Nhân vật dị biệt

Một phần của tài liệu nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử nguyễn xuân khánh (Trang 77 - 85)

6. Cấu trúc luận văn:

2.2.4.Nhân vật dị biệt

Nhân vật dị biệt là những con người bất hạnh vì nhiều lí do. Loại nhân vật dị biệt này đã xuất hiện trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 trong các sáng tác của Nam Cao với một số nhân vật khá ấn tượng như Thị Nở, Thiên Lôi, Lang Rận. Giai đoạn 1945 – 1975, trong văn học hầu như không có mặt của loại nhân vật này. Từ sau 1975, đặc biệt sau đổi mới 1986, loại nhân vật này xuất hiện trở lại và xuất hiện ngày càng nhiều trong văn học. Nguyễn Xuân Khánh cũng dành sự quan tâm nhất định đến loại nhân vật dị biệt này.

Trong tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh, nhân vật dị biệt xuất hiện không nhiều. Ta chỉ bắt gặp kiểu nhân vật này trong tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn với hai nhân vật là cô Ngơ và anh Mường rồ nhưng đây lại là những nhân vật để lại nhiều ám ánh đối với bạn đọc.

Cô Ngơ và anh Mường là “hai con người kỳ lạ”. Cô Ngơ là con bà Móm ở cuối làng. Hai mẹ con cô Ngơ “sống lần hồi bằng mò cua bắt ốc. Ngày mùa đi làm thuê. Lúa gặt xong thì đi mót thóc”[9,159]. Cô Ngơ chính thực tên là Ngó (ngó sen, ngó cần) bởi vì cô trắng nõn nà. Thân hình cô tròn trĩnh, mặt bụ bẫm phúng phính, thứ gương mặt của trẻ thơ hay mặt Phật. Lúc nào môi cô Ngó

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 74

cũng điểm nụ cười” [9,159]. Đặc biệt, cô “có đôi vú ấm giỏ rõ to”. “Đám con trai trong làng trông thấy cô, như rồ hết lên cả lũ” thế nhưng chẳng ai chịu lấy cô bởi vì cô “vừa nghèo vừa dở hơi”. “Cả ngày Ngó chẳng nói một câu. Ai hỏi gì cũng chẳng biết trả lời ra sao, chỉ cười trừ. Phải, cười. Trái, cười Mắng cũng cười. Chửi cũng cười. Cô ngây ngây như thế nên cả làng không gọi cô là Ngó nữa mà gọi cô là Ngơ” [9,159]. Vì cô ngớ ngẩn nên có kẻ còn muốn lợi dụng sự để hãm hiếp cô. Cô ngơ ngẩn nên cô trở thành “dị biệt” với mọi người xung quanh và cô độc giữa đồng loại.

Anh Mường rồ là người đến làm thuê cho cụ đồ Tiết. Người ta đồn “ngày xưa anh Mường này cũng theo cụ Đốc đi đánh Tây” [9,152]. Đến làm thuê và ở lại nhà cụ đồ Tiết, “anh Mường lầm lì, cả ngày chẳng nói một câu. Ai hỏi gì anh cũng chỉ cười” [9,152]. Anh Mường rồ “tuy thấp nhưng to như ông hộ pháp, cởi trần, ngực nở như vú đàn bà, cánh tay cuồn cuộn bắp thịt, màu da nâu bóng như pho tượng đồng hun. Mắt anh trợn tròn toé lửa[9,153]. “Suốt ngày, anh Mường mặc chiếc quần lửng, mình cởi trần phô bày một thân hình vạm vỡ, nâu bóng” [159]. Anh Mường đâu phải sinh ra đã “rồ”. Anh rồ là vì khi đi theo cụ Đốc chống Pháp, “trong một lần giáp lá cà, anh Mường bị thương vào đầu, từ đó anh ngơ ngơ ngẩn ngẩn”[9,159].

