Xây dựng tiến trình dạyhọc Bài 10: BA ĐỊNH LUẬT NIU TƠN

Một phần của tài liệu Phát huy tính tích cực cho học sinh qua dạy học chương động lực học chất điểm Vật lý lớp 10 với sự hỗ trợ của một số phần mềm dạy học và bản đồ tư duy (Trang 61 - 102)

II. Cơ sở thực tiễn

2.4.1. Xây dựng tiến trình dạyhọc Bài 10: BA ĐỊNH LUẬT NIU TƠN

2.4.1.1. Mục tiêu a. Về kiến thức:

Với bài này ta cần đạt được các mục tiêu sau:

- Phát biểu được: Định nghĩa quán tính, ba định luật Niuton, định nghĩa khối lượng và nêu được tính chất của khối lượng.

- Viết được công thức của định luật II, định luật III Newton và của trọng lực. - Nêu được những đặc điểm của cặp “lực và phản lực”.

b. Về kĩ năng:

Sau khi học xong bài này HS cần có các kĩ năng sau:

- Vận dụng được định luật I Newton và khái niệm quán tính để giải thích một số hiện tượng vật lí đơn giản và để giải các bài tập trong bài.

- Chỉ ra được điểm đặt của cặp “lực và phản lực”. Phân biệt cặp lực này với cặp lực cân bằng

- Vận dụng phối hợp định luật II và III Newton để giải các bài tập trong bài.

c. Thái độ:

Trong quá trình học tập HS cần có:

- Có tinh thần hợp tác, chia sẻ trong học tập. - Tích cực tham gia vào hoạt động học.

2.4.1.2. Chuẩn bị

a. Giáo viên:

- Chuẩn bị thí nghiệm về ba định luật.

- Thí nghiệm mô phỏng thí nghiệm của Ga-li-lê - Máy tính và máy chiếu

b. Học sinh:

- Ôn lại kiến thức đã được học về lực, cân bằng lực và quán tính. - Ôn lại quy tắc tổng hợp hai lực đồng quy.

- Chuẩn bị dụng cụ cần thiết để vẽ BĐTD (giấy A4, bút màu)

2.4.1.3. Tiến trình dạy học

Tiết 1

Hot động 1: n định lp, kim tra bài cũ (7 phút)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

- Yêu cầu HS báo cáo sĩ số

- Kiểm tra bài cũ: Vẽ BĐTD thể hiện các trường hợp tìm độ lớn của hợp lực - Nhận xét và cho điểm - Đặt vấn đề: Cùng một lực kéo 2 vật có khối lượng khác nhau thì vật nào chuyển động nhanh hơn hay “Trứng trọi đá” tại sao quả trứng lại bị vỡ…. Các em đều thắc mắc là tại sao đúng không? Bài học hôm nay sẽ trả lời cho các em. - Báo cáo sĩ số - trả lời câu hỏi - Chăm chú lắng nghe. Hat động 2: Tìm hiu định lut I Newton (15 phút)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

- Dùng máy chiếu cho HS quan sát thí nghiệm của Galile

- Nêu câu hỏi: Nhận xét về quãng đường hòn bi lăn được trên máng

- Chú ý quan sát

nghiêng 2 khi thay đổi độ nghiêng của máng này

- Trình bày dựđoán của Galilê.

- Yêu cầu HS đọc SGK tìm hiểu định luật I

- Nêu và phân tích định luật I Newton.

- Nêu khái niệm quán tính.

- Yêu cầu hs trả lời C1.

* Dùng thí nghim mô phng

Định lut I Niu tơn bng phn mm Crocodile Physics

- Mở thí nghiệm đã đựơc chuẩn bị - Yêu cầu HS quan sát phi hành gia và tàu con thoi và nhận xét trong trường hợp khi chưa có lực tác dụng, và chú ý cho HS về vị trí xét là ngoài không gian

- Cung cấp lực cho tàu con thoi chuyển động, di chuyển chuột vào vật yêu cầu HS nhận xét về chuyển động của vật thí nghiệm - Chú ý lắng nghe, ghi chép - Đọc sgk, tìm hiểu định luật I. - Chú ý lắng nghe, ghi chép - Ghi nhận khái niệm. - Vận dụng khái niệm quán tính để trả lời C1. - Quan sát và nhận xét - Vận tốc của vật không đổi, suy ra tính chất chuyển động của vật.

