Những hạn chế

Một phần của tài liệu Nhượng quyền thương mại – Công cụ hiệu quả thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp bán lẻ ở Việt Nam (Trang 25 - 28)

- Thẩm định năng lực của đối tác mua nhượng quyền

2.4.2.Những hạn chế

Bên cạnh những thành công thì cũng có nhiều hạn chế như nảy sinh tranh chấp về doanh thu, giữ gìn bí quyết nghề nghiệp, luật pháp chưa đầy đủ. Muốn kinh doanh Nhượng quyền thương mại phải có ít nhất hai

điều kiện, đó là: Một nền tảng luật pháp đủ mạnh để bảo vệ quyền lợi bên chủ thương hiệu và một hệ thống marketing tốt để xây dựng được những đặc trưng của sản phẩm và dịch vụ.

Hai điều này Việt Nam đều thiếu, đặc biệt là nền tảng pháp lý vì Nhượng quyền thương mại là mô hình kinh doanh rất dễ nảy sinh tranh chấp, phụ thuộc vào người được nhượng quyền có giữ được tính toàn vẹn của hình ảnh thương hiệu hay sẽ phá hỏng. Hệ thống càng lớn, hệ thống càng lớn người quản lý càng dễ mất quyền kiểm soát. khi đó, việc bảo vệ thương hiệu là vấn đề sống còn của bên nhượng. Ông Vũ Văn Minh – Giám đốc Vina Giầy lo ngại “Một khi thương hiệu đã được nhượng thì sẽ là của chung, nếu người kinh doanh không bảo vệ thì sẽ gây tổn thất rất lớn của doanh nghiệp nhượng quyền” vì chỉ cần một, hai đối tác làm sai quy cách sẽ làm ảnh hưởng xấu đến toàn bộ hệ thống.

Ông Nguyễn Trần Quang, Giám đốc thương hiệu cà phê Trung Nguyên, doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam thực hiện nhượng quyền cho chuỗi các quán cà phê Trung Nguyên cũng đã than thở về tình trạng “giả mạo” Trung Nguyên. Hiện doanh nghiệp này có đến hơn nghàn quán cà phê nhượng quyền trong và ngoài nước, nhưng cũng đã có không ít trường hợp vẫn là quán cà phê Trung Nguyên, vẫn cách bày trí đó nhưng giữa chủ nhân thực sự và chủ quán chẳng có mối liên hệ nào. Ông Quang cho rằng, đây là tình trạng vi phạm bản quyền nhưng tiếc thay, khó có thể xử lý triệt để.

Cũng vì lý do này, Công ty bất động sản Hoàng Quân tại TP HCM tỏ ra hết sức dè dặt khi có nhiều lời đề nghị được nhượng quyền thương hiệu Hoàng Quân và chuyển giao công nghệ kinh doanh bất động sản. “Tiêu chí nào để quản lý bên nhận chuyển nhượng và bảo vệ thương hiệu? Chúng tôi không đủ tự tin và kiến thức để triển khai nhượng quyền thương hiệu”, đại diện công ty Hoàng Quân băn khoăn.

Còn đại diện liên minh HTX TP HCM Saigon Coop thì có nỗi lo toan khác: “Chắc chắn xu hướng sắp tới Saigon Coop sẽ phải chuyển sang kinh doanh theo hình thức Nhượng quyền thương mại nhưng hiện nay chưa nắm vững kỹ thuật chuyển nhượng, ví dụ như phí nhượng quyền được tính như thế nào, nên áp dụng phí chọn gói hay từng phần”.

Do vậy, các nhà kinh doanh nhận định phương thức này mới và hay nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Và tất cả đều mong chờ Việt Nam gia nhập WTO - sự đảm bảo tốt nhất về môi trường pháp lý cho Nhượng quyền thương mại bùng nổ.

Một phần của tài liệu Nhượng quyền thương mại – Công cụ hiệu quả thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp bán lẻ ở Việt Nam (Trang 25 - 28)