Phương pháp thu thập thông tin
Để đạt được mục tiêu đề ra, đề tài sử dụng kết hợp đồng thời nhiều phương pháp, đặc biệt là các phương pháp điều tra xã hội học, bao gồm: phỏng vấn cấu trúc dựa trên bảng hỏi, phỏng vấn bán cấu trúc các nhóm đối tượng khác nhau, thảo luận nhóm tập trung. Ngoài ra, đề tài còn kết hợp thêm một số phương pháp như quan sát, đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA) để làm rõ thêm các vấn đề cần quan tâm.
BỐI CẢNH TỔN THƯƠNG - Sốc - Xu hướng - Mùa vụ TC CN VC XH TN
Cấu trúc & Tiến trình khai triển CẤU TRÚC * Các cấp chính quyền * Khu vực tư nhân * Luật *Văn hoá * Thể chế TIẾN TRÌNH Chiến lược sinh kế KẾT QUẢ SINH KẾ - Tăng thu nhập - Nâng cao đời sống - Giảm khả năng tổn thương - Tăng cường an ninh lương thực - Sử dụng tài nguyên bền vững hơn Ảnh hưởng & tiếp cận Tài sản sinh kế N h ằm đ ạt đư ợ c
Phân tích tài liệu
Để có được thông tin thứ cấp đáng tin cậy và góp phần định hướng cho đề tài nghiên cứu, chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích tài liệu. Trong báo cáo, các tài liệu được phân tích chủ yếu là các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước có liên quan, các báo cáo của các cấp chính quyền địa phương, các văn bản pháp quy và các tư liệu liên quan của các cơ quan ban ngành.
Phỏng vấn cấu trúc
Phỏng vấn cấu trúc được thực hiện dựa trên cơ sở bảng hỏi được thiết kế một cách chặt chẽ, lôgic. Trong đề tài, khách thể được khảo sát phần lớn là các hộ đồng bào DTTS, do vậy bảng hỏi được xây dựng một cách ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với sự hiểu hiết của người dân địa phương.
Cách thức chọn mẫu khảo sát:
Trong khuôn khổ đề tài, việc chọn mẫu được tiến hành theo các bước sau: - Lựa chọn xã khảo sát: Huyện A Lưới có 20 xã và 01 thị trấn. Từ 21 xã, thị trấn của huyện, đề tài lựa chọn các xã để khảo sát với các tiêu chí: (i) Các xã phải được triển khai chính sách GĐGR và (ii) là địa bàn cư trú chính của tộc người Tà Ôi và Cơ Tu. Từ 02 tiêu chí trên, đề tài chọn 3 xã của huyện A Lưới làm điểm khảo sát, gồm Hương Nguyên, Hồng Hạ và A Ngo. Trong đó, Hương Nguyên và Hồng Hạ là địa bàn sinh sống chủ yếu là người Cơ Tu; A Ngo là địa bàn sinh sống chủ yếu của người Tà Ôi. Cả ba xã được chọn đều đang triển khai chính sách GĐGR của Nhà nước.
Bảng 1. Một số thông tin cơ bản về các xã khảo sát
STT Địa bàn Diện tích đấttự nhiên (ha) Lâm nghiệp (ha)Diện tích đất Dân số
1 A Ngo 867,80 568,60 3.051 khẩu; 714 hộ 2 Hồng Hạ 14.100,00 12.552,00 1.613 khẩu; 371 hộ 3 Hương Nguyên 32.397,30 29.589,70 1.197 khẩu; 254 hộ
Tổng 47.365,10 ha 42.710,30 ha 5.861 khẩu; 1.339 hộ
Hình 3. Bản đồ địa bàn nghiên cứu
Nguồn: http://gisportal.thuathienhue.gov.vn
- Lựa chọn mẫu khảo sát: Việc chọn mẫu (hộ gia đình) được tiến hành theo nguyên tắc ngẫu nhiên. Để xác định dung lượng mẫu, chúng tôi dựa vào công thức tính mẫu sau:
Nt2 x pq n =
Nε2 + t2 pq
trong đó: n: Dung lượng mẫu cần chọn N: Tổng thể nghiên cứu t: hệ số tin cậy của thông tin ε: Phạm vi sai số chọn mẫu pq: Phương sai của tiêu thức thay phiên (0,25)
Do p+q = 100% = 1 và p = q -1 tức là p = q = 0,5 và pq = 0,25
Với tổng số hộ trên địa bàn 3 xã là 1.339 hộ, để được mẫu đại diện với yêu cầu độ tin cậy là 99,7%, (t=3), sai số không vượt quá 10% (0,1). Áp dụng công thức trên ta có:
1.339 x 32 x 0,25
n = = 192 1.339 x 0,12 + 32 x 0,25
Như vậy, dung lượng mẫu cần khảo sát trên địa bàn 3 xã là 192 hộ và chúng tôi đã tăng thêm 5% lượng mẫu trong khảo sát (8 hộ). Tổng lượng mẫu cuối cùng
