1.1.4.1.Khái niệm hoàn thiện công tác phân tích tài chính
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính thể hiện công tác phân tích tài chính tại doanh nghiệp được phân tích theo một quy trình hoàn chỉnh, với đầy đủ các nội dung phân tích đồng thời lựa chọn được phương pháp phân tích phù hợp với thời gian và chi phí hợp lý. Hoạt động phân tích tài chính tại doanh nghiệp phải đảm bảo cung cấp thông tin một cách tổng quát về tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của đơn vị và đưa ra định hướng trong tương lai cho đơn vị kinh doanh. Ngoài ra các thông tin về tài chính của công ty được công khai minh bạch, cũng như được công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin để đảm bảo việc tiếp cận các thông tin tài chính là nhanh nhất và dễ dàng nhất.
1.1.4.2.Các chỉ tiêu đánh giá mức độ hoàn thiện công tác phân tích tài chính.
Như quan điểm về hoàn thiện công tác phân tích tài chính ở trên chúng ta có thể đưa ra các tiêu chí để đánh giá mức độ hoàn thiện của công tác phân tích tài chính tại công ty TNHH như sau:
•Số lượng các chỉ tiêu sử dụng để phân tích tài chính:
Để đánh giá công tác phân tích tài chính tại công ty đã hoàn thiện hay chưa chúng ta có thể căn cứ vào số lượng các chỉ tiêu tài chính được sử dụng để phân tích tài chính tại công ty.
Cụ thể, đối với các công ty TNHH cũng như các loại hình doanh nghiệp khác các báo cáo tài chính nhằm cung cấp thông tin cho các đối tượng: Nhà quản trị doanh nghiệp, các nhà đầu tư, khách hàng, các chủ nợ cũng như cán bộ công nhân viên trong công ty… do vậy, các chỉ tiêu tài chính phải cung cấp đầy đủ các thông tin cho các đối tượng hữu quan. Các chỉ tiêu tài chính được phân tích trong báo cáo tài chính ít nhất phải phân tích được 15 chỉ tiêu trở lên mới có thể đảm bảo cung cấp một cách tổng quan các thông tin về tình hình kinh doanh của
công ty cho các bên liên quan: Các chỉ tiêu vể khả năng thanh toán, các chỉ tiêu về tình hình sử dụng vốn, khả năng cân đối vốn, các chỉ tiêu về khả năng sinh lời… các các chỉ tiêu tài chính không thể thiếu trong hoạt động phân tích của công ty.
Tuy nhiên, không phải cứ phân tích càng nhiều các chỉ tiêu tài chính là càng tốt. Các cán bộ phân tích tài chính cần căn cứ vào quy mô, lĩnh vực hoạt động, nhu cầu thông tin của các đối tượng liên quan, mục đích của việc phân tích các chỉ tiêu tài chính đưa ra để từ đó lựa chọn các chỉ tiêu nào là cần thiết, quan trọng nhằm giảm thiểu chi phí cho doanh nghiệp, giúp cho hoạt động phân tích tài chính có trọng tâm không giàn trải.
•Số lượng các báo cáo tài chính được lập:
Như chúng ta đã biết trong hoạt động phân tích tài chính có bốn báo cáo tài chính cực kỳ quan trọng, phản ánh toàn bộ bức tranh doanh nghiệp. Đồng thời, các báo cáo tài chính cũng chính là gốc, rễ cho việc đưa ra các chỉ tiêu tài chính để phân tích. Bốn báo cáo tài chính bao gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và các thuyết minh báo cáo tài chính. Hiện tại ở các doanh nghiệp hầu hết mới chỉ chú trọng hai báo cáo: Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Do vậy, mức độ đầy đủ của các báo cáo tài chính này cũng thể hiện sự hoàn thiện của công tác phân tích tài chính tại doanh nghiệp.
• Số lượng các chỉ tiêu tài chính trung bình ngành.
Bất cứ một doanh nghiệp nào( Trừ các doanh nghiệp độc quyền) đều chịu sự chi phối của các doanh nghiệp trong ngành: Các đối thủ cạnh tranh hay các nhà cung cấp…Do vậy, việc sử dụng các chỉ tiêu tài chính trung bình của ngành để đưa vào phân tích, làm tham chiếu là hết sức cần thiết. Việc sử dụng các chỉ tiêu trung bình ngành làm tham chiếu giúp công ty đánh giá được chỉ tiêu mình sử dụng có hợp lý hay không, đồng thời giúp cho việc phân tích tài chính không chỉ theo thời gian mà còn cả theo không gian.