Hot động 3: Tìm hiu định lut II Newton (18 phút)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

* Dùng thí nghim mô phng

Định lut II Niu tơn bng phn mm Crocodile Physics

- Mở thí nghiệm đã chuẩn bị

- Ban đầu cho khối lượng của 2 vật bằng nhau, tác dụng cùng 1 lực yêu cầu HS nhận xét về chuyển động của 2 vật - Tăng thêm lực tác dụng vào 2 vật cùng khối lượng, yêu cầu HS nhận xét về chuyển động của 2 vật về vận tốc so với trường hợp đầu - Thay đổi khối lượng của 1vật, cung cấp cùng 1 lực yêu cầu HS nhận xét về chuyển động của 2 vật (cụ thể vật có khối lượng lớn hơn chuyển động thế nào so với vật có khối luợng nhỏ hơn) Từ những kết quả thí nghiệm và nhận xét của HS, GV đặt ra câu hỏi tình huống: về định tính ta đã thấy

được mối quan hệ giữa khối lượng và lực tác dụng, vậy mối quan hệ định lượng của chúng như thế

nào?

- Chú ý quan sát và nhận xét - Nhận xét:

+ Ban đầu 2 vật chuyển động như nhau

+ 2 vật chuyển động như nhau nhưng với vận tốc lớn hơn

+ Vật có khối lượng lớn hơn tăng tốc chậm hơn

- Kết hợp với nghiên cứu của Niu tơn, để đưa ra nội dung Định luật II Niu tơn - Nêu và phân tích định luật II Newton. - Cho ví dụ về trường hợp vật chịu tác dụng của nhiều lực. - Nêu và phân tích định nghĩa khối lượng dựa trên mức quán tính. - Nêu và giải thích các tính chất của khối lượng.

- Giới thiệu khái niệm trọng lực. - Giới thiệu khái niệm trọng tâm. - Giới thiệu khái niệm trọng lượng.

- Yêu cầu hs phân biệt trọng lực và trọng lượng.

- Suy ra từ bài toán vật rơi tự do.

- Ghi nhận định luật II. - Viết biểu thức định luật II cho trường hợp có nhiều lực tác dụng lên vật. - Ghi nhận khái niệm. - Trả lời C2, C3. - Nhận xét về các tính chất của khối lượng. - Ghi nhận khái niệm. - Ghi nhận khái niệm. - Ghi nhận khái niệm. - Nêu sự khác nhau của trọng lực và trọng lượng. - Xác định công thức tính trọng lực.

Hot động 4: Cng c (5 phút)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

- Yêu cầu HS nêu lại kiến thức cơ bản của bài dựa vào BĐTD.

- Nêu câu hỏi và bài tập về nhà. - Yêu cầu hs chuẩn bị bài sau.

- Nêu lại kiến thức của bài

- Ghi câu hỏi và bài tập về nhà. - Ghi những chuẩn bị cho bài sau.

2.4.1.4. Rút kinh nghiệm ... ... ... ... ... 2.4.2. Xây dng tiến trình dy hc bài 12: LC ĐÀN HI CA LÒ XO ĐỊNH LUT HÚC 2.4.2.1. Mục tiêu a. Kiến thức:

Những kiến thức cần nắm được sau khi học xong bài:

- Nêu được những đặc điểm vềđiểm đặt và hướng lực đàn hồi của lò xo. - Phát biểu được định luật Húc và viết được công thức tính độ lớn của lực đàn hồi của lò xo.

- Nêu được các đặc điểm về hướng của lực căng dây và của áp lực giữa hai bề mặt tiếp xúc.

b. Kỹ năng:

Cần rèn cho HS các kĩ năng:

- Biểu diễn được lực đàn hồi của lò xo khi bị giãn hoặc bị nén.

- Sử dụng được lực kếđể đo lực, biết xem xét giới hạn đo của dụng cụ trước khi sử dụng.

c. Thái độ:

- Yêu thích khoa học, môn vật lí

- Cẩn thận khi sử dụng lực kế, kiên nhẫn khi tính toán..

2.4.2.2. Chuẩn bị

a. Giáo viên:

- GV chuẩn bị thí nghiệm vềĐL Húc, máy chiếu

- Một vài lò xo

- Một vài lực kế có giới hạn đo khác nhau, kiểu dáng khác nhau.

b. Học sinh:

- Học bài cũ

- Bút màu và giấy A4

- Ôn lại kiến thức về lực đàn hồi và lực kếđã học ở lớp 6.

