6. Cấu trúc luận văn:
3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật qua xung đột
Khắc hoạ chân dung nhân vật qua xung đột là biện pháp nghệ thuật thường gặp trong tiểu thuyết truyền thống. Nhân vật được đặt trong xung đột với hoàn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 82
cảnh, xung đột với các nhân vật khác hoặc xung đột với chính bản thân mình, qua đó nhà văn thể hiện tính cách nhân vật.
Trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly, rất nhiều nhân vật được khắc hoạ thành công
thông qua sự miêu tả xung đột đột trong nội tâm nhân vật. Từ thái sư Quý Ly, Hồ Nguyên Trừng, Trần Khát Chân, Sử Văn Hoa, Phạm Sinh đến công chúa Huy Ninh, quận chúa Quỳnh Hoa, Thanh Mai… đều được nhà văn đặt vào những hoàn cảnh, những xung đột đòi hỏi nhân vật phải tự ý thức, tự đấu tranh để có sự lựa chọn, ứng xử phù hợp nhất, qua đó người đọc nhận ra những băn khoăn, suy nghĩ và tính cách nhân vật. Hồ Quý Ly được khắc hoạ là nhân vật có cá tính độc đáo, nổi bật, trội hơn hẳn so với các nhân vật khác trong cuốn tiểu thuyết này. Hồ Quý Ly không chỉ được miêu tả như một tính cách mà còn chứa đựng đầy những nghịch lý và mâu thuẫn sâu sắc. Đây là nhân vật được nhà văn lấy làm điểm tựa của mọi biến cố lịch sử - con người đứng ở trung tâm thời đại, được soi chiếu từ nhiều góc độ, từ nhiều nhân vật khác. Tất cả những kẻ cản trở Hồ Quý Ly trong sự nghiệp canh tân đất nước tạo thành một khối xung đột khổng lồ với Hồ Quý Ly. Con người Hồ Quý Ly phức tạp bởi trong nhân vật này luôn có những mâu thuẫn, xung đột. Sự xung đột ở nhân vật Hồ Quý Ly không chỉ diễn ra với các nhân vật khác mà diễn ra gay gắt trong chính nội tâm nhân vật. Hàng loạt hành động của nhân vật cho thấy cái tàn bạo, nghiệt ngã của lịch sử với biết bao thăng trầm.
Việc lật đổ nhà Trần là một việc hệ trọng không chỉ với riêng Hồ Quý Ly mà còn hệ trọng đối với vận mệnh của cả một dân tộc. Dù Hồ Quý Ly không nói ra nhưng cả triều đình không ai không nhận thấy âm mưu đó của ông. Tôn thất nhà Trần đang tìm mọi cách chống lại ông. Hồ Nguyên Trừng thì vẫn băn khoăn: “Nhà Trần hiện nay đã thối ruỗng, đáng lật đổ. Và cha là người duy nhất hiện nay có thể lật đổ nhà Trần dễ dàng. Nhưng ơn sâu của nhà Trần với muôn dân thì cha có lật đổ được không?”[104]. Chính trong sự xung đột đó, Hồ Quý
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 83
Ly đã bộc lộ tư tưởng táo bạo, sự quyết tâm dám làm dám chịu với lý lẽ đầy thuyết phục: “Thế nếu để nguyên trạng như hiện nay, đại Việt ta có suy yếu không? Nếu nhà Trần thối ruỗng như hiện nay, mà nhà Trần tồn tại, so với một triều đại mới được dựng lên, được quét sạch lũ tham quan ô lại, được tổ chức cững rắn, được hết lời bàn ra tán vào, thì hỏi hai triều đại ấy bên nào tốt hơn, mạnh hơn?”[105]. Tính cách Hồ Quý Ly vận động và phát triển heo xu thế vận hành của lịch sử. Bởi vậy, dù không muốn nhưng Quý Ly vẫn phải sai lời thề với Nghệ Hoàng, dù không muốn nhưng vẫn phải ra tay với những kẻ chống đối ông. Đó cũng là điều “tất phải thế” bởi “Đại Việt lúc này đang rất cần một ông vua kiệt hiệt, chứ không cần một ông vua nhân từ”[8,131].
