c. Kết quả thực hiện việc thu hồi đất giai đoạn 2006 –
3.5.1. Đất nông nghiệp:
Thực hiện được 40.828,13 ha/ 40.610,22 ha, đạt 100,54% so với kế hoạch được duyệt.
Diện tích đất nông nghiệp trong kỳ kế hoạch chưa thực hiện là 217,91 ha, nguyên nhân là do các công trình, dự án được đăng ký trong năm thực hiện chưa đúng tiến độ, trong đó:
- Đất sản xuất nông nghiệp: Thực hiện được 38.731,24 ha/38.368,28 ha, đạt 100,95% so với kế hoạch được duyệt.
+ Đất trồng cây hàng năm: Thực hiện được 32.404,11 ha/32.643,97 ha, đạt 99,27% so với kế hoạch được duyệt.
+ Đất trồng cây lâu năm: Thực hiện được 6.327,13 ha/5.724,31 ha, đạt 110,53% so với kế hoạch được duyệt.
- Đất lâm nghiệp: Thực hiện được 1524,48 ha/1.625,28 ha, đạt 93,80% so với kế hoạch được duyệt.
- Đất nuôi trồng thủy sản: Thực hiện được 572,41 ha/615,51 ha, đạt 92,99% so với kế hoạch được duyệt.
3.5.2. Đất phi nông nghiệp
Thực hiện được 8.254,29 ha/8.472,22 ha, đạt 97,43% so với kế hoạch được duyệt.
Diện tích đất phi nông nghiệp trong kỳ kế hoạch tăng, nguyên nhân là do diện tích đất nông nghiệp chuyển sang (thu hồi đất để thực hiện các công trình, dự án). Diện tích đất phi nông nghiệp còn lại chưa thực hiện được là 217,93 ha, trong đó:
- Đất ở: Thực hiện được 1.531,66 ha/1.713,65 ha, đạt 89,38% so với kế hoạch được duyệt.
- Đất chuyên dùng: Thực hiện được 4087,83 ha/4.275,33 ha, đạt 95,61% so với kế hoạch được duyệt.
- Đất tôn giáo, tín ngưỡng: Thực hiện được 29,30 ha/23,86 ha, đạt 122,80% so với kế hoạch được duyệt.
- Đất nghĩa trang, nghĩa địa: Thực hiện được 17,34 ha/18,20 ha, đạt 95,27% so với kế hoạch được duyệt.
- Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: Thực hiện được 2588,16 ha/2.433,62 ha, đạt 106,35% so với kế hoạch được duyệt.
3.5.3. Đất chưa sử dụng:
Hiện nay trên địa bàn huyện không còn đất chưa sử dụng. 3.6. Những thuận lợi và khó khăn của công tác quy hoạch 3.6.1. Thuận lợi
Được sự quan tâm chỉ đạo của huyện ủy trong xây dựng và triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2001 – 2010 của huyện đảm bảo đúng theo quy định.
Được sự giúp đỡ của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Tháp, các Ban, Ngành có liên quan đã tạo điều kiện thuận lợi cho huyện Cao Lãnh tranh thủ được các nguồn vốn đầu tư để thực hiện các công trình, dự án trên địa bàn huyện.
3.6.2. Khó khăn
- Nguồn vốn lập quy hoạch sử dụng đất lớn, ngân sách của huyện còn hạn chế, phải phân bổ cho nhiều lĩnh vực, nguồn kinh phí phải qua các ngành hữu quan thẩm định, phê duyệt nên mất nhiều thời gian làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các dự án.
- Thời gian thực hiện dự án lập quy hoạch sử dụng đất kéo dài nên khi được phê duyệt để đưa vào thực hiện không còn phù hợp với thực tế. Các công trình, dự án phát sinh sau khi quy hoạch sử dụng đất được phê duyệt gặp nhiều khó khăn trong công tác thu hồi đất, giao đất.
- Trong quá trình lập quy hoạch sử dụng đất cấp huyện phải dựa vào các chỉ tiêu sử dụng đất được cấp tỉnh phân bố nên không sát với thực tế của địa phương.
- Thời gian thẩm định, xét duyệt quy hoạch sử dụng đất kéo dài, phải qua nhiều khâu trung gian nên đã ảnh hưởng đến tiến độ triển khai thực hiện và làm tăng chi phí phát sinh.
Chương 4
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ4.1. Kết luận 4.1. Kết luận
Qua kết quả đánh giá hiện trạng sử dụng đất và kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2005 – 2010. Nhìn chung kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện đạt kết quả chưa cao, hầu hết các chỉ tiêu sử dụng đất không đạt, một số chỉ tiêu thì đạt khá cao, vì vậy mất cân đối, chưa đáp ứng được tình hình phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.
- Đất nông nghiệp trên địa bàn huyện vẫn chiếm tỷ trọng cao, giai đoạn 2005 – 2010 diện tích đất nông nghiệp giảm, chưa thực hiện là 217,91 ha, nguyên nhân là do các công trình, dự án được đăng ký trong năm thực hiện chưa đúng tiến độ; Diện tích đất phi nông nghiệp tăng, chưa thực hiện được là 217,93 ha, nguyên nhân là do diện tích đất nông nghiệp chuyển sang (thu hồi đất để thực hiện các công trình, dự án).
- Việc thực hiện thu hồi đất cho các công trình, dự án có quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đạt tỷ lệ chưa cao, nguyên nhân là do một số công trình thiếu nguồn vốn đầu tư; chuyển mục đích sử dụng đất không đạt chỉ tiêu đề ra.
- Công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo đúng tiến độ nhằm mục đích khai thác, sử dụng một cách hợp lý và tiết kiệm nguồn tài nguyên của địa phương.
4.2. Kiến nghị
- Nguồn vốn thực hiện các dự án là rất lớn, ngân sách của huyện còn hạn chế. Do đó, cần phải huy động nguồn vốn từ nhiều nguồn khác nhau, dự án đầu tư trong nước và nước ngoài góp phần thúc đẩy tiến độ thực hiện các dự án đã phê duyệt.
- Đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ quản lý cho cán bộ, công chức, viên chức. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước.
- Đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào các ngành công, nông nghiệp, xây dựng và dịch vụ nhằm tăng hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích đất.
- Thay đổi phương pháp tổ chức thẩm định hồ sơ lập quy hoạch sử dụng đất nhằm rút ngắn thời gian và kinh phí thẩm định và không ảnh hưởng đến tiến độ triển khai thực hiện.
- Các dự án chuẩn bị đầu tư cần có kế hoạch điều tra thực tế ở địa phương và rút ngắn thời gian chuẩn bị đầu tư vì thời gian thực hiện dự án lập quy hoạch sử dụng đất kéo dài nên khi được phê duyệt để đưa vào thực hiện không còn phù hợp với thực tế.