của đề tài khảo sát được là 200 hộ. Tuy nhiên, do tại các địa bàn khảo sát, nhiều tộc người sống xen kẽ cùng nhau trong một cộng đồng nên trong mẫu khảo sát có nhiều hộ không thuộc tộc người Cơ Tu và Tà Ôi nên đã bị loại. Vì vậy, số mẫu cuối cùng được sử dụng để phân tích trong suốt đề tài là 139 mẫu. Từ số mẫu được xác định, cơ cấu mẫu được tóm tắt như sau :
Bảng 2. Cơ cấu mẫu khảo sát
Cơ cấu mẫu Số lượng mẫu Tỷ lệ %
Tà Ôi 81 58.3
Cơ Tu 58 41.7
Tổng 139 100%
Theo giới tính Nam 38 27.3
Nữ 101 72.7 Tổng 139 100% Theo độ tuổi Từ 18- 35 70 50.4 Từ 36-55 48 34.5 Trên 55 21 15.1 Tổng 139 100% Theo trình độ học vấn Mù chữ 42 30.2 Tiểu học 35 25.2 THCS 38 27.3 THPT 20 14.4 TC,CĐ, ĐH 4 2.9 Tổng 139 100%
Theo tình trạng kinh tế hộ Nghèo 46 33.1
Cận nghèo 21 15.1
Trung bình 62 44.6
Khá, giàu 10 7.2
Tổng 139 100%
Phỏng vấn bán cấu trúc
Đề tài đã thực hiện được 20 cuộc phỏng vấn bán cấu trúc, với các nhóm đối tượng khác nhau, gồm: người dân, già làng, chính quyền địa phương cấp thôn, xã, huyện và đại diện một số cơ quan trên địa bàn.
Thảo luận nhóm tập trung
Ngoài việc tiến hành phỏng vấn trực tiếp các cá nhân, người dân tại các địa bàn khảo sát còn được tập hợp thành các nhóm nhỏ để thảo luận sâu về những nội dung
liên quan đến đề tài, đồng thời cũng qua đó kiểm tra độ chính xác của thông tin thu được từ phỏng vấn cấu trúc và phỏng vấn bán cấu trúc. Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã tiến hành tổ chức 4 cuộc thảo luận nhóm (TLN): 3 cuộc với người dân và 1 cuộc với chính quyền địa phương cấp xã. Mỗi nhóm có từ 6-10 người tham gia. Một số kỹ thuật được vận dụng trong quá trình TLN để thu thập thông tin đa chiều, bao gồm sơ đồ Venn, lập bản đồ tài nguyên, đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA).
Quan sát thực địa
Phương pháp nghiên cứu này rất bổ ích cho đề tài khi mà đối tượng được khảo sát là người DTTS, ngại giao tiếp với người bên ngoài, khả năng diễn đạt còn nhiều hạn chế, do không biết tiếng phổ thông và tỷ lệ người không biết chữ khá lớn. Do vậy, quan sát đã giúp ích rất nhiều trong việc thu thập, bổ sung và kiểm tra thông tin.
Xử lý thông tin
Thông tin thu được từ bảng hỏi được xử lý bằng các phương pháp và công cụ của thống kê và một số chức năng nâng cao của phần mềm chuyên dụng SPSS. Các thông tin từ phỏng vấn bán cấu trúc, thảo luận nhóm tập trung,... được tổng hợp và phân tích theo chủ đề, phù hợp với nội dung của đề tài.
CHƯƠNG 1
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN A LƯỚI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 1.1. Điều kiện tự nhiên của huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế
A Lưới là một huyện miền núi nằm về phía Tây của tỉnh Thừa Thiên Huế, cách thành phố Huế khoảng 70km. Phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Quảng Trị, phía Nam giáp tỉnh Quảng Nam, phía Đông giáp huyện Hương Trà và huyện Nam Đông, phía Tây giáp nước CHDCND Lào. Đặc điểm địa hình của A Lưới tương đối phức tạp, độ cao trung bình từ 680 m - 1.150 m, bị chia cắt mạnh bởi nhiều hệ thống khe suối, xen giữa các vùng núi cao, đèo dốc, có các vùng đất bằng tạo thành các thung lũng.
Tổng diện tích đất của A Lưới là 122.463,60 ha, phần lớn là đất nương rẫy và rừng tự nhiên. Diện tích đất lâm nghiệp là 107.868,36 ha chiếm 88% diện tích đất tự nhiên toàn huyện, trong đó diện tích rừng tự nhiên là 86.647,1 ha [UBND huyện A Lưới, 2012]. Hiện A Lưới là huyện có diện tích rừng lớn nhất của tỉnh Thừa Thiên Huế, đặc biệt là rừng tự nhiên. Đất sản xuất nông nghiệp của A Lưới rất hạn chế, chỉ có 6.128,96 ha, chiếm 5% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện [Chi cục Thống kê huyện A Lưới, 2012].
