- Thẩm định năng lực của đối tác mua nhượng quyền
3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THIẾT LẬP VÀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI NGÀNH HÀNG
THỐNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI NGÀNH HÀNG BÁN LẺ Ở VIỆT NAM
3.1. Một số giải pháp đổi mới công tác quản lý Nhà nước về nhượng quyền thương mại đối với Doanh nghiệp trong và ngoài nước.
3.1.1. Giải pháp nâng cao nhận thức và hiểu biết của về kinh doanh nhượng quyền:
Nhượng quyền thương mại là một hình thức kinh doanh khá mới ở Việt Nam, các kiến thức về nhượng quyền hay tài liệu bằng tiếng Việt về nhượng quyền hầu như chưa có nhiều. Do đó, đòi hỏi nhà nước phải có chính sách nhằm định hướng, khuyến khích các doanh nghiệp muốn nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trước xu thế hội nhập phải tìm hiểu, hiểu biết về kiến thức Nhượng quyền thương mại.
3.1.2. Giải pháp xây dựng và hoàn thiện môi trường pháp lý điều chỉnh hoạt động kinh doanh Nhượng quyền thương mại.
Pháp luật về Nhượng quyền thương mại thì chưa rõ ràng, quy định chưa cụ thể. trong Luật thương mại quy định rất ít về nhượng quyền. Do đó, giải pháp để khơi thông, kích thích sự phát triển Nhượng quyền thương
mại là Nhà nước cần nghiên cứu và bàn hành đầy đủ và kịp thời về pháp luật Nhượng quyền thương mại.
3.1.3. Khuyến khích sự ra đời và xây dựng các hiệp hội về Nhượng quyền thương mại.
Ở Việt Nam, Mặc dù đã có sự xuát hiện của thương hiệu nhượng quyền cách từ đầu những năm 90 của thế kỷ 20, nhưng chưa có một hiệp hội Việt Nam nào về Nhượng quyền thương mại thành lập để hướng dân hay thông tin cho các doanh nghiệp về Nhượng quyền thương mại. Do đó, Nhà nước cần có chỉ đạo cho các Bọ có liên quan thành lập các hiệp hội về Nhượng quyền thương mại để đáp ứng nhu cầu trên.
3.1.4. Các giải pháp khác
Ngoài ra, Nhà nước cần có các biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng và quảng bá thương hiệu để Nhượng quyền thương mại, Thành lập trung tâm xúc tiến về Nhượng quyền thương mại…
3.2. Một số giải đổi mới hoạt động quản trị kinh doanh của các doanh nghiệp Nhượng quyền thương mại.
3.2.1. Nâng cao hiệu quả thẩm định, kiểm tra, giám sát hệ thống nhượng quyền.
Muốn nâng cao hiệu quả của dự án nhượng quyền, thì các doanh nghiệp cần phải chú ý ở khâu thẩm định trước khi nhượng quyền, vì nó sẽ là bằng chứng chứng tở dự án sắp nhượng quyền có khả thi hay không, giúp cho các doanh nghiệp có đầy đủ thông tin mới về đối tác. Mặt khác, khi trao Nhượng quyền cho các chủ cơ sở kinh doanh trong khu vực sẽ tạo sự tin tưởng lẫn nhau.
3.2.2. Phát triển mạng lưới phân phối sản phẩm trong hệ thống nhượng quyền.
Với một đối tác có tiềm lực tài chính mạnh, am hiểu thị trường và hiểu biết về nhượng quyền do chính công ty trang bị đào tạo, thì việc chấp nhận thiệt hại để học hỏi mô hình là hoàn toàn có thể xảy ra. Giải pháp đặt
ra đối với các doanh nghiệp là cần phải có những dòng sản phẩm mang bản sắc riêng biệt do chính doanh nghiệp tự sản xuất và chỉ thực hiện phân phối trong hệ thống Nhượng quyền.
3.2.3. Liên kết các doanh nghiệp trong nước với nhau
Để cạnh tranh được với các tập đoàn lớn trên thế giới thì các doanh nghiệp Việt Nam cần phải có sự liên kết, đoàn kết trong nước để tạo bàn đạp vững chắc cho khả năng cạnh tranh trên thương trường khi hội nhập. Chẳng hạn, nếu G7-Mart không liên kết các cửa hàng tạp hoá với nhau thì khả năng để cạnh tranh rất kém, nhưng nếu có sự liên kết giữa các cửa hàng tạo hoá trong nước và các nhà phân phối tạo thành một tập thể đoàn kết thì khả năng cạnh tranh của G7-Mart rất cao.
Kết Luận
Qua đề tài nghiên cứu, chúng ta có thể thấy được cái nhìn toàn cảnh về hình thức Nhượng quyền thương mại. Từ đó có thể thấy được thực trạng về Nhượng quyền thương mại ở Việt Nam đồng thời tìm hiểu được cách thức thực hiện nhượng quyền của một số mô hình nhượng quyền điển hình trên thế giới. Đây chính là cơ sở để thấy được những mặt tiến bộ cũng như những hạn chế trong quá trình vận dụng mô hình kinh doanh này ở Việt Nam, từ đó có thể rút ra được bài học kinh nghiệm từ hệ thống nhượng quyền này.
Quá trình gia nhập WTO cũng đang đến gần, đây chính là công cụ giúp cho các doanh nghiệp tận dụng thời cơ “đi trước”, “đón đầu”, để tăng sức cạnh tranh của mình trên thương trường. Mặt khác, qua hệ thống Nhượng quyền thương mại Nhà Nước đã thấy được những yếu kem về hệ thống luật pháp ở Việt Nam, qua đó có thể nhanh chóng tự hoàn thiện đẻ hội nhâp cùng thế giới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1) Franchis – Bí quyết thành công bằng mô hình nhượng quyền kinh doanh TS Lý Quí Trung, Nhà Xuất Bản Trẻ, 2005
2) Luật Thương Mại Nhà Xuất Bản Chính Trị Quốc Gia, 2005