II. Cơ sở thực tiễn
2.4.3. Xây dựng tiến trình dạyhọc bài 15:
NGANG
2.4.3.1. Mục tiêu:
a. Về kiến thức:
- Diễn đạt được các khái niệm: phân t ích chuyển động, chuyển động thành phần, chuyển động tổng hợp.
- Viết được các phương trình của hai chuyển động thành phần của chuyển động ném ngang
b. Kỹ năng:
- Chọn hệ tọa độ thích hợp nhất cho việc phân tích chuyển động ném ngang thành hai chuyển động thành phần.
- Áp dụng định luật II Newton để lập các phương trình cho hai chuyển động
- Tổng hợp 2 chuyển động thành phần đểđược chuyển động tổng hợp (chuyển động thực).
- Vẽđược (một cách định tính) quỹđạo parabol của một vật bị ném ngang.
2.4.3.2. Chuẩn bị
a. Giáo viên:
- Thí nghiệm ảo kiểm chứng hình 15.2 SGK
- Video mô phỏng về 1 số chuyển động ném ngang trong thực tế: máy bay ném bom, ném hàng cứu trợ.
- Máy tính và máy chiếu
b. Học sinh:
- Các công thức của chuyển động thẳng biến đổi đều và của sự rơi tự do. - Giấy A4 và bút màu để vẽ BĐTD
2.4.3.3. Tiến trình dạy học
Hoạt động 1: Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ (5 phút)
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số
- Câu hỏi kiểm tra: Viết các pt chuyển động của chuyển động thẳng đều và rơi tự do
- Đặt vấn đề:
+ GV cho HS xem 1 số video mô phỏng về máy bay ném bom, ném hàng cứu trợ vùng lũ lụt
+ Để máy bay ném bom trúng mục tiêu thì phải ném như thế nào? Có thể tính toán để đạt hiệu quả cao không? Để trả lời câu hỏi đó ta cùng học bài ngày hôm nay.
- Trật tự, lớp trưởng báo cáo sĩ số - HS lên bảng trả lời câu hỏi của GV
- Quan sát video, lắng nghe GV đưa ra câu hỏi
Hoạt động 2 : Khảo sát chuyển động của vật ném ngang (20 phút)
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- Nêu bài toán.
- Yêu cầu HS nhận xét khái quát về chuyển động của bài toán.
- Đánh giá nhận xét của hs. - Cho HS chọn trục toạđộ và góc thời gian. - Tóm tắt bài toán - Nhận xét sơ bộ chuyển động. - Chọn trục toạđộ và góc thời gian.
- Phân tích khái quát về chuyển động trên hai trục chuyển.
* Lập bản đồ tư duy - Chia HS thành 2 nhóm, yêu cầu từng nhóm tham khảo SGK và lập một BĐTD về các phương trình của chuyển động thành phần trên 2 trục. + Nhóm 1: Lập BĐTD về các phương trình của chuyển động theo trục ox + Nhóm 2: Lập BĐTD về các phương trình của chuyển động theo trục oy - Gọi đại diện từng nhóm trình bày về BĐTD của nhóm. - Nhận xét kết quả của 2 nhóm và đưa ra kết luận cuối cùng về chuyển động của 2 thành phần - Chú ý lắng nghe. - Nhận xét chuyển động của vật trên các phương Ox và Oy.
- Hai nhóm thực hiện vẽ BĐTD theo yêu cầu của GV
- Trình bày BĐTD đã thực hiện
Hoạt động 3: Xác định chuyển động của vật ném ngang (10 phút)
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- Yêu cầu HS nhắc lại khái niệm quĩđạo - Gợi ý để hs viết phương trình quỹđạo. - Gợi ý để hs viết phương trình vận tốc. - Dẫn dắt để hs xác định thời gian chuyển động. - Dẫn dắt để hs xác định tầm ném xa. - Yêu cầu trả lời C2 - Nêu khái niệm quĩ đạo - Viết phương trình quỹđạo. - Viết phương trình vận tốc. - Xác định thời gian chuyển động. - Xác định tầm ném xa. - Trả lời C2 Hoạt động 4: Thí nghiệm kiểm chứng (5 phút)
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- Yêu cầu HS nhận xét về thời gian rơi của một vật bị ném ngang và một vật rơi tự do ở cùng một độ cao
- Cho HS quan sát thí nghiệm kiểm chứng bằng máy chiếu - Yêu cầu HS trả lời câu C3 - Nhận xét - Quan sát thí nghiệm - Trả lời C3.
