả tiền trước 313 8 70 3,378 1,060 -

4, Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 314 8,326 712 3,641 926 -

5, Phải trả người lao động 315 - - - 526 -

6, Chi phí phải trả 316 15,452 12,916 32,486 4,754 42,398

9, Các khoản phải trả, phải nộp khác 319 2,716 2,409 5,839 10,212 21,328

11, Quỹ khen thưởng, phúc lợi 323 - 7,186,421,399 3,683,094,969

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty tnhh vkx (Trang 83 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w