Cô Ngơ, anh Mường rồ, ngay cái tên của hai người đã gợi lên những sự “dị biệt”. Hai con người suốt ngày chẳng nói mà chỉ cười. Theo lời cụ đồ Tiết thì “họ hiền lành, chẳng làm hại ai bao giờ đâu”[9,148]. Thế nhưng, cuộc đời với những sự trớ trêu, phi lý lại làm hại họ. Hai con người khốn khổ ấy đã tìm được sự đồng cảm với sự “ngơ ngẩn” của nhau. “Ngơ gặp anh Mường rồ liền mê mẩn ngay. Chẳng biết họ tỏ tình với nhau bằng cách nào, bởi vì không thấy hai người nói với nhau một lời. Chỉ thấy hai người thường nhìn vào mắt nhau và cười”[9,161]. Họ đã đến với nhau bằng nụ cười, ánh mắt, trái tim, và cuối cùng họ hoà vào với nhau trong vũ điệu ái ân, họ “ôm xoắn xuýt lấy nhau, hết ở trên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 75

giường lại lăn xuống đất. Họ yêu nhau hổn hển, có lúc oai oái” [9,162]. Họ yêu nhau say đắm và bị kết tội “làm bại hoại thuần phong mĩ tục”, để rồi họ phải trốn vào trong rừng sâu để sống cách biệt với mọi người. Họ trở thành những con người bị đồng loại hắt hủi. Họ cô đơn, lạc lõng giữa chính đồng loại của mình. Cuộc đời họ để lại những dư vị chua xót, tái tê về “tình người”, “tình đời”. Cuộc đời cô Ngơ và anh Mường rồ là những dị hình “méo mó” của số phận. Nhưng đó là những con người dị biệt đáng thương, là những số phận bất hạnh không may mắn. Nhà văn nhấn mạnh cái ngơ ngẩn của họ để nói về một hiện thực không vẹn tròn. Cái dị biệt của họ vì thế gợi lên trong lòng người đọc bao niềm thương cảm, xót xa.

Với những nhân vật dị biệt này, Nguyễn Xuân Khánh đã không lý tưởng hoá về hiện thực mà nhà văn đã nhìn hiện thực trong tính toàn vẹn của nó, một hiện thực chưa thật hoàn thiện bởi hiện thực còn chứa đựng những điều phi lý. Đó là hiện thực không có sự hoà hợp giữa con người với con người, giữa con người với cuộc đời.

Như vậy, qua tìm hiểu thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly

Mẫu thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh, chúng ta nhận thấy nhà văn đã khắc hoạ một thế giới nhân vật sinh động, phong phú và đầy ấn tượng. Đặc biệt là những nhân vật hoàn toàn mới mẻ như nhân vật bi kịch, nhân vật bản năng, nhân vật huyền thoại kì ảo, nhân vật dị biệt. Mỗi loại nhân vật đều đều mở ra trường đối thoại đa chiều, nhằm chuyển tải những thông điệp của nhà văn đến bạn đọc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 76

Chƣơng 3

CÁC PHƢƠNG THỨC XÂY DỰNG NHÂN VẬT

TRONG TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ NGUYỄN XUÂN KHÁNH

Thế giới nhân vật tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Xuân Khánh hết sức đa dạng, phong phú. Khắc hoạ nhân vật là cả một quá trình tìm tòi mang đậm cá tính sáng tạo của nhà văn. Để khắc hoạ thành công một thế giới nhân vật chân thực, sống động và đa dạng, Nguyễn Xuân Khánh đã sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật khác nhau trên cơ sở vừa kế thừa những biện pháp nghệ thuật truyền thống vừa cách tân, sáng tạo để tự làm mới ngòi bút của mình. Trong phạm vi luận văn này, chúng tôi tập trung vào một số biện pháp nghệ thuật tiêu biểu, nổi bật nhất, thể hiện rõ nhất sự thành công của nhà văn trong việc khắc hoạ nhân vật.

