2.9.1. Quan hệ ngoại giao
Trong lịch sử, Peru là một trong những nước Mỹ Latinh có phong trào quần chúng mạnh mẽ ủng hộ cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Việt Nam. Nhân dân và Chính phủ tiến bộ của Tổng thống Velasco ở Peru đã nhiều lần bày tỏ thiện cảm và ủng hộ cuộc đấu tranh của đấu tranh của nhân dân ta bằng nhiều hình thức. Tháng 1/1973, Tổng thống Velasco gửi thư chúc mừng thắng lợi của Việt Nam đến Chủ tịch Tôn Đức Thắng nhân ký Hiệp định Hòa bình Paris. Trên các diễn đàn quốc tế, Peru đã nhiều lần bày tỏ sự ủng hộ đối với Việt Nam. Tháng 2/1974, Peru (cùng với Cuba) là 2 nước Mỹ Latinh duy nhất đã bỏ phiếu thuận ủng hộ Chính phủ Cách
mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam được tham dự hội nghị “Tái xác định và phát triển Luật nhân đạo quốc tế áp dụng trong các cuộc xung đột vũ trang”. Peru đã cử đoàn vào dự hội nghị Công đoàn, Phụ nữ Việt Nam.
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Peru chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 14/11/1994. Đại sứ quán Việt Nam tại Chile kiêm nhiệm Peru và Đại sứ quán Peru tại Thái Lan kiêm nhiệm Việt Nam.
Trao đổi đoàn:
- Về phía Pê-ru sang thăm Việt nam có : Tổng thống An-béc-tô Phu-hi-mô-ri (7/1998), Bộ trưởng Ngoại giao Ô-xca Mau-rơ-tu-a (2/2006) thăm Việt Nam, Phó Tổng thống Lu-ít Gi-am Pi-ê-tơ-ri dự Hội Nghị Cấp Cao APEC 14 tại Hà Nội (11/2006) và Chủ tịch Đảng Cộng Sản Pê-ru-Tổ quốc đỏ (PCdelP) Alberto Moreno Rojad thăm và làm việc tại Việt Nam (19-27/7/2010).
- Về phía Việt Nam sang thăm Pê-ru có : Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm (9/1999), Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên (5/1998), Đặc phái viên của Thủ tướng - Thứ trưởng Ngoại giao Lê Văn Bàng (3/2007) thăm Pê- ru. Quý III/2007, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Tổng thống A. Gác-xi-a đã trao đổi thư, khẳng định mong muốn tăng cường quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa hai nước, nhất là về kinh tế-thương mại và năng lượng. Ngày 5/12/2007, Tổng thống Pê-ru A.Gác-xi-a tuyên bố công nhận Quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam. Tháng 11/2008, nhân dịp dự Hội Nghị Cấp Cao APEC 16 tại Pê-ru, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết gặp gỡ Tổng thống A. Gác-xi-a. Pê-ru đánh giá cao những thành tựu của công cuộc Đổi mới mong muốn học tập kinh nghiệm của Việt Nam trong các lĩnh vực chính sách xã hội, xoá đói, giảm nghèo, giáo dục, đào tạo và vận dụng khoa học công nghệ phát triển kinh tế.
Cũng tại Tại Hội nghị APEC lần thứ 16 tại thủ đô Lima, Peru trong năm 2008, Việt Nam và Peru đã thống nhất sẽ lập cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở Lima và của Pêru ở thành phố Hồ Chí Minh. Trong bối cảnh tình hình quốc tế diễn biến phức tạp, hai nước cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa tại các tổ chức và diễn đàn quốc tế mà hai nước cùng là thành viên như Liên hợp quốc, APEC, FEALAC…
Ngày 3/7/1998, Hiệp Định Hợp Tác Kinh Tế và Thương Mại giữa hai nước được ký kết. Giữa Việt Nam và Peru đã có Hiệp định khung về nông nghiệp, thủy sản, đầu tư, khoa học kỹ thuật. Trao đổi thương mại song phương tuy còn ở mức thấp và phần nhiều là qua trung gian nhưng có xu hướng gia tăng. Peru là một thị trường tương đối phù hợp với trình độ và quy mô cũng như cách tiếp cận thị trường của ta bởi 75% các công ty xuất - nhập khẩu của Peru là vừa và nhỏ, hàng hóa sản phẩm dễ thâm nhập, cạnh tranh và có thể đi vào thị trường các nước láng giềng như Ecuador, Colombia, Bolivia và phía Tây rộng lớn của Brazil.
Chính phủ hai nước thống nhất quan điểm tăng cường hợp tác song phương trên mọi lĩnh vực. Việt Nam và Pêru đã nhất trí tập trung nỗ lực thúc đẩy những lĩnh vực thế mạnh của nhau như về nông nghiệp, công – nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và khai thác mỏ; khuyến khích doanh nghiệp hai nước tăng cường tiếp xúc, tìm hiểu cơ
hội đầu tư, kinh doanh và thiết lập quan hệ đối tác bạn hàng trực tiếp; nhất trí về tầm quan trọng của việc khuyến khích các chuyển thăm của các đoàn doanh nghiệp hai nước.