2.4.2.3. Tiến trình dạy học:

Hot động 1: n định lp, kim tra bài cũ (5 phút)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

- Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số

- Câu hỏi kiểm tra: Nội dung và biểu thức của định luật hấp dẫn

- Đặt vấn đề: Lực kế dùng để làm gì? Nguyên tắc hoạt động của nó như thế nào? Để trả lời câu hỏi đó lớp chúng ta học bài ngày hôm nay

- Trật tự, lớp trưởng báo cáo sĩ số - HS lên bảng trả lời câu hỏi của GV - Lắng nghe GV đưa ra câu hỏi

Hot động 2: Xác định hướng và đim đặt ca lc đàn hi ca lò xo (8 phút)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

- Làm thí nghiệm biến dạng 1 số loại lò xo để học sinh quan sát.

GV: Lực đàn hồi cuất hiện khi nào? Xu hướng của lực này thế nao?

- Chỉ rõ lực tác dụng vào lò xo gây ra biến dạng, lực đàn hồi của lò xo có xu hướng chống lại sự biến dạng đó. Và yêu cầu trả lời C1. - Yêu cầu HS biểu diễn lực đàn hồi khi lò xo bị dãn, nén - Quan sát thí nghiệm biểu diễn của giáo viên với lò xo.

- Trả lời câu hỏi của GV

- Trả lời C1.

- Biểu diễn lực đàn hồi của lò xo khi lò xo bị nén và dãn.

Hot động 3: Tìm hiu định lut Húc (20 phút)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

- Câu hỏi tình huống: Khi lực tác dụng làm lò xo càng lớn thì lực đàn hồi càng lớn và độ biến dạng cũng tăng theo, mối quan hệđịnh lượng giữa lực đàn hồi và độ biến dạng như thề nào? * Dùng thí nghim mô phng định lut Húc bng phn mm Crocodile Physics 605

+ Mở thí nghiệm đã được chuẩn bị

+Ban đầu GV tiến hành đo chiều dài của các lò xo khi chưa treo vật, yêu cầu HS ghi lại số liêu.

+ Tiến hành treo vật vào lò xo và cho HS nhận xét định tính về chiều dài của lò xo khi đựơc treo các vật có khối lượng khác nhau.

+ Tiến hành đo chiều dài của từng lò xo, khối lượng của vật gắn vào lò xo ấy. Yêu cầu HS ghi lại số liệu

- Chú ý lắng nghe

+ Chú ý lắng nghe và ghi lại số liệu và nhận xét về chiều dài ban đầu của các lò xo.

+ Nhận xét về sự dài ngắn khác nhau của lò xo.

+ Yêu cầu HS tính độ biến dạng của lò xo trong từng trường hợp và đưa ra mối quan hệ giữa độ biến dạng của lò xo và lực đàn hồi (chính là trọng lực của vật nặng)

- Giới thiệu về giới hạn đàn hồi

- Nêu và phân tích nội dung và biểu thức ĐL Húc

+ Tìm độ biến dạng trong các trường hợp và đưa ra nhận xét.

- Chú ý lăng nghe và ghi chép

Hot động 4: Tìm hiu mt s trường hp lc đàn hi khác và v lc kế (7 phút)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

- Yêu cầu HS đọc SGK mục 4. Chú ý

- Giới thiệu về trường hợp riêng của lực đàn hồi trên sợi dây bị biến dạng và phương của lực đàn hồi khi mặt tiếp xúc ép vào nhau.

- Cho HS quan sát lực kế và nói về tác dụng cũng như nguyên tắc hoạt động của lực kế

- Đọc mục 4. Chú ý

Hot động 5: Cng c, giao bài tp (5 phút)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

- Yêu cầu HS tóm tắt nội dung bài học bằng công cụ BĐTD

- Nêu bài tập về nhà và các chuẩn bị cho bài sau

- Lập BĐTD đơn giản tóm tắt kiến thức của bài

- Ghi bài tập và chuẩn bị cho bài sau

2.4.2.4. Rút Kinh Nghiệm ... ... ... ... ...

2.4.3. Xây dng tiến trình dy hc bài 15: BÀI TOÁN VỀ CHUYỂN ĐỘNG NÉM NGANG NGANG

2.4.3.1. Mục tiêu:

a. V kiến thc:

- Diễn đạt được các khái niệm: phân t ích chuyển động, chuyển động thành phần, chuyển động tổng hợp.