3.1. Nghệ thuật miêu tả chân dung nhân vật

Ngoại hình tuy không quyết định và không đồng nhất với tính cách nhưng nó góp phần thể hiện tính cách nhân vật. Trong khi miêu tả ngoại hình nhân vật, Nguyễn Xuân Khánh không chú trọng miêu tả một cách chi tiết, tỉ mỉ tổng thể ngoại hình chân dung nhân vật mà thường nhà văn chỉ chọn ở mỗi nhân vật một vài nét nào đó thật sắc để làm toát lên nét riêng của nhân vật trong sự đối sánh với các nhân vật khác. Vì vậy, thế giới nhân vật trong Hồ Quý LyMẫu thượng ngàn tuy số lượng khá phong phú, kiểu loại nhân vật đa dạng nhưng không nhân vật nào lẫn nhân vật nào.

Trong tiểu thuyết Hồ Quý LyMẫu thượng ngàn có tới hơn một trăm

nhân vật, Hồ Quý Ly có 61 nhân vật, Mẫu thượng ngàn có 55 nhân vật. Số các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 77

46/61(75,4 %) nhân vật nam, Mẫu thượng ngàn có tới 41/55 (75,5%). Nhưng với các nhân vật nam trong cả hai cuốn tiểu thuyết, hầu hết Nguyễn Xuân Khánh chỉ phác họa bằng một vài nét thoáng qua, có tính chất chấm phá để lột tả nội tâm, tính cách của nhân vật. “Cụ Nho Tiết, tóc bạc phơ như một ông tiên, đang ngồi nhâm nhi chén rượu bên thềm nhà” [9,29], toát lên phong thái ung dung, hiền từ của cụ. Trái với anh trai là cụ đồ Tiết, hộ Hiếu hiện lên là “ông già gầy nhom trong bộ quần áo nâu lùng thùng, tóc dài búi sau gáy, râu dài trắng phơ, mắt ngơ ngơ ngác ngác”[9,237]. Trong những cơn ốp đồng đôi mắt ông “trắng dã trong cái hốc mắt sâu hoắm”[277]. Cái hình dáng ấy gợi ấn tượng về một con người lạ lùng, bí ẩn. Phạm Sinh được miêu tả là “Anh học trò gầy gò, mặt mũi khôi ngô, có đôi mắt sáng”[8,247]. Vài nét vẽ rất sơ sài nhưng Phạm Sinh để lại ấn tượng của một chàng trai tài giỏi, thông minh. Với Hồ Quý Ly, tác giả cũng chỉ chọn một vài nét: “khuôn mặt Hồ Quý Ly, với bộ râu dài đốm bạc, với mái tóc hầu như bạc trắng, với cái miệng ngang bằng không nhếch lên, cũng không trễ xuống, khuôn mặt của con người luôn trầm tĩnh. Chỉ có đôi mắt ông ta biểu hiện thôi, đôi mắt to với đôi lông mày rậm cũng bạc trắng. Đôi mắt thông minh, đen láy”[8,521]. Đôi mắt của nhân vật được chọn làm điểm nhấn, qua đó ta thấy toát lên cái thần của nhân vật. Đôi mắt biểu hiện sự cương nghị, thông minh, sắc sảo của Hồ Quý Ly.

Trong hai cuốn tiểu thuyết này, nhà văn đặc biệt dành sự ưu ái cho các nhân vật nữ. Qua những nét vẽ mềm mại, tinh tế của nhà văn, nhân vật hiện lên vừa rõ nét, ấn tượng, vừa thể hiện chiều sâu tâm hồn và tính cách nhân vật.

