Phương pháp chiếu nghiêng rất phổ biến cho việc xác định góc lệch của trang văn bản [6]. Một hình chiếu nghiêng là một biểu đồ tần suất của số các giá trị điểm đen tích lũy lại ứng với các dòng mẫu trên toàn bộ trang. Phép chiếu nghiêng có thể lấy theo góc bất kỳ, nhưng thường thì nó được thực hiện theo hướng nằm ngang dọc theo các dòng hoặc theo hướng thẳng đứng vuông góc với các dòng; những độ nghiêng được gọi là các hình chiếu nghiêng theo các hướng nằm ngang hoặc thẳng đứng. Với một tài liệu mà các dòng văn bản của nó nằm ngang thì hình chiếu nghiêng theo hướng nằm ngang sẽ có đỉnh với độ rộng bằng chiều cao ký tự và các vùng trũng có độ rộng bằng khoảng cách giữa các dòng. Với các tài liệu gồm nhiều cột, phương pháp chiếu nghiêng theo phương thẳng đứng sẽ thu được số khối tương ứng với số cột, các khối được phân chia bởi các vùng trũng tạo bởi các khoảng chống giữa các cột và lề giấy. Một ví dụ về phép chiếu nghiêng với một trang tài liệu:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Hình 2.15: Kết quả chiếu ngang và chiếu dọc của một trang tài liệu Kết quả của phép chiếu ngang là một mảng một chiều mà mỗi hàng của ảnh ứng với 1 vị trí trong mảng, mỗi vị trí trong phép chiếu sẽ lưu trữ số các điểm đen trong hàng tương ứng của ảnh. Khi góc nghiêng bằng 0, số các điểm đen nằm trên cùng 1 đường thẳng đạt cực đại. Điều này thể hiện rõ ở hình dưới. Các đỉnh trong phép chiếu này được tính toán từ ảnh không nghiêng (hình a) được đặt cao hơn và sít hơn các đỉnh được tính từ ảnh nghiêng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Hình 2.16 Ảnh gốc (a) và ảnh khi bị nghiêng 50
Hình 2.17: Phép chiếu ngang của hình 2.16