Nhận xét về các chiến lược

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số công cụ phục vụ cho việc phát triển hệ thống hỗ trợ dịch Trung Việt (Trang 32 - 34)

2.3.1.1 Chiến lược dịch trực tiếp

Chiến lược này đơn giản và trong giới hạn nào đó thì nó tỏ ra hiệu quả. Đã có nhiều hệ dịch trên thế giới đã chọn chiến lược này làm nền tảng và bổ sung thêm một số cải tiến khác trong việc dịch các ngôn ngữ cùng loại hình. Tuy nhiên, chúng ta không thế áp dụng chiến lược này để dịch 2 ngôn ngữ khác nhau về loại hình như tiếng Anh và tiếng Việt.

2.3.1.2 Chiến lược dịch kiểu chuyển đổi cú pháp

Chiến lược này chỉ xác định được ý nghĩa ngữ pháp, về mối liên hệ giữa các đơn vị trong câu, nhưng chưa giải quyết được các trường hợp nhập nhằng về ý nghĩa từ vựng mà có cùng ý nghĩa ngữ pháp. Hầu hết các hệ dịch thương mại hiện

nay trên thế giới cũng như các hệ dịch ở Việt Nam đều sử dụng chiến lược này.

Tóm lại: dịch theo kiểu chuyển đổi cú pháp như thế này là cần nhưng chưa đủ. Khi áp dụng chiến lược này vào thực tế, ta phải kết hợp với bộ phận phân giải ngữ nghĩa với độ sâu phân tích phù hợp.

2.3.1.3 Chiến lược dịch kiểu liên ngôn ngữ

Chiến lược này là rất khó (do phải xây dựng ngôn ngữ trung gian) và có nhiều chỗ phân tích quá sâu không cần thiết và không phải lúc nào cũng phân tích được. Chính vì vậy, mà đến nay trên thế giới cũng chưa có hệ thống dịch thành công nào mà dựa trên hoàn toàn vào chiến lược này cả.

2.3.1.4 Chiến lược dịch kiểu chuyển đổi cú pháp kết hợp với phân giải ngữ nghĩa nông

Chiến lược này là một giải pháp dung hòa giữa chuyển đổi cú pháp và liên ngông ngữ. Bước chuyển đổi cú pháp để xác định mối liên hệ giữa các thành phần

trong câu (ý nghĩa ngữ pháp), còn bước phân giải ngữ nghĩa nông nhằm xác định

ngữ nghĩa (ý nghĩa từ vựng) ở mức cần thiết để khử nhập nhằng khi cần (khi mức

độ cú pháp không giải quyết được). Việc xác định khi nào cần khử nhập nhằng khi nào không thì tùy vào trường hợp cụ thể cho từng cặp ngôn ngữ cụ thể, vì vậy cách dịch này thích hợp cho các hệ dịch song ngữ. Thật vậy, không phải lúc nào các nhập

nhằng cấu trúc cú pháp đều cần phải giải quyết vì trong thực tế còn có rất nhiều sự

nhập nhằng này vẫn còn và vẫn chấp nhận được vì những sự nhập nhằng này hoàn

toàn không ảnh hưởng gì đến chất lượng dịch do việc hiểu (khử nhập nhằng) tùy

vào người đọc. Ví dụ: xét “The man saw the monkey witch a telescope” thì giới ngữ

witch a telescope” có thể bổ nghĩa cho “monkey” hoặc cho “man”. Để giải quyết

phải sử dụng đến những heuristics như: kết hợp phải (right association), nút gắn tối thiểu (minimal attachment), … rất phức tạp và không phải lúc nào cũng cho kết quả mong muốn. Tuy nhiên, xét kỹ lại ta thấy tại sao ta phải giải quyết nhập nhằng này để làm gì, vì khi dịch sang tiếng Việt “Người đàn ông nhìn con khỉ với một kính

viễn vọng” thì nhập nhằng sẽ được khử ngay bởi người đọc. Với phương châm là:

“không bao giờ làm hơn những cái cần thiết” (theo triết lý trong dịch máy Occam), nên chiến lược dịch được lai tạo này tỏ ra ưu việt hơn cả trong các chiến lược dịch máy cho một cặp ngôn ngữ khác loại hình.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số công cụ phục vụ cho việc phát triển hệ thống hỗ trợ dịch Trung Việt (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)