Đặc điểm tương đồng và khác biệt về mặt ngữ pháp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số công cụ phục vụ cho việc phát triển hệ thống hỗ trợ dịch Trung Việt (Trang 46 - 47)

Ngữ tố tiếng Hán và ngữ tố tiếng Việt hầu hết là đơn âm, các ngữ tố kết hợp với nhau tạo thành từ hợp thành (ghép), hoặc ngữ cố định. Phương thức cấu tạo từ của tiếng Hán và tiếng Việt căn bản giống nhau.

3.2.4.1 Tính chất ngữ tố

- Ngữ tố thực (tự do và nửa tự do)

Tiếng Hán Tiếng Việt

天, 地, 人, 書, 白, 说 trời, đất, người, sách, trắng, nói, 山 (水), 研 (究), 偉 (大) sơn (thuỷ), nghiên (cứu), vĩ (đại)

- Ngữ tố hư (tự do và không tự do)

Tiếng Hán Tiếng Việt

的, 了, 是, 不, 啊 của, rồi, vâng, không, ạ 老, 她, 子 lão, ả, con

3.2.4.1 Phương thức cấu tạo từ

- Từ đơn thuần (đơn âm, song âm, đa âm)

Tiếng Hán Tiếng Việt

人, 山, 學, 是, 高, 紅, 的 người, núi, học, là, cao, đỏ, của

伶 俐, 芭 黎, 西 班 牙 lanh lợi, Paris, Tây Ban Nha

- Từ hợp thành (ghép). Về cơ bản, hai ngôn ngữ đều có sự giống nhau về

phương phức cấu tạo. Tuy nhiên vẫn có sự tiểu dị đó là, trong tiếng Việt, yếu tố

từ Hán Việt có phương thức cấu tạo của Hán ngữ (vật lý học, sử học, tác giả, v.v..) đồng thời cũng có phương thức cấu tạo của Việt ngữ (Thần Nông, Nữ Oa) (xem ví dụ trong sách tiếng Việt để bổ sung).

- Hán ngữ và Việt ngữ đều là ngôn ngữ phân tích tính, thiếu các tiêu chí rõ

ràng xác định từ loại và không có sự biến hoá từ hình. Cho nên về từ pháp và cú

pháp có nhiều điểm tương đồng. Hán ngữ và Việt ngữ cũng có những cách phân

loại từ gần giống nhau: Hư từ, thực từ và các loại từ cụ thể. Vai trò của hư từ, thực từ của Hán ngữ và Việt ngữ căn bản giống nhau, không có biến hình, biến thái. Vị

trí của từ trong câu quyết định chức năng ngữ pháp của nó. Ranh giới giữa các từ

loại không rõ ràng. - Đoản ngữ và câu

Phương thức cấu tạo đoản ngữ và câu trong Hán ngữ và Việt ngữ cũng có

nhiều điểm tương đồng. Hán ngữ và Việt ngữ đều dựa vào trật tự từ và hư từ để

biểu thị ý nghĩa ngữ pháp. Điểm khác biệt ở đây là trong cấu trúc danh ngữ, thành

phần định ngữ đứng trước ở tiếng Hán và đứng sau ở tiếng Việt. Trạng ngữ trong

tiếng Hán luôn đứng trước vị ngữ, còn trong tiếng Việt thì trạng ngữ có thể đứng tự do ở nhiều vị trí khác nhau.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số công cụ phục vụ cho việc phát triển hệ thống hỗ trợ dịch Trung Việt (Trang 46 - 47)