Đo đường kính cổ trục tại ba vị trí trên hai tiết diện vuông góc (giữa cổ trục, hai bên đầu cách mép ngoài 15 mm).
Hình 2.8. Vị trí đo độ mòn cổ trục phía lái Bảng 2.3. Đo độ mòn cổ trục chong chóng STT Mặt phẳng 1 d (mm) Mặt phẳng 2 d (mm) Vị trí 1 Vị trí 2 Vị trí 3 Vị trí 1 Vị trí 2 Vị trí 3 Cổ phía mũi Cổ phía lái 3. Kiểm tra trục bị nứt a. Nguyên nhân Do trục bắt đầu bị mỏi
Sự tập trung ứng suất do kết cấu các bộ phận chưa hợp lý gây nên (góc lượn…), hoặc do chất lượng chế tạo xấu (vết xước do gia công, kỹ thuật nhiệt luyện kém...), hoặc do bị ăn mòn cục bộ, lệch tâm hệ trục.
Sử dụng không đúng kỹ thuật (ổ trục điều chỉnh không đúng, khe hở cần thiết quá nhỏ...).
Ứng suất nhiệt do trục bị nung nóng khi dầu bôi trơn không đủ.
Ngoài ra còn do va đập, chất lượng vật liệu kém (có rỗ, bị hỏng), khuyết tật hàn.
b. Tác hại
Nếu các vết nứt không được phát hiện và sửa chữa kịp thời nó sẽ lan rộng có thể làm cho trục bị gãy.
c. Cách kiểm tra
Tháo trục chong chóng, làm sạch toàn bộ bề mặt ngoài. Sau khi xem xét bằng mắt thường thì tiến hành kiểm tra bằng chất chỉ thị mầu hoặc từ tính. Khi thấy vết nứt thì độ sâu của vết nứt được kiểm tra bằng siêu âm.
Thông thường kiểm tra vết nứt được tiến hành bằng phương pháp Mcrocheck: Dùng chất tẩy rửa làm sạch bề mặt cần kiểm tra, sau đó phun một lớp bột mầu đỏ lên trên, nếu có vết nứt thì có đường màu đỏ hiện nên.
Bằng siêu âm có thể phát hiện những vết nứt trên côn trục và phần đuôi cổ trục.