Bàn luận về tác dụng của bài thuốc “Ôn đởm thang” trên cận lâm sàng.

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu bài thuốc Ôn đởm thang điều trị Rối loạn lipid máu (Trang 40 - 41)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3Bàn luận về tác dụng của bài thuốc “Ôn đởm thang” trên cận lâm sàng.

sàng.

* Kết quả ở bảng 13 : Đây là bảng kết quả có ý nghĩa bao trùm quan trọng nhất trong toàn bộ nghiên cứu, đánh giá kết quả thay đổi các chỉ số mỡ máu của bài thuốc “Ôn đởm thang”.

Chỉ số cholesterol thay đổi không có ý nghĩa thống kê với P>0,05

Chỉ số Triglycerid giảm có ý nghĩa thống kê với P<0,01. Nếu tính theo tỷ lệ phần trăm thì triglycerid sau điều trị đã giảm 18%. Chỉ số HDL-C tăng với P<0,01, sau điều trị đã tăng sấp xỉ 28%. Chỉ số LDL-C cũng giảm với P<0,05, tỷ lệ giảm khoảng 20% so với trước khi điều trị.

So sánh với bài thuốc của Trần Thị Hiền, Hoàng Khánh Toàn, Bùi Thị Mẫn, Nguyễn Thùy Hương [14], [16], [21], [24]:

- Trần Thị Hiền dùng bài Nhị trần thang gia uất kim và thảo quyết minh làm giảm 13% cholesterol, 37% triglycerid, 22% LDL-C, tăng 17,07% HDL-C. - Hoàng Khánh Toàn nghiên cứu bài Bán hạ bạch truật thiên ma thang có tác dụng giảm 15% cholesterol, 31,5% triglycerid, 20,2% LDL-C và tăng 19,8% HDL-C.

- Bùi Thị Mẫn dùng bài Sơn tra nhị trần thấy giảm 18,34% cholesterol, 27,7% triglycerid, 18,3% LDL-C và tăng 18,6% HDL-C.

- Nguyễn Thùy Hương dùng viên nén Hạ mỡ có tác dụng giảm 13% cholesterol, không thay đổi chỉ số triglycerid, giảm 20,7% LDL-C, không thay đổi HDL-C.

Những bài thuốc của các tác giả trên đều làm giảm cholesterol, còn bài thuốc của chúng tôi thì sự thay đổi chỉ số cholesterol không có ý nghĩa thống kê. Lý giải điều này: Bệnh nhân đến với chúng tôi có chỉ số cholesterol tăng không cao lắm mà chủ yếu là chỉ số triglycerid tăng cao (Điều này thể hiện rõ ở bảng 5,6).

Còn tỷ lệ giảm triglycerid (18%) và tăng HDL-C (28%) là hơn hẳn nghiên cứu của Nguyễn Thùy Hương. Tỷ lệ giảm triglycerid kém hơn so với các tác

giả Trần Thị Hiền (giảm 37%), Hoàng Khánh Toàn (giảm 31,5%), Bùi Thị Mẫn (giảm 27,7%). Nhưng tỷ lệ tăng HDL-C lại hơn hẳn nghiên cứu của các tác giả : Trần Thị Hiền (tăng 20%), Hoàng Khánh Toàn (tăng 19,8%), Bùi Thị Mẫn ( tăng 18,6%). Tỷ lệ giảm LDL-C là 20%, riêng tỷ lệ này là tương đương với 4 nghiên cứu của các tác giả trên.

* Các bảng 14, 15, 16 đánh giá cụ thể việc thay đổi các chỉ số mỡ máu theo từng thể bệnh của Y học cổ truyền. Thực ra số lượng bệnh nhân chưa đủ lớn để chia thành 3 nhóm độc lập, tuy nhiên chúng tôi cũng thống kê bước đầu để có định hướng về tác dụng của bài thuốc trên từng thể bệnh theo Y học cổ truyền.

Qua bảng 17 : Các chỉ số đánh giá chức năng gan : SGOT, SGPT giảm có ý nghĩa thống kê với P<0,01 ; creatinin giảm có ý nghĩa thống kê với P<0,05; còn chỉ số ure thay đổi không có ý nghĩa thống kê P>0,05. Như vậy bước đầu

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu bài thuốc Ôn đởm thang điều trị Rối loạn lipid máu (Trang 40 - 41)