Nhân vật Sử Văn Hoa cũng được nhà văn khắc hoạ đầy ấn tượng qua mâu thuẫn và xung đột. Con đường Sử Văn Hoa đi phản ánh những thăng trầm của lịch sử. Giữa một bên là xu thế tất yếu của lịch sử với những đau đớn, tàn nhẫn, mất mát và một bên là xu thế cản trở bước tiến của lịch sử, đi ngược lại lịch sử với sự mục ruống, thối nát. Khi phải đối diện với sự lựa chọn, Sử Văn Hoa băn khoăn để tìm kiếm chân lý. Nên theo xu hướng nào đây? Hai con đường ấy đều không phải là lý tưởng nên cuối cùng Sử Văn Hoa đã chọn cho mình một con đường riêng, đứng giữa hai phe phái ấy. Đó là con đường lựa chọn của hầu hết những trí thức chân chính khi đứng trước sự đổi thay của lịch sử, đứng trước thời buổi loạn lạc. Sử Văn Hoa là con người có tài năng, có nhân phẩm, lương tri nhưng không tìm thấy chân lý ở đời.
Là một vị quan chép sử, Sử Văn Hoa biết rất rõ việc mình làm: “Toàn là những chuyện đùa chơi với lửa cả. Chép việc đời như thế nào đây? Sự lý biến dịch ra sao? Ta là kẻ dùng cây bút, dùng ba tấc lưỡi để hé nhìn tương lai, để sống ở đời, để làm bạn với vua chúa. Chỉ một chữ thôi, chỉ một câu nói thôi, ta có thể làm xổng xích một bạo chúa, hoặc có khi ngăn chặn một cuộc chém
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 84
giết”[8,43]. Mỗi lần được gọi vào cung giải mộng là mỗi lần Sử Văn Hoa được đặt trong sự xung đột hết sức căng thẳng.
Khi được gọi đến giải mộng cho Nghệ Tôn: “Sử Văn Hoa nhìn ông vua già đột nhiên như suy sụp hẳn đi, nhưng Sử không muốn vỗ về ông vua già(…) Chỉ cần bẻm mép an ủi ông ta bằng những linh tượng huyền bí, chỉ cần nguỵ luận dùng cách nói đông nói tây, dùng phép phản mộng lạ đời, chỉ cần giảng giải bằng những lời thật khác lạ, ngoắt ngoéo, chắc chắn ông ta sẽ an lòng ngay, và lại chìm vào một du mộng. Ông vua già sắp chết rồi. Bằng cách an ủi, ông ta sẽ chết một cái chết nhẹ nhàng, ngọt ngào. Nhưng không thể thế được. Cần phải nói ra sự thật. Người gần đến cái chết cần phải biết sự thật. Nếu kiếp người là những luân hồi, thì sự thật ắt hẳn phải bổ ích cho những kiếp sau[8,47- 48]. Ông không thể nói dối Nghệ Tôn, không thể nói dối chính mình. Đắn đo, cân nhắc và cuối cùng chon lựa cách nói thật, dù đó là một sự thật đau lòng.
Lần thứ hai khi được gọi vào giải mộng cho Duệ Tôn cũng vậy. Duệ Tôn muốn mượn uy tín của Sử Văn Hoa để thuyết phục triều đình về việc đem quân đánh Chế Bồng Nga. Sử Văn Hoa rất băn khoăn bởi “đoán mộng cho bậc quân vương, đâu phải chuyện chơi. Chiều theo ý người ta cũng không được. Nói thẳng băng cũng dễ mất mạng như chơi. Chẳng hiểu ông ta định dùng phép giải mộng của mình để làm trò điều khiển chính trị, hay thực lòng ông ta muốn dự đoán tương lai?”[8,141-142]. Sử Văn Hoa biết rằng mình “dễ mất mạng như chơi” nhưng rồi Sử vẫn quyết định nói lên sự thật rằng giấc mơ của Duệ Tôn là “hung mộng”.