Bà Tổ Cô “thời con gái bà đẹp lắm, thắt đáy lưng ong, khuôn mặt trái xoan, mi thanh mục tú. Chẳng cần trang điểm cũng đẹp nõn nà. (…) Đặc biệt cái dáng của bà, nó sang trọng làm sao, cao quý làm sao. Cả chân tay cũng đẹp, những ngón tay dai búp măng, lấp ló dưới chiếc váy sồi đen nhánh là hai bàn chân xinh xinh gót lúc nào cũng đỏ như son. Tất cả con người như một đoá hoa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 78

tươi”[267]. Mặc dù xuất thân từ tầng lớp nông dân nhưng vẻ đẹp của bà vừa có vẻ “sang trọng, cao quý” vừa nền nã, hiền hoà. Vẻ đẹp bề ngoài ấy không chỉ tạo nên sự hấp dẫn mà còn hé lộ vẻ đẹp trong tâm hồn. Mặc dù cuộc đời nhiều truân chuyên nhưng trong hoàn cảnh nào ta cũng thấy bà là người phụ nữ nhân hậu, giàu đức hy sinh, tấm lòng bà luôn rộng mở để làm việc tốt, việc thiện.

Mụ Pháo là người có một khuôn mặt có duyên, dễ gần. “Mụ ở đâu là chỗ đó tươi tắn hẳn lên, sinh động hẳn lên. Nhìn gương mặt ấy, người ta chẳng muốn thù hằn mà chỉ thấy tin cậy. Sau mới là cái bên trong. Nó biểu hiện ra đôi con mắt. Chúng đen lay láy và hiền hậu như chứa ẩn một sự thông minh, một tấm lòng đôn hậu”[9,230]. “Và cũng như mọi người đàn bà khác của Cổ Đình, mụ ba Pháo cũng thắt đáy lưng ong, cũng xắn váy quai cồng, cũng lam làm không nghỉ, cũng phốp pháp hừng hực sức sống của trời, của đất” [9,234]. Tuy không có vẻ đẹp mặn mà, sắc nước hương trời nhưng vẻ đẹp đó gợi cho người đối diện nhiều thiện cảm, dễ gần, dễ mến.

Bà Ba Váy thời con gái “trắng một cách lạ lùng, trắng như cục bột (…) gương mặt tròn vành vạnh, vai cũng tròn, những bàn tay thì bụ bẫm như tay trẻ con. Đôi mông đít mẩy, hứa hẹn sẽ rất to và tròn”[9,140]. Cô Mùi cũng vậy, mới mười sáu tuổi “đôi vú đã như hai cái ấm giỏ” [9,246]. Nhụ là một cô gái có “thân hình mơn mởn”, “cổ tay tròn lẳn”, “đôi gò má ửng hồng như trứng gà bóc”; đặc biệt “đôi mắt đen láy, trong văn vắt có thể soi gương…”[9,261]. Cô Ngơ có “thân hình cô tròn trĩnh, mặt bụ bẫm phúng phính, thứ gương mặt của trẻ thơ hay mặt Phật. Lúc nào môi cô Ngó cũng điểm nụ cười”[9,159]. Tất cả hiện lên đều đẹp và gợi lên một sự hấp dẫn riêng. Mỗi nhân vật là một bức chân dung gợi cảm, sống động, có hồn và đầy sức hút.

Những nhân vật nữ trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly cũng vậy, dù xuất thân từ

chốn cung đình quyền quý hay nơi quê mùa thôn dã đều là hiện thân của cái đẹp. Công chúa Huy Ninh, em vua Trần Nghệ Tông và sau này là vợ thái sư (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 79

