Tăng, giảm độ tương phản

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hệ thống nhập điểm tự động theo Form (Trang 40 - 41)

Độ tương phản (Contrast) thể hiện sự thay đổi cường độ sáng của đối tượng so với nền, hay nói cách khác, độ tương phản là độ nổi của điểm ảnh hay vùng ảnh so với nền.

Ảnh số là tập hợp các điểm, mà mỗi điểm có giá trị độ sáng khác nhau. Ở đây, độ sáng để mắt người dễ cảm nhận ảnh song không phải là quyết định. Thực tế chỉ ra rằng hai đối tượng có cùng độ sáng nhưng đặt trên hai nền khác nhau sẽ cho cảm nhận khác nhau. Vì vậy ta có thể thay đổi độ tương phản của ảnh sao cho phù hợp.

Việc làm tăng độ tương phản rất hữu ích khi tiến hành xử lý trước theo phương pháp phân ngưỡng. Bằng việc làm tăng độ tương phản, sự khác nhau của giá trị nền và đối tượng, độ dốc của cạnh đối tượng được tăng lên. Do đó sau khi làm tăng độ tương phản ta có thể tìm các giá trị màu thích hợp với một vùng sáng hơn.

Trong một ảnh có độ tương phản cao, có thể xác định được các viền rõ ràng và chi tiết khác nhau của ảnh đó được nổi bật. Còn trong một ảnh có độ tương phản thấp, tất cả các màu đều gần như nhau gây khó khăn cho việc xác định các chi tiết của ảnh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Biểu thức cho kỹ thuật Contrast có dạng:

g(x,y) = af(x,y)

Trong đó a là hằng số nhân vào giá trị màu tại f(x,y). Độ sáng của ảnh tăng nếu a > 1, và giảm bớt nếu a < 1.

Ảnh giảm độ tương phản Ảnh gốc Ảnh tăng độ tương phản

Hình 2.2: Tăng, giảm độ tương phản

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hệ thống nhập điểm tự động theo Form (Trang 40 - 41)