Để đánh giá mức độ hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty, tần suất phân tích tài chính tại doanh nghiệp cũng là một chỉ tiêu hết sức quan trọng. Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp chỉ tiến hành phân tích tài chính doanh nghiệp một năm một lần, thường là cuối năm sau khi hoàn thiện 4 báo cáo tài chính, trên cơ sở đó các doanh nghiệp mới tiến hành phân tích các chỉ tiêu tài chính để đánh giá doanh nghiệp trong 1 năm vừa qua so với kế hoạch đề ra, so với năm trước như thế nào. Như vậy, thông tin cung cấp cho các đối tượng hữu quan chưa được cập nhật liên tục, chưa là căn cứ cho việc ra quyết định tức thời của người sử dụng. Các thông tin đôi khi phản ảnh không sát với thực tế kinh doanh của doanh nghiệp tại thời điểm ra quyết định. Do vậy, để khắc những hạn chế đó các doanh nghiệp cần tiến hành phân tích các chỉ tiêu tài chính theo quý thậm chí theo tháng sẽ giúp cho các thông tin trong báo cáo tài chính được cập nhật liên tục, tránh sai sót trong khâu nhập liệu. Hiện nay, việc triển khai hệ thống ERP trong doanh nghiệp, các báo cáo tài chính còn được cập nhật theo tuần giúp nhà quản trị luôn nắm được tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó có kế hoạch tài trợ hợp lý, đảm bảo tài chính vững mạnh, mang lại hiệu quả kinh doanh cao.
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp. 1.2.1. Những nhân tố chủ quan.
1.2.1.1. Chất lượng những thông tin được sử dụng trong phân tích tài chính:
Trong phân tích tài chính, nguồn thông tin quan trọng nhất được sử dụng đó chính là các báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Những thông tin này phải được bảo đảm những yêu cầu cơ bản là phù hợp và đáng tin cậy.
Trước hết, báo cáo tài chính phải cung cấp những thông tin mang tính chất đánh giá tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh và những thông tin mang tính chất dự báo về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Chúng phải được thu thập và thống kê trong những giai đoạn phù hợp và được cung cấp một cách kịp thời cho người sử dụng.
Hơn nữa, những thông tin này cần phải được dựa trên những bằng chứng khách quan, những con số chính xác, phản ánh trung thực tình hình tài chính của doanh nghiệp và có thể thẩm định được.
Nếu những yêu cầu về chất lượng của những thông tin đưa vào sử dụng không được đảm bảo, chúng sẽ trở nên vô ích và dẫn đến việc đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp bị méo mó, sai sự thực. Đây chính là nguồn gốc dẫn đến những sai lầm nghiêm trọng trong hệ thống quản lý doanh nghiệp
1.2.1.2. Trình độ cán bộ phân tích tài chính tại doanh nghiệp
Thu thập thông tin và lập báo cáo tài chính là một quá trình mang tính tổng hợp, đòi hỏi trình độ cán bộ tác nghiệp và sự thống nhất về thông tin trong doanh nghiệp. phân tích tài chính phải đáp ứng được các yêu cầu quản lý của Nhà nước và cung cấp đầy đủ những thông tin kế toán cho quản trị doanh nghiệp, các nhà đầu tư và các nhà cho vay, các cổ đông, người lao động và các đối tượng quan tâm khác. Chính vì vậy, tính chính xác của thông tin và trình độ nghiệp vụ của bản thân cán bộ làm phân tích tài chính và đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế nói chung cần phải đảm bảo những yêu cầu nhất định, từ đó xác lập độ tin cậy của báo cáo, của những con số, những thông tin trong báo cáo đưa ra
Ngoài ra, từ tình hình thực tế của doanh nghiệp, như ví dụ cụ thể ở đây là một công ty cổ phần đầu tư xây dựng, có quy mô nhỏ, đặc trưng riêng, tuy đã cổ phần hóa song công tác phân tích tài chính chưa được đạt đúng tầm quan trọng của nó. Việc lập báo cáo tài chính tuy được xây dựng hàng năm theo niên kế, song những chỉ tiêu và phạm vi nghiên cứu phân tích ở một số doanh nghiệp nhỏ vẫn còn rất hạn chế. Việc phân tích những chỉ tiêu tài chính bổ sung đôi khi chỉ được thực hiện khi có yêu cầu, ví dụ như khi đi vay,... Điều này cũng có những ảnh hưởng nhất định đến chất lượng báo cáo tài chính tại công ty.