Hình 4. Tỷ trọng đất lâm nghiệp của huyện A Lưới năm 2012
Nguồn: Hạt Kiểm lâm A Lưới, 2012 Rừng tự nhiên trên địa bàn huyện A Lưới hiện do 8 chủ thể quản lý, gồm: Khu bảo tồn Phong Điền; Ban quản lý rừng phòng hộ A Lưới; Công ty lâm nghiệp Nam Hòa, Khu bảo tồn Sao la, Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Bồ; UBND các xã; cộng đồng và các hộ gia đình.
Hình 5. Cơ cấu chủ thể quản lý rừng tự nhiên ở huyện A Lưới
Nguồn: Hạt Kiểm lâm A Lưới, 2012
1.2. Các đặc điểm kinh tế, xã hội của các tộc người ở huyện A Lưới
A Lưới có 20 xã và 1 thị trấn, trong đó 12 xã biên giới, 12 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn. 21/21 xã của huyện A Lưới đã có điện lưới quốc gia, tỷ lệ hộ dùng điện là 95,3% [UBND huyện A Lưới, 2012]. Dân số của huyện đến cuối năm 2012 là 45.926 người, trong đó DTTS chiếm đến 80%, mật độ dân số thấp: 35 người/km2, dân số ở nông thôn chiếm khoảng 85%. Hệ thống giao thông huyện A Lưới tương đối hoàn thiện, hầu hết các tuyến đường xã, liên xã, liên thôn đều được trải nhựa hoặc bê tông hóa, thuận lợi cho việc đi lại và lưu thông hàng hóa giữa miền núi với miền xuôi làm phong phú thị trường hàng hóa, tạo đà phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, A Lưới vẫn là một trong những huyện thuộc diện khó khăn nhất của tỉnh Thừa Thiên Huế.
Từ trước đến nay A Lưới luôn được xác định là địa bàn nghèo nhất của tỉnh Thừa Thiên Huế. Mặc dù trong những năm qua các báo cáo của địa phương cho thấy đời sống của người dân đã có nhiều chuyển biến tích cực, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm: năm 1998, tỷ lệ nghèo trên địa bàn huyện A Lưới chiếm đến 80% số dân, nhưng đến năm 2012, tỷ lệ hộ nghèo giảm chỉ còn 16,88% [UBND huyện A Lưới, 2013].
Tuy nhiên, kết quả khảo sát của chúng tôi tại 3 xã - địa bàn cư trú chính của hai tộc người Cơ Tu và Tà Ôi cho thấy tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo ở địa phương vẫn còn rất cao: 33,5% số hộ được khảo sát nằm trong diện hộ nghèo và 15% là hộ cận nghèo (theo tiêu chí của Chính phủ)1. Như vậy số hộ nghèo và cận nghèo trên địa bàn đã lên đến gần 50%. Hộ khá giàu chiếm một tỷ lệ rất khiêm tốn (chỉ 7.2%).
Hình 6. Tình trạng kinh tế hộ gia đình của người Cơ Tu và Tà Ôi
Nguồn: Khảo sát thực địa năm 2012
1Chuẩn nghèo của Việt Nam giai đoạn 2011-2015 được Chính phủ quy định như sau: Hộ nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000 đ/người/tháng (từ 4,8 triệu đ/người/năm) trở xuống. Hộ nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000 đ/người/tháng (từ 6 triệu đ/người/năm) trở xuống. Hộ cận nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 401.000 đ đến 520.000 đ/người/tháng. Hộ cận nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 501.000 đ đến 650.000 đ/người/tháng [Thủ tướng Chính phủ, 2011].
Số liệu khảo sát cho thấy không có sự khác biệt nhiều về tình trạng kinh tế giữa 2 tộc người. Mặc dù vậy người Tà Ôi nhìn chung vẫn có mức sống cao hơn so với người Cơ Tu: tỷ lệ hộ trung bình và hộ khá giàu ở tộc người Tà Ôi đều cao hơn so với tộc người Cơ Tu.
Hình 7. Tình trạng kinh tế hộ gia đình, theo tộc người
Nguồn: Khảo sát thực địa, 2012 Xét theo địa bàn cư trú cho thấy trong 3 xã được khảo sát, đời sống của người dân ở xã A Ngo cao hơn so với 2 xã còn lại. Người nghèo tập trung nhiều nhất ở xã Hương Nguyên, với 38,7%, tiếp đến là Hồng Hạ (27,3%). Xã A Ngo có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất (25,3%) và có số hộ khá giàu nhiều nhất trong 3 xã được khảo sát.