Hoạt động 5: Giao nhiệm vụ về nhà (5 phút)
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- Yêu cầu đọc phần: Em có biết? - Nêu câu hỏi và bài tập về nhà. - Yêu cầu hs chuẩn bị bài sau.
- Đọc phần: Em có biết?
- Ghi câu hỏi và bài tập về nhà. - Ghi những chuẩn bị cho bài sau.
2.4.3.4. Rút kinh nghiệm ... ... ... ... ... ... ...
Kết luận chương 2
Trên cơ sở lí luận và thực tiễn đã trình bày ở chương 1, chương 2 tôi đã tiến hành nghiên cứu và thực hiện được:
- Phân tích được vị trí, vai trò và cấu trúc của chương “Động lực học chất
điểm” Vật lí 10
- Phân tích các kiến thức cơ bản của chương, từ đó đưa ra những kiến thức mà HS cần nắm được khi học chương này.
- Một số định hướng trong việc tổ chức hoạt động nhận thức với sự hỗ trợ của phần mềm dạy học và bản đồ tư duy để phát huy tính tích cực nhận thức cho học sinh.
- Soạn thảo được 3 giáo án theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức cho HS với sự hỗ trợ của phần mềm dạy học và BĐTD.
Chương 3
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm
3.1.1. Mục đích
Mục đích của TN sư phạm là kiểm tra tính đúng đắn của giả thuyết khoa học đã đặt ra, cụ thể là kiểm tra hiệu quả của việc dạy học nhằm phát huy tính tích cực nhận thức của HS với sự hỗ trợ của phần mềm dạy học và BĐTD. Cụ thể kết quả của TN sư phạm phải trả lời được các câu hỏi:
- Chất lượng học tập của HS khi GV dạy học với sự hỗ trợ của BĐTD và phần mềm dạy học so với khi học bằng phương pháp truyền thống như thế nào?
- Tính tích cực nhận thức của học sinh có được tăng lên khi GV có sự hỗ trợ của phần mềm dạy học và BĐTD hay không?
- Với sự trợ giúp của của phần mềm dạy học và BĐTD thì HS có hăng hái, hào hứng trong giờ học hay không.
Trả lời được các câu hỏi trên sẽ tìm ra được những đóng góp của đề tài, khắc phục các hạn chế còn mắc phải, từ đó góp phần nâng cao chất lượng và hứng thú học môn vật lí ở trường PT.
3.1.2. Nhiệm vụ
Trong quá trình thực nghiệm sư phạm tôi thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Giới thiệu, hướng dẫn sử dụng BĐTD cho một số GV dạy vật lí ở 2 trường THPT Quỳnh Côi, THPT Quỳnh Thọ. Sau đó các GV này sẽ hướng dẫn lại cho HS các lớp được chọn làm lớp thực nghiệm.
- Liên hệ, trao đổi để thống nhất phương án thực nghiệm với các giáo viên tham gia thực nghiệm.
- Chuẩn bị tài liệu, giáo án, các phương tiện dạy học cần thiết để thực hiện bài giảng như máy chiếu, máy vi tính …
- Thực hiện các giờ dạy thực nghiệm theo phương án đã chuẩn bị: + Với lớp TN: Giảng dạy theo giáo án đã đề xuất.
+ Với lớp ĐC: Sử dụng PPDH truyền thống, dạy theo đúng phân phối chương trình.
- Kiểm tra, thu thập thông tin, xử lí, phân tích kết quả thực nghệm. Từ đó nhận xét và rút ra kết luận về tính đúng đắn của giả thuyết khoa học, tính khả thi của đề tài.
3.2. Đối tượng và nội dung thực nghiệm sư phạm
3.2.1. Đối tượng
Căn cứ vào mục đích của TN sư phạm tôi chọn lựa đối tượng là HS lớp 10 của 2 trường PT: THPT Quỳnh Côi, THPT Quỳnh Thọ. Cụ thể như sau:
- Trường THPT Quỳnh Côi: + Lớp TN: 10A2 + Lớp ĐC: 10A3 - Trường THPT Quỳnh Thọ: + Lớp TN: 10A2 + Lớp ĐC: 10A3 Đểđảm bảo tính khách quan, tôi đã chọn lớp TN và lớp ĐC có khả năng học tập tương đương nhau nhờ sựđánh giá của GV dạy các lớp trên.