1.2.1.3. Việc lựa chọn phương pháp và hệ thống chỉ tiêu phân tích:
Khi tiến hành lựa chọn phương pháp và hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính, cán bộ phân tích tài chính cần phải nắm vững những đặc điểm của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó mới có thể lựa chọn được những phương pháp đúng đắn, phù hợp, xây dựng và tính toán những chỉ tiêu có thể sử dụng được và đáng tin cậy. Ngoài ra, hệ thống chỉ tiêu phải phù hợp với chế độ kế toán thống kê hiện hành, tuân theo quy định của nhà nước, đảm bảo cung cấp đầy đủ những chỉ số, những đánh giá có giá trị cao.
đánh giá một cách đúng đắn và thực hiện nghiêm túc thì báo cáo tài chính và các thông tin kèm theo sẽ trở nên kém hữu hiệu, thậm chí là vô ích. Điều này sẽ gây khó khăn và rối loạn thông tin cho nhà quản lý tài chính, quản lý doanh nghiệp, hay các đối tượng quan tâm khác.
1.2.2. Những nhân tố khách quan
1.2.2.1.Khuôn khổ pháp lý, cơ chế chính sách
Đây là một yếu tố có ảnh hưởng tương đối lớn đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Luật pháp yêu cầu các doanh nghiệp hoạt động đều phải có báo cáo tài chính phù hợp với quy mô và đảm bảo yêu cầu pháp lý của Nhà nước trong lĩnh vực này. Ví dụ như: doanh nghiệp phải lập báo cáo tài chính với đầy đủ nội dung theo yêu cầu trong từng năm kế toán, các báo cáo tài chính này phải được kiểm toán đầy đủ trước khi đưa ra công bố chính thức...
Môi trường pháp lý có rõ ràng và chặt chẽ hay không sẽ có tác động đến hoạt động phân tích tài chính của doanh nghiệp. Ngoài ra, nó còn có những ảnh hưởng nhất định đối với hoạt động này, có thể theo hướng tiêu cực hoặc tích cực. Việc tạo ra khuôn khổ pháp lý phù hợp trong lĩnh vực tài chính sẽ giúp cho các doanh nghiệp có định hướng rõ ràng hơn.
1.2.2.2.Khoa học công nghệ
Trong thời đại khoa học hiện đại trở nên phổ biến và phát triển như hiện nay, việc ứng dụng các thành quả công nghệ thông tin có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng, cập nhật các thông tin và những sáng chế mới, giúp cho doanh nghiệp có khả năng phát triển một cách vững vàng.
Hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp cũng không nằm ngoài quy luật đó. Việc ứng dụng những phần mềm thống kê, thu thập số liệu, phân tích tài chính, phần mềm kế toán hiện đại sẽ giúp cho doanh nghiệp nâng cao được độ chính xác của các thông tin, các con số tính toán, các chỉ số quan trọng trong báo cáo tài chính. Từ đó, các báo cáo tài chính sẽ trở nên đáng tin cậy hơn, đưa ra được tình hình thực tế hoạt động tài chính hiện tại của doanh nghiệp, cung cấp cái nhìn đúng đắn cho những nhà quản trị doanh nghiệp, quản lý Nhà nước, những đối tượng quan tâm khác đến báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
thể chế chính trị - xã hội cũng là những nguyên nhân khách quan cần xem xét trong quá trình phân tích tài chính doanh nghiệp.
Nhận thức đúng đắn những nhân tố ảnh hưởng đến công tác phân tích tài chính sẽ giúp cho doanh nghiệp có cái nhìn khách quan và chủ động trong việc sử dụng và điều chỉnh những thông tin, những phương pháp và công cụ sử dụng trong quá trình phân tích, từ đó nâng cao chất lượng báo cáo, độ tin cậy và sự phù hợp của báo cáo tài chính.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH VKX
2.1. Tổng quan về Công ty TNHH VKX
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty TNHH VKX
Năm 1994, Công ty VKX được thành lập theo Giấy phép của Ủy ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư với số vốn đầu tư là 4.000.000 USD.