Trong thời gian tại nhiệm của Chủ tịch nước Trần Đức Lương, hai bên nhất trí tăng cường quan hệ Việt Nam – Peru theo chiều sâu. Hai bên hài lòng trước những bước phát triển tích cực của mối quan hệ song phương kể từ khi được thiết lập và chia sẻ đánh giá về những tiềm năng to lớn để mở rộng và tăng cường hơn nữa mối quan hệ này.
Theo đó, hai bên đã thống nhất một chương trình nghị sự song phương chung để phối hợp hành động nhằm đạt được những mục tiêu cùng có lợi cho cả hai nước. Hai bên cũng thống nhất thúc đẩy tăng cường trao đổi đoàn chính thức ở các cấp, ngành; khả năng sớm thiết lập Cơ quan đại diện ngoại giao thường trú ở mỗi nước.
2.9.2. Quan hệ thương mại
Về kinh tế-thương mại, hai bên nhất trí tập trung nỗ lực thúc đẩy những lĩnh vực thế mạnh của nhau như về nông nghiệp, công-nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và khai thác mỏ; khuyến khích doanh nghiệp hai nước tăng cường tiếp xúc, tìm hiểu cơ hội đầu tư, kinh doanh và thiết lập quan hệ đối tác bạn hàng trực tiếp; nhất trí về tầm quan trọng của việc khuyến khích các chuyến thăm của các đoàn doanh nghiệp hai nước.
Hai bên cũng thống nhất thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác khác như về văn hoá, giáo dục, du lịch, lập Lãnh sự danh dự của Việt Nam ở Lima và của Peru ở thành phố Hồ Chí Minh. Hai bên nhấn mạnh trong bối cảnh tình hình quốc tế diễn biến phức tạp hiện nay, hai nước cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa tại các tổ chức và diễn đàn quốc tế mà hai nước cùng là thành viên như Liên hợp quốc, APEC, FEALAC…
Gần đây, các hoạt động nhằm thúc đẩy quan hệ hai nước cũng được Chính phủ Việt Nam – Peru hết sức chú trọng. Tại Honolulu, Hawaii, Hoa Kỳ, bên lề Hội nghị Thượng đỉnh APEC, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ và Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Tài chính nước Cộng hòa Peru, Ngài Luis Miguel Castilla Rubio ngày 11/11/2011 đã ký Thỏa thuận giữa hai Bộ Tài chính về hợp tác và trợ giúp lẫn nhau giữa các cơ quan Hải quan với sự chứng kiến của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Peru Ollanta Humala.
Thỏa thuận hợp tác này được Hải quan hai nước Việt Nam và Peru thảo luận đàm phán trên cơ sở các khuyến nghị của Hội đồng Hợp tác Hải quan (Tổ chức Hải quan Thế giới) về hỗ trợ hành chính lẫn nhau, nhằm thực hiện hiệu quả các biện pháp kiểm soát hải quan của hai bên, thúc đẩy việc tuân thủ pháp luật hải quan, đảm bảo tính chính xác thuế hải quan và các loại thuế khác, đồng thời tạo cơ sở cho việc thúc đẩy tạo thuận lợi thương mại, góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy hợp tác kinh tế thương mại giữa hai nước.
Thỏa thuận tập trung vào các nội dung hợp tác kỹ thuật nghiệp vụ, trao đổi thông tin, nhằm ngăn chặn, điều tra và trấn áp các vi phạm trong việc tính thuế, phí hải quan và các thuế khác và áp dụng đúng pháp luật hải quan của nước mình.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Peru trong những năm qua có sự tăng trưởng mạnh. 9 tháng đầu năm 2011, xuất khẩu của Việt Nam đã tăng hơn 42% so với cả năm 2010, và nhập khẩu của Việt Nam đối với hàng hóa từ Peru chủ yếu là thức ăn gia súc và hoa quả tăng 11%. Tổng kim ngạch Xuất Nhập Khẩu 9 tháng đầu năm giữa Việt Nam Peru đạt 132 triệu đô la Mỹ.
Kim ngạch thương mại hai nước
Năm NK XK ngạch USDTồng kim Tăng %
2004 17.012.014 6.086.090 23.098.1032005 31.921.218 8.125.360 40.046.577 73% 2005 31.921.218 8.125.360 40.046.577 73% 2006 39.013.259 12.580.689 51.593.949 29% 2007 47.984.845 16.470.867 64.455.712 25% 2008 71.119.457 35.696.948 106.816.405 65% 2009 77.778.869 25.597.576 103.376.445 - 3,3% 2010 68.959.183 38.355.750 107.294.133 3,7%
Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Pê-ru hiện nay còn chưa tương xứng với quan hệ chính trị tốt đẹp và tiềm năng to lớn giữa hai nước. Xuất khẩu của Việt nam sang Pê-ru khoảng 40 triệu, Nhập khẩu đạt khoảng 70 triệu/năm. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu: dầu mỡ động thực vật, thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu, bột cá, sợi acrylic v.v. Mặt hàng xuất khẩu chủ đạo là: cao su, giầy dép, hàng dệt may các loại, hàng thủ công mỹ nghệ, săm lốp các loại, xe đạp và phụ tùng. Trao đổi thương mại song phương tuy còn ở mức thấp và phần nhiều là qua trung gian nhưng có xu hướng gia tăng đều từ 40 triệu năm 2005 nay đạt khoảng trên 100 triệu.