- Viết được các phương trình của hai chuyển động thành phần của chuyển động ném ngang

b. Kỹ năng:

- Chọn hệ tọa độ thích hợp nhất cho việc phân tích chuyển động ném ngang thành hai chuyển động thành phần.

- Áp dụng định luật II Newton để lập các phương trình cho hai chuyển động

- Tổng hợp 2 chuyển động thành phần đểđược chuyển động tổng hợp (chuyển động thực).

- Vẽđược (một cách định tính) quỹđạo parabol của một vật bị ném ngang.

2.4.3.2. Chuẩn bị

a. Giáo viên:

- Thí nghiệm ảo kiểm chứng hình 15.2 SGK

- Video mô phỏng về 1 số chuyển động ném ngang trong thực tế: máy bay ném bom, ném hàng cứu trợ.

- Máy tính và máy chiếu

b. Học sinh:

- Các công thức của chuyển động thẳng biến đổi đều và của sự rơi tự do. - Giấy A4 và bút màu để vẽ BĐTD

2.4.3.3. Tiến trình dạy học

Hot động 1: n định lp, kim tra bài cũ (5 phút)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

- Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số

- Câu hỏi kiểm tra: Viết các pt chuyển động của chuyển động thẳng đều và rơi tự do

- Đặt vấn đề:

+ GV cho HS xem 1 số video mô phỏng về máy bay ném bom, ném hàng cứu trợ vùng lũ lụt

+ Để máy bay ném bom trúng mục tiêu thì phải ném như thế nào? Có thể tính toán để đạt hiệu quả cao không? Để trả lời câu hỏi đó ta cùng học bài ngày hôm nay.

- Trật tự, lớp trưởng báo cáo sĩ số - HS lên bảng trả lời câu hỏi của GV

- Quan sát video, lắng nghe GV đưa ra câu hỏi

Hot động 2 : Kho sát chuyn động ca vt ném ngang (20 phút)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

- Nêu bài toán.

- Yêu cầu HS nhận xét khái quát về chuyển động của bài toán.

- Đánh giá nhận xét của hs. - Cho HS chọn trục toạđộ và góc thời gian. - Tóm tắt bài toán - Nhận xét sơ bộ chuyển động. - Chọn trục toạđộ và góc thời gian.

- Phân tích khái quát về chuyển động trên hai trục chuyển.

* Lp bn đồ tư duy - Chia HS thành 2 nhóm, yêu cầu từng nhóm tham khảo SGK và lập một BĐTD về các phương trình của chuyển động thành phần trên 2 trục. + Nhóm 1: Lập BĐTD về các phương trình của chuyển động theo trục ox + Nhóm 2: Lập BĐTD về các phương trình của chuyển động theo trục oy - Gọi đại diện từng nhóm trình bày về BĐTD của nhóm. - Nhận xét kết quả của 2 nhóm và đưa ra kết luận cuối cùng về chuyển động của 2 thành phần - Chú ý lắng nghe. - Nhận xét chuyển động của vật trên các phương Ox và Oy.

- Hai nhóm thực hiện vẽ BĐTD theo yêu cầu của GV

- Trình bày BĐTD đã thực hiện

Hot động 3: Xác định chuyn động ca vt ném ngang (10 phút)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

- Yêu cầu HS nhắc lại khái niệm quĩđạo - Gợi ý để hs viết phương trình quỹđạo. - Gợi ý để hs viết phương trình vận tốc. - Dẫn dắt để hs xác định thời gian chuyển động. - Dẫn dắt để hs xác định tầm ném xa. - Yêu cầu trả lời C2 - Nêu khái niệm quĩ đạo - Viết phương trình quỹđạo. - Viết phương trình vận tốc. - Xác định thời gian chuyển động. - Xác định tầm ném xa. - Trả lời C2 Hot động 4: Thí nghim kim chng (5 phút)

Một phần của tài liệu Phát huy tính tích cực cho học sinh qua dạy học chương động lực học chất điểm Vật lý lớp 10 với sự hỗ trợ của một số phần mềm dạy học và bản đồ tư duy (Trang 61 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)