Quý Ly lúc trẻ là người đẹp nức tiếng kinh kỳ “mảnh mai yếu đuối như một bông hoa, đẹp như chiếc bình ngọc quý mong manh trong vắt, tưởng như bất cứ thứ gì thô kệch nặng nề đều có thể xâm hại”. Khi về làm vợ Quý Ly, Huy Ninh luôn là người phụ nữ dịu dàng, ân cần, thấu hiểu và tận tâm hết lòng vì chồng. Vì vậy, đối với Hồ Quý Ly bà Huy Ninh “là điều ông thiếu, là cái khát khao mà ông không có. Bà là cái mầu trắng mát mẻ luôn tràn vào tâm hồn ông để hoà dịu cái mầu đỏ luôn đêm ngày rừng rực trong ông”[8,571]. Thị Hạnh, con gái Sử Văn Hoa tuy cha là quan nhưng cô sống rất giản dị. Cô “ăn mặc rách rưới nhưng không giấu được những nét xinh đẹp khác thường, cô “duyên dáng tươi tắn”, được thừa hưởng “đôi mắt bồ câu của mẹ” và “sự thông minh bén nhạy” của cha. Thanh Mai xuất thân từ chốn dân gian nên nàng mang “một vẻ đẹp chân phác”. Cô có “một vóc người gọn gàng thon thả”, “khuôn mặt tròn, lông mày nét ngang, phía dưới cánh mũi xinh xắn là cái miệng rộng với đôi môi đỏ”[8,328]. Vẻ đẹp ấy toát ra “sức sống mới mẻ làm người ta mê mẩn”, hoàn toàn khác với “vóc dáng lả lướt của các cô công chúa, tiểu thư”. Và chính vẻ đẹp ấy đã đánh thức ở Hồ Nguyên Trừng những cảm xúc yêu đương đằm thắm, mãnh liệt.

Nguyễn Xuân Khánh khi tả chân dung ngoại hình các nhân vật thường miêu tả đôi mắt. Bởi đôi mắt phản ánh thế giới tâm hồn sâu thẳm của người. Trong đôi mắt ta có thể bắt gặp những vui buồn, những ưu tư, trăn trở, những điều không thể hoặc không cần nói ra bằng lời. Hồ Nguyên Trừng nhìn vào đôi mắt Hồ Quý Ly nhận thấy: “ánh mắt của cha đang nhìn tôi như cầu khẩn... và tôi chợt nhận ra nỗi cô đơn khủng khiếp của người... bảo là nỗi cô đơn của kẻ thoán nghịch cũng được bảo là nỗi cô đơn của kẻ làm một việc lớn cũng được”[8,101-102]. Qua ánh mắt, Hồ Nguyên Trừng đã nhìn thấu cõi lòng Hồ Quý Ly, đó là cõi lòng của sự cô đơn đến tận cùng khi ông phải đơn độc bước trên con đường đầy giông bão. Sử Văn Hoa khi được vời đến để đoán mộng cho

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 80

Duệ Tôn, “thấy đôi mắt long lanh ánh sáng, lại thấy trong mắt có sắc đỏ, biết Duệ Tôn có niềm ưu tư thực sự, thầm nghĩ: “Phen này ta gặp rắc rối mất thôi. Đoán mộng cho bậc quân vương, đâu phải chuyện chơi….”[8,141]. Nhìn đôi mắt ấy, Sử Văn Hoa đọc được ưu tư của Duệ Tôn, “sắc đỏ” mà Sử Văn Hoa nhìn thấy trong mắt vị vua này chính là quyết tâm đem quân đánh Chế Bồng Nga. Ba anh em nhà Messmer trong “Mẫu thượng ngàn” cũng được đặc tả ở đôi mắt: “Cả ba anh em đều mắt xanh. Riêng Pierre mắt xanh màu ngọc lam rất đẹp. Đôi mắt xanh dịu dàng, thông minh, lúc nào cũng óng ánh những nét tò mò suy tư, khác hẳn ông anh cả và người em út. Hai người này mắt cũng xanh đấy, nhưng là thứ màu xanh xỉn. Người Cổ Đình trông ba đôi mắt của anh em nhà Messmer, và họ nhận ngay ra đôi mắt xanh đặc biệt, lúc nào cũng như ngơ ngác của Pierre”[9,175]. Đôi mắt Pierre không gợi lên sự dữ dằn những người anh em của mình mà gợi lên sự thân thiện, cởi mở trong con người Pierre. Dân làng

Một phần của tài liệu nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử nguyễn xuân khánh (Trang 77 - 85)