Từ năm 1995, với tổng đài STAREX-VK đầu tiên nối mạng tại Bắc Ninh, VKX đã trưởng thành trong nội địa và thế giới (với tổng giá trị 4.000.000 Đô-la Mỹ, xuất khẩu tới thị trường Châu Âu), cung cấp được gần 400.000 số thuê bao.
Công ty VKX đã xuất sang Hàn Quốc phần mềm cải tiến tính năng hoạt động của hệ thống tổng đài STAREX-VK trị giá 200.000 Đô-la Mỹ.
Công ty đã nghiên cứu, hoàn thiện đưa vào sản xuất tổng đài vệ tinh kiểu mới RSE của hệ thống tổng đài STAREX-VK phù hợp với mạng viễn thông Việt Nam.
Đến nay, Công ty VKX đã đưa vào hoạt động trên hệ thống viễn thông của Việt Nam 13 hệ thống tổng đài lớn (với tổng dung lượng gần 2 triệu lines)
Tháng 7/1996 tăng vốn lên 7.000.000 USD. Tháng 9/2002 tăng vốn lên 10.000.000 USD và kéo dài thời hạn liên doanh từ 10 năm lên 20 năm.
Năm 1999: Triển khai giao diện V5.2 và thiết bị truy nhập STARDLC- 750 cho tổng đài VK của mạng VNPT.
Tháng 6/1999: Nhận chứng chỉ ISO 9001 và nhận bằng khen của Chính phủ, khánh thành toà nhà chính công ty.
Năm 2000: Triển khai thiết bị WLL công nghệ CDMA cho mạng VNPT.
nước; Khai chương dây chuyền SMT.
Năm 2005: Thí nghiệm thành công thiết bị truy nhập MSAN TAM CS 1000 tại Việt Nam.
Tháng 3/2006 xuất khẩu lô hàng SLT đầu tiên sang Philippine.
Năm 2007: Triển khai thí nghiệm thành công thiết bị NGN tại Việt Nam.
Tháng 4/2008: Khai trương Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển với qui mô trên 300 nhân sự; chuyên nghiên cứu, phát triển và kinh doanh các phần mềm cho các hệ thống tổng đài và thiết bị mạng thế hệ mới; các phần mềm máy tính, các giải pháp mạng và hệ thống, các dịch vụ công nghệ thông tin khác có liên quan.
Tháng 7 năm 2008 đổi tên thành công ty TNHH VKX
Tháng 6 năm 2009 kỷ niệm 15 năm thành lập công ty và đón nhận huy chương lao động hạng nhì.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức Công ty TNHH VKX
BAN TỔNG GIÁM ĐỐC CÔNG TY CHIEF FINANCIAL OFFICER PHÒNG QUẢN TRỊ & PT THƯƠNG HIỆU PHÒNG TÀI CHÍNH NHÓM SP&MT PHÒNG EB PHÒNG NPI/LCM PHÒNG SO CHIEF MARKETING OFFICER CHIEF OPERATING OFFICER CHIEF OF R&D CENTER HEAD OF PRODUCTION & SVC PHÒNG KẾ HOẠCH PHÒNG DỊCH VỤ KỸ THUẬT PHÒNG SẢN XUẤT PHÒNG QA PHÒNG CN PHÒNG ES PHÒNG GIẢI PHÁP PHÒNG QUANG HỆ KHÁCH KHẦNG
Sơ đồ 2.1: Tổ chức của Công ty TNHH VKX
Ban Tổng Giám đốc Công ty đã thiết lập các quá trình trao đổi thông tin trong tổ chức và các quá trình trao đổi này được thể hiện trong các quy trình của Hệ thống quản lý chất lượng của Công ty, cũng như trong các dạng tài liệu khác có liên quan (Bảng mô tả trách nhiệm, quyền hạn; các hướng dẫn công việc khi triển khai, các cơ chế báo cáo và thu thập thông tin…)
2.1.3. Tổ chức Bộ máy kế toán và Công tác kế toán của Công ty
Bộ máy kế toán tại công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến, nghĩa là kế toán trưởng trực tiếp điều hành các nhân viên kế toán phần hành không thông