0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

Quan hệ chính trị

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU MỐI QUAN HỆ GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC KHU VỰC NAM MỸ (Trang 29 -33 )

Chính giới và nhân dân Uruguay có cảm tình và ủng hộ sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, tự do trước đây cũng như thành tựu xây dựng đất nước hiện nay của Việt Nam. Cuối năm 2005, Việt Nam và Uruguay kết thúc đàm phán về việc Việt Nam gia nhập WTO. Năm 2007, Uruguay ủng hộ ta ứng cử Uỷ viên không thường trực Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc khoá 2008-2009. Tổng thống Uruguay dự kiến thăm chính thức Việt Nam trong tháng 11/2007; hai nước đang trao đổi đi đến ký kết nhân dịp chuyến thăm Hiệp định Hợp tác khung cấp Chính phủ, Hiệp định miễn thị thực cho người mang hộ chiếu Ngoại giao và Công vụ, Bản ghi nhớ về thiết lập cơ chế tham khảo giữa hai Bộ Ngoại giao.

2.11.3. Quan hệ thương mại

Quan hệ hữu nghị giữa hai nước phát triển tốt. Quan hệ kinh tế thương mại chưa nhiều, chưa có hiệp định nào được ký kết, việc trao đổi các đoàn giữa hai bên ít. Mấy năm gần đây, doanh nghiệp hai nước bắt đầu có mối liên hệ với nhau.

Tháng 11/2007, Tổng thống Tabare Vazquez, nguyên thủ đầu tiên của Uruguay thăm chính thức Việt Nam, đánh dấu cột mốc mới quan trọng trong quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai nước. Nhân dịp này, hai nước đã ký Hiệp định khung về hợp tác, Hiệp định miễn thị thực cho người mang hộ chiếu ngoại giao hoặc công vụ và Bản ghi nhớ về cơ chế tham khảo giữa hai Bộ Ngoại giao.

Quan hệ thương mại Việt Nam - Uruguay phát triển còn khiêm tốn và Uruguay luôn xuất siêu. Năm 2006, trao đổi thương mại hai chiều đạt 14,86 triệu đôla, trong đó Việt Nam xuất sang Uruguay số lượng hàng hóa trị giá 2,33 triệu USD, chiếm 0,1% tổng giá trị hàng nhập khẩu của nước này; và nhập của Uruguay 12,53 triệu USD, chiếm 0,3% tổng giá trị hàng xuất của Uruguay (số liệu của Hải quan Uruguay). Năm 2007 trao đổi thương mại hai chiều giữa hai nước đạt 27,026% (tăng 82%, Uruguay tiếp tục xuất siêu); trong đó Việt Nam xuất 4,085 triệu USD và nhập 22,94 triệu USD, chiếm tương ứng 0,075% giá trị nhập khẩu và 0,49% giá trị xuất khẩu của Uruguay (số liệu của Hải quan Uruguay).

Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam gồm giày thể thao, quần áo, sợi tổng hợp, vali túi xách, hàng thủ công mỹ nghệ, dừa khô. Mặt hàng chủ yếu Việt Nam nhập của Uruguay gồm thịt bò, da thuộc, gỗ nguyên liệu, sợi len, sữa, mực ống, phụ phẩm gia súc, dược liệu.

Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam và Uruguay

Đơn vị : USD

Năm 2008 2009 2010 6 tháng 2011

XK 9.220.631 8.652.882 16.354.534 14.286.908 NK 42.662.422 30.509.168 48.269.419 17.110.782 XNK 51.883.053 39.162.050 64.623.954 31.397.690

Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Uruguay năm 2010

Mặt hàng Đơn vị lượngKhối Trị giáUSD

Giày dép các loại USD 0 5.504.033

Hàng thủy sản USD 0 3.453.357

Túi xách, ví, vali, mũ và ô dù USD 0 1.024.920

Hàng rau quả USD 0 513.778

Linh kiện, phụ tùng ô tô khác USD 0 266.373

Máy vi tính, Sản phẩm điện tử & linh kiện

USD

0 131.952

Sản phẩm mây, tre, cói và thảm USD 0 131.759

Sản phẩm từ chất dẻo USD 0 125.127

Gỗ và Sản phẩm từ gỗ USD 0 92.038

Cao su Tấn 37 87.238

Sản phẩm từ cao su USD 0 77.946

Chất dẻo nguyên liệu Tấn 33 66.578

Sản phẩm từ sắt thép USD 0 64.274

Máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng USD 0 62.058

Vải các loại USD 0 41.035

Linh kiện và phụ tùng xe máy USD 0 27.261

Sản phẩm gốm, sứ USD 0 18.550

Các mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam từ Uruguay năm 2010

Mặt hàng Đơn vị lượngKhối Trị giáUSD

Gỗ và sản phẩm từ gỗ USD 0 18,867,061

Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày USD 0 11,941,736

Dược phẩm USD 0 3,752,730

Lúa mỳ Tấn 14,804 3,420,962

Sữa và sản phẩm từ sữa USD 0 2,327,681

Nguyên phụ liệu dược phẩm USD 0 316,551

Sản phẩm hóa chất USD 0 121,512

Máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện USD 0 56,110

Vải các loại USD 0 15,301

Máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng USD 0 104

Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Uruguay 6 tháng đầu năm 2011

Mặt hàng Đơn vị lượngKhối Trị giáUSD

Giày dép các loại USD 0 4,359,722

Sản phẩm dệt, may USD 0 1,921,009

Hàng thủy sản USD 0 1,877,200

Máy vi tính, Sản phẩm điện tử & linh kiện USD 0 957,057

Túi xách, ví, vali, mũ và ô dù USD 0 420,460

Điện thoại các loại và linh kiện USD 0

Chất dẻo nguyên liệu Tấn 44 98,560

Xơ, sợi dệt các loại Tấn 57 92,109

Linh kiện, phụ tùng ô tô khác USD 0 69,943

Sản phẩm mây, tre, cói và thảm USD 0 41,251

Sản phẩm từ gỗ USD 0 31,297

Sản phẩm gốm, sứ USD 0 10,070

Sản phẩm từ chất dẻo USD 0 6,853

Sản phẩm từ sắt thép USD 0 4,364

Phương tiện vận tải khác & phụ tùng USD 0 1,620

Sản phẩm hóa chất USD 0 396

Gỗ USD 0 220

Máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng USD 0 104

Các mặt hàng nhập khẩu chính của việt Nam từ Uruguay 6 tháng đầu năm 2011

Mặt hàng Đơn vị lượngKhối Trị giáUSD

Gỗ và sản phẩm từ gỗ USD 0 7,341,436

Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày USD 0 4,448,599

Dược phẩm USD 0 2,208,195

Sửa và sản phẩm từ sữa USD 0 1,245,583

Phế liệu sắt thép Tấn 1,221 499,077

Vải các loại USD 0 178,413

Hàng thủy sản USD 0 133,151

Máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng USD 0 86,400

Sản phẩm hóa chất USD 0 18,265

Thức ăn gia súc và nguyên liệu USD 0 1,938

2.11.4.Quan hệ đầu tư

FDI : U-ru-guay có 1 dự án FDI trị giá 100.000 USD tại ViệtNam, đứng

thứ 90 trên tổng số 93 nước lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam

ODA : Chưa có

2.11.5. Những thuận lợi và khó khăn

Thuận lợi :

Hai bên có nhiều tiềm năng có thể hợp tác và bổ trợ lẫn nhau, nhất là trên các lĩnh vực chăn nuôi, nônglâm nghiệp, công nghệ sinh học, văn hóa, thể thao…

Xa cách về địa lý và thiếu thông tin, thương mại giữa hai nước nhiều khâu còn phải qua nước thứ ba hoặc gián tiếp

2.12.Việt Nam – Venezuela 2.12.1. Quan hệ ngoại giao

Trong thời kỳ kháng chiến cứu nước của nhân dân Việt Nam, phong trào đoàn kết và ủng hộ Việt Nam phát triển mạnh và rộng khắp ở Vê-nê-xu-ê-la. Một trong những biểu hiện sinh động của phong trào này là sự kiện các du kích quân Vê-nê-xu-ê-la đã bắt trung tá tình báo Mỹ Xmo-len để đánh đổi tự do cho Anh hùng Nguyễn Văn Trỗi. Hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 18/12/1989; Việt Nam mở ĐSQ tại Ca-ra-cát tháng 9/2005 và Vê-nê-xu-ê-la mở ĐSQ tại Hà Nội tháng 1/2006.

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU MỐI QUAN HỆ GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC KHU VỰC NAM MỸ (Trang 29 -33 )

×