3.2.2. Nội dung
- Ở các lớp TN tiến hành giảng dạy theo giáo án mà tôi đã soạn thảo trong đó có sử dụng phần mềm dạy học và BĐTD. Ở các lớp ĐC, tiến hành giảng dạy theo phương pháp mà giáo viên vẫn thường dạy. Đối với các lớp do giáo viên cộng tác giảng dạy, phải có sự tham gia dự giờ của tác giảđề tài.
- Tổ chức kiểm tra ở các lớp thực nghiệm và đối chứng cùng một đề, trong cùng một khoảng thời gian.
- Trao đổi với học sinh lớp thực nghiệm và lớp đối chứng sau các buổi học đểđiều chỉnh phương án giảng dạy cho phù hợp.
- Trao đổi với giáo viên cộng tác, tổng kết, phân tích và xử lí kết quả thực nghiệm sư phạm một cách khách quan.
- Trên cơ sở các kết quả thu được, rút ra các kết luận của đề tài nghiên cứu.
3.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
3.3.1. Chọn mẫu thực nghiệm sư phạm
Số HS được khảo sát trong quá trình thực nghiệm gồm 185 HS, trong đó 2 lớp thuộc nhóm TN, và 2 lớp thuộc nhóm ĐC. Đối tượng được chọn là HS ở 2 trường THPT ở huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình.
Bảng 3.1 Bảng số liệu HS được chọn làm mẫu TN sư phạm
Trường Nhóm TN Nhóm ĐC
THPT Quỳnh Côi 10A2(46) 10A3(45)
THPT Quỳnh Thọ 10A2(46) 10A3(48)
Qua tham khảo các GV trực tiếp giảng dạy tôi nhận thấy các lớp được chọn có các điều kiện tổ chức dạy học và chất lượng học môn Vật lí là đồng đều nhau. Như vậy kích thước của và chất lượng của mẫu đã thỏa mãn yêu cầu của TN sư phạm.
3.3.2. Quan sát giờ học
Tất cả các giờ học của các lớp TN và ĐC đều được tác giả thực hiện và quan sát, ghi chép các hoạt động của GV và HS trong quá trình diễn ra bài dạy theo các nội dung sau:
* Hoạt dộng của GV:
+ Các bước lên lớp của GV, sự điều khiển và gợi ý của GV cho các hoạt động của HS
+ Hiệu quả của việc giảng dạy dưới sự trợ giúp của BĐTD và phần mềm dạy học với nhận thức của HS.
* Hoạt động của HS:
+ Sự tập trung, tính tích cực xây dựng bài, nghiêm túc trong quá trình hoc. + Khả năng lĩnh hội và vận dụng kiến thức của phần củng cố, vận dụng. Sau mỗi bài giảng tác giả có trao đổi với GV và HS để rút kinh nghiệm cho các bài dạy tiếp theo cũng như cho đề tài nghiên cứu.
3.3.3. Bài kiểm tra
Sau khi thực nghiệm sư phạm, HS ở cả 2 nhóm TN và ĐC được đánh giá bằng bài kiểm tra để:
+ Đánh giá về mức độ lĩnh hội kiến thức, chất lượng học tập.
+ Đánh giá về mức độ vận dụng kiến thức để giải một số bài toán cụ thể.
3.4. Đánh giá TN sư phạm
3.4.1. Nhận xét về tiến trình dạy học
Qua quá trình trực tiếp giảng dạy và quan sát các giờ học của các lớp TN và ĐC được tiến hành theo tiến trình dạy học đã được soạn, tôi rút ra được những nhận
xét sau:
+ Với các lớp ĐC thì GV vẫn chủ yếu áp dụng PP thuyết trình, HS thì lăng nghe và ghi chép. HS cũng có tham gia vào bài học nhưng chưa nhiều và chưa thể hiện được dự hăng hái, tích cực
+ Với lớp TN:
- Quá trình dạy học diễn ra sinh động, kích thích được sự hăng hái của các em thông qua các hoạt động: Vẽ BĐTD, tranh luận để giải thích hiện tượng …
- Việc tăng cường các hoạt động của HS, làm giảm bớt các hoạt động của GV điều này phù hợp với tinh thần của đổi mới PP dạy học đó là hướng vào người học.
- Việc sử dụng BĐTD để ghi chép, tóm tắt lại kiến thức tạo cho HS sự hứng thú, làm cho HS ghi nhớ kiến thức dễ dàng hơn.