Lần thứ ba được gọi đến để giải mộng cho Hồ Quý Ly, lại một lần nữa Sử bị đặt vào những xung đột vô cùng căng thẳng. Sử Văn Hoa không tránh khỏi thắc mắc: “Chuyện giải mộng này là thế nào đây? Một cái bẫy, hay lòng thành thật? Nỗi lo lắng của một con người đầy tham vọng cảm thấy mình cô độc hay đơn thuần chỉ một cuộc thăm dò?”[8,546]. Quả thật, “giấc mộng là một câu đố
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 85
hóc búa đối với Sử. Giải mộng thế nào đây? Quý Ly là người đa sát. Chẳng lẽ nói ra để rồi hứng chịu một hậu quả thảm khốc? Chịu chết để lấy một tiếng khen hậu thế ư? Ta đâu có cần. Điều ta cần là một cái gì ích lợi, hữu hiệu, làm thế nào bây giờ?”[8,547]. Sử Văn Hoa loay hoay để tìm kiếm câu trả lời cho tính mạng của mình. Đây là con người Sử Văn Hoa được đặt vào những thử thách đầy hiểm hoạ. Dù băn khoăn, suy tính nhưng một con người đã không ít lần phải đối mặt với cái chết như ông lẽ nào giờ lại sợ chết? Thế nên cuối cùng, Sử Văn Hoa vẫn nói thật về “giấc mộng kẻ bôi vôi mặt trắng cho Hồ Quý Ly nghe, sẵn sàng chờ đợi sự trừng phạt của Hồ Quý Ly khi nói ra những lời giải mộng chân thật.
Mỗi lần giải mộng là mỗi lần tính mạng Sử Văn Hoa bị đe doạ. Nhưng Sử Văn Hoa không thể biến mình thành kẻ phỉnh nịnh với những lời giả dối. Chính việc phải đối mặt với sự sống chết đã cho ta thấy khí phách cứng cỏi, sự trung trực, ngay thẳng của Sử Văn Hoa, trước sau ông vẫn là một sử quan chân chính.
Từ đầu đến cuối tác phẩm, Hồ Nguyên Trừng được miêu tả trong những mối quan hệ đầy mâu thuẫn. Ở Hồ Nguyên Trừng, phương diện đời tư và phương diện xã hội, tình và hiếu, riêng và chung khiến Hồ Nguyên Trừng luôn phải đứng trước sự lựa chọn. Chính những xung đột đó làm lòng Hồ Nguyên Trừng luôn mang nỗi buồn triền miên, một sự chán ngán với thực tại. Nguyên Trừng là “kẻ thông minh, có thừa nhiệt huyết để làm anh hùng mà chẳng chịu làm”. Chính vì vậy, mỗi bước chàng đi đều “suy ngẫm đắn đo”, đều “bị sự nghi ngờ vò xé”.
Bà Ba Váy trong Mẫu thượng ngàn khi gặp lại Phác - người yêu thưở xưa, người mà suốt những năm tháng qua bà vẫn khắc vào trong nỗi nhớ là khi bà rơi vào mâu thuẫn nội tâm sâu sắc. Một bên là trách nhiệm với gia đình, chồng con, một bên là người đàn ông mà bà yêu tha thiết, bà như người đứng giữa hai dòng nước. Trong thâm tâm bà muốn bất chấp tất cả để đến với anh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 86
Phác nhưng sau cùng, bà đã chấp nhận hy sinh hạnh phúc riêng mình để làm tròn trách nhiệm của một người vợ, người mẹ.
Khi đặt nhân vật trong những tình huống mâu thuẫn, xung đột, buộc nhân vật phải lựa chọn là khi nhân vật phải đối mặt với thử thách của hoàn cảnh, của chính lòng mình. Cách ứng xử, lựa chọn của nhân vật trước những thử thách đó là cách nhân vật tự thể hiện chính con người mình. Từ những phân tích nói trên có thể thấy rằng, Nguyễn Xuân Khánh đã rất thành công khi khắc hoạ nhân vật qua xung đột, mâu thuẫn.