IntServ xác định một số lớp dịch vụ đƣợc thiết kế để đáp ứng nhu cầu của các loại ứng dụng khác nhau. IntServ cũng quy định cụ thể những giao thức báo hiệu khác nhau. RSVP là một giao thức báo hiệu trên IntServ đƣợc sử dụng để thực hiện yêu cầu QoS trên các lớp dịch vụ.
IntServ xác định những lớp lƣu lƣợng gọi là Tspec đó là những loại lƣu lƣợng ứng dụng truyền trên mạng. IntServ yêu cầu các thiết bị mạng nhƣ là router và switch thực hiện các chức năng nhƣ là áp dụng chính sách và xác định luồng lƣu lƣợng truy cập phù hợp với Tspec. Nếu luồng lƣu lƣợng không phù hợp với các giá trị của Tspec, các gói tin không phù hợp sẽ bị loại bỏ.
IntServ cũng định nghĩa một kỹ thuật gọi là Rspec yêu cầu các mức QoS xác định và dự phòng đặt trƣớc tài nguyên mạng. IntServ yêu cầu các thiết bị mạng nhƣ router và switch thực hiện chức năng nhƣ kiểm tra các nguồn tài nguyên có đủ để đáp ứng một yêu cầu QoS. Nếu nguồn tài nguyên không đủ các yêu cầu QoS sẽ bị từ chối.
2.1.2.1. Phân lớp dịch vụ IntServ
IntServ định nghĩa hai lớp dịch vụ là dịch vụ đảm bảo và dịch vụ kiểm soát tải. Các dịch vụ này có thể yêu cầu thông qua RSVP.
Dịch vụ đảm bảo
Dịch vụ đảm bảo cung cấp giới hạn phần cứng cho việc đảm bảo băng thông và độ trễ cho những luồng lƣu lƣợng thích hợp. Dịch vụ đảm bảo yêu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
cầu các luồng lƣu lƣợng sử dụng dịch vụ phải đƣợc xếp hàng thƣờng sử dụng trên những mạng nhỏ.
Dịch vụ kiểm soát tải
Cung cấp dịch vụ best effort tốt hơn và có độ trễ thấp hơn. Nó có thể cung cấp những yêu cầu QoS cho bất kỳ luồng lƣu lƣợng nào trên mạng khi nhận đƣợc thông báo sử dụng RSVP và các tài nguyên sẵn có.
2.1.2.2. RSVP
RSVP là giao thức báo hiệu của IntServ cho phép đáp ứng những yêu cầu về QoS của ứng dụng trên mạng. RSVP sẽ thông báo yêu cầu về QoS là thành công hay thất bại trên mạng. RSVP phân loại thông tin gói tin bao gồm địa chỉ nguồn và địa chỉ đích và số cổng UDP, cho phép những yêu cầu QoS có đƣợc chấp nhận trên mạng hay không. RSVP chứa thông tin về Tspec, Rspec và thông tin về lớp dịch vụ yêu cầu. RSVP mang thông tin từ các ứng dụng đến các thiết bị mạng từ ngƣời gửi đến ngƣời nhận.
Nhƣ trong Hình 2.1, RSVP mang thông tin sử dụng hai thông điệp: PATH và RESV. PATH gửi đi thông điệp từ ngƣời gửi đến một hoặc nhiều ngƣời nhận bao gồm Tspec và phân loại thông tin cung cấp bởi ngƣời gửi. Có thể có nhiều ngƣời nhận đƣợc thông điệp vì RSVP đƣợc thiết kế cho ứng dụng multicast. Khi ngƣời nhận nhận đƣợc thông điệp PATH sẽ gửi lại một thông điệp RESV trở lại cho ngƣời gửi xác định phiên kết nối đƣợc thực hiện. Nó bao gồm Rspec cho thấy mức yêu cầu QoS của ngƣời nhận. Thông điệp cũng bao gồm một số thông tin liên quan mà ngƣời gửi đƣợc phép sử dụng các nguồn tài nguyên phân bố cho các luồng lƣu lƣợng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Hình 2.1. Luồng thông điệp PATH và RESV
Việc đặt trƣớc tài nguyên của giao thức RSVP là theo một chiều. Nếu đặt trƣớc tài nguyên theo hai chiều đƣợc yêu cầu, bổ sung thêm vào thông điệp PATH thông điệp RESV theo chiều ngƣợc lại sẽ đƣợc yêu cầu nhƣ trong Hình 2.2 dƣới.
Hình 2.2. Luồng thông điệp PATH và RESV theo hai chiều
Khi kết nối đặt trƣớc tài nguyên đƣợc thiết lập, các router trên tuyến đƣờng có thể xác định gói tin đƣợc đặt trƣớc bằng cách kiểm tra năm trƣờng gói tin IP và tiêu đề của giao thức giao vận gồm: địa chỉ nơi đến, cổng đích, cổng giao thức, địa chỉ IP nguồn, và cổng nguồn. Một tập các gói tin xác định
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
theo cách này đƣợc gọi là một luồng lƣu lƣợng đặt trƣớc. Các gói tin trong luồng lƣu lƣợng này thƣờng sử dụng chính sách để đảm bảo luồng không tạo ra lƣu lƣợng nhiều hơn so với thông báo trong Tspec. Các gói tin cũng đƣợc xếp hàng và lập lịch để đáp ứng QoS mong muốn.
Mô hình IntServ có một số nhƣợc điểm nhƣ:
Những thiết bị mạng nằm trên đƣờng gói tin đi qua bao gồm cả hệ
thống đầu cuối cần phải hỗ trợ giao thức RSVP và khả năng gửi thông báo yêu cầu QoS.
Thông tin về trạng thái cho việc đặt trƣớc tài nguyên cần đƣợc duy
trì trên mỗi thiết bị mạng nơi gói tin chuyển qua.
Đặt trƣớc tài nguyên trên mỗi thiết bị thông qua các đƣờng truyền
đồng nghĩa với việc thiết bị cần đƣợc cập nhật thông tin định kỳ do đó tăng thêm lƣu lƣợng trên mạng nếu gói tin cập nhật bị mất.