Hình 8. Tình trạng kinh tế hộ gia đình, theo địa bàn (Tỷ lệ %)
Nguồn: Khảo sát thực địa, 2012
Quy mô hộ gia đình
Ở Việt Nam, kết quả khảo sát từ cuộc Tổng điều tra dân số năm 2009 cho thấy cỡ hộ trung bình của gia đình Việt đã giảm khá nhanh, từ 4,82 người (năm 1989) xuống còn 4,51 (năm 1999) và 3,78 người (năm 2009) [UNFPA, 2011]. Phần lớn các nghiên cứu đều cho thấy quy mô hộ gia đình và tình trạng nghèo đói có mối quan hệ chặt chẽ với nhau: hộ càng đông người thì càng nghèo2.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, kết quả kiểm định χ2 trên tập mẫu điều tra (139 hộ) ở huyện A Lưới cho thấy, về mặt thống kê, tình trạng nghèo của hộ gia đình không phụ thuộc nhiều vào quy mô của hộ (xem chi tiết ở Bảng 3). Điều này cũng thể hiện qua số liệu về tỷ lệ nghèo của các nhóm hộ gia đình: cụ thể tỷ lệ này của nhóm có 1-4 thành viên là 35.3%; của nhóm hộ gia đình có 5-8 thành viên là 42.3%, và của nhóm hộ gia đình từ 9-14 thành viên là 40%. Như vậy sự khác biệt giữa các nhóm là không đáng kể.
Bảng 3. Quy mô hộ gia đình của các tộc người trên địa bàn A Lưới
2Nghiên cứu của Tống Văn Đường và Trần Thị Thu [2010]cho thấy các hộ nghèo đói có quy mô hộ gia đình cao gấp 1,4 lần so với các hộ khá giàu.
Dân tộc Số con bình quântrong gia đình (người)
Số thành viên bình quân trong gia đình
(người)
Số lao động chính bình quân trong gia đình (người)
Cơ Tu 2.79 4.97 1.97
Tà Ôi 2.79 4.91 2.02
Nguồn: Khảo sát thực địa 2012
Số liệu khảo sát cũng cho thấy không có sự khác biệt giữa hai tộc người về
số con bình quân trong mỗi gia đình, số thành viên cũng như số lao động chính
trong mỗi gia đình.
Trình độ học vấn
Kết quả điều tra về tình trạng học vấn của 2 tộc người trên địa bàn huyện A Lưới đã cho một kết quả rất đáng lo ngại. Số người được qua đào tạo nghề rất thấp (2,9%), trình độ học vấn của người dân chủ yếu là tiểu học và THCS, trong đó, người không biết chữ chiếm tỷ lệ rất cao, trên 30% trong tổng số những người được khảo sát.
Hình 9. Trình độ học vấn của người dân
Nguồn: Số liệu khảo sát, 2012 Trong 2 tộc người được khảo sát, tỷ lệ mù chữ của người Cơ Tu cao gần gấp đôi so với người Tà Ôi, với số liệu tương ứng là 41,4% và 22,2%. Ở các cấp học khác không có sự khác biệt nhiều giữa 2 tộc người.
Hình 10. Trình độ học vấn của người dân, theo tộc người
Nguồn: Khảo sát thực địa, 2012 Khi xét tương quan giữa tìnhtrạng mù chữ với tình trạng kinh tế hộ gia đình
cho thấy, mặc dù tỷ lệ người mù chữ xuất hiện ở tất cả các nhóm hộ nhưng tập trung nhiều nhất ở nhóm hộ nghèo. Càng lên các bậc học cao hơn, sự bất bình đẳng càng thể hiện rõ hơn. Người có trình độ trung cấp trở lên chủ yếu tập trung ở nhóm hộ trung bình và hộ khá. Trong khi đó ở hai nhóm hộ nghèo và cận nghèo không có người nào có trình độ trên trung học phổ thông.
Trên mẫu điều tra ở bậc học phổ thông có 135 hộ gia đình, tỷ lệ nghèo giảm dần theo trình độ học vấn, cụ thể như sau: Tỷ lệ nghèo đối với nhóm Mù chữ
(42,9%), Tiểu học (34,3%), THCS (28,9%) và THPT (25%), và đặc biệt trong mẫu điều tra có 04 hộ có trình độ “Trung cấp, cao đẳng, đại học” và cả 04 hộ này đều không nghèo.
Hình 11. Trình độ học vấn của người dân, theo nhóm hộ
Nguồn: Khảo sát thực địa, 2012
Vấn đề Giới
Kết quả khảo sát tại 139 hộ gia đình trên địa bàn cho thấy tình trạng nghèo của hộ gia đình trên địa bàn không liên quan đến chủ hộ của gia đình đó là nam