3.4.2. Đánh giá kết quả học tập của HS
Để đánh giá kết quả của TN sư phạm tôi đã tiến hành làm bài kiểm tra với các lớp TN và ĐC trong cùng khoảng thời gian 45 phút. Thời điểm kiểm tra là sau một tuần từ lúc kết thúc các tiết dạy TN.
3.4.2.1. Phương pháp phân tích và xử lí số liệu
Kết quả thu được được xử lí theo phương pháp thống kê toán học, từ đó tôi rút ra các nhận xét, kết luận nhằm kiểm tra, đánh giá giả thuyết khoa học mà đề tài đã đặt ra. Việc xử lí và phân tích kết quả TN sư phạm gồm những bước sau:
- Lập bảng thông kê kết quả kiểm tra qua các bài TN sư phạm. Tính điểm trung bình cộng các lớp thực nghiệm (X ) và lớp đối chứng (Y) . - Lập bảng xếp loại học tập: vẽ đồ thị xếp loại học tập qua mỗi bài kiểm tra để so sánh kết quả học tập giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng
- Lập bảng phân phối tần suất, vẽđường biểu diễn sự phân phối tần suất của nhóm TN và nhóm ĐC qua mỗi lần kiểm tra để so sánh kết quả học tập giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng.
- Tính toán thông số thống kê theo các công thức sau:
+ Điểm trung bình cộng là tham sốđặc trưng cho sự tập trung của số liệu
Lớp TN: i i TN n X X n =∑ Lớp ĐC: i i DC n Y Y n =∑
+ Phương sai S2 và độ lệch chuẩn δ là tham sốđặc trưng cho mức độ phân tán của các số liệu quanh giá trị trung bình cộng:
Phương sai lớp TN: 2 2 ( ) 1 i i TN TN n X X S n − = − ∑ Phương sai lớp ĐC: 2 2 ( ) 1 i i DC DC n Y Y S n − = − ∑
Độ lệch chuẩn: 2 TN STN δ = , 2 DC SDC δ = + Hệ số biến thiên V chỉ mức độ phân tán của các số liệu : 100% TN TN V X δ = , DC100% DC V Y δ =
+ Hệ số student: Là hệ số kiểm tra sự tồn tại của hệ số tương quan:
TN DC tt TN DC n n X Y t S n n − = + , 2 2 ( 1) ( 1) 2 TN TN DC DC TN DC n S n S S n n − + − = + − Với: Xi là các giá trịđiểm của nhóm TN Yi là các giá trịđiểm của nhóm ĐC nTN (nDC) là số học sinh nhóm TN( nhómĐC) ni là số HS đạt điểm kiểm tra Xi (Yi ) ở nhóm TN (nhóm ĐC) + Lập bảng xếp loại học tập theo 5 mức: Kém, yếu, trung bình, khá, giỏi + Vẽ biểu đồ xếp loại để so sánh kết quả học tập giữa nhóm TN và ĐC + Kiểm định giả thuyết thống kê:
Giả thuyết 1: Sự khác nhau X và Ylà không có ý nghĩa thống kê
Giả thuyết 2: Sự khác nhau X và Ylà có ý nghĩa thống kê( PP dạy học ở nhóm TN tốt hơn ở nhóm ĐC)
Sau khi tính được t, ta so sánh nó với giá trị tới hạn tα được tra trong bảng Student ứng với mức ý nghĩa α và bậc tự do f = nTN + nDC - 2 để rút ra kết luận:
Nếu t ≥ tα thì bác bỏ giả thuyết 1, chấp nhận giả thuyết 2.
Nếu t ≤ tα thì bác bỏ giả thuyết 2, chấp nhận giả thuyết 1.
3.4.2.2. Phân tích và xử lí kết quả
Tôi căn cứ vào bài kiểm tra để đánh giá khả năng nắm vững kiến thức và kĩ năng của HS. Chúng tôi tiến hành kiểm tra ở cả 2 nhóm TN và ĐC theo cùng một đề ( đề kiểm tra xin xem ở phần phụ lục). Kết quả như sau:
Bảng 3.2 Bảng kết quả bài kiểm tra Điểm Nhóm Sĩ Số 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Điểm Trung Bình TN 92 0 0 0 0 6 14 18 23 16 10 5 6,86 ĐC 93 0 0 0 1 8 18 25 18 13 7 3 6,43
Bảng 3.3 Bảng xếp loại kiểm tra