Biểu 12:Các mục tiêu kinh doanh chủ yếu của năm 2009

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần ngân sơn (Trang 51 - 54)

năm 2008 Kế hoạch năm 2009 % Tăng trưởng

Doanh thu Triệu đồng 430.427 470.000 109

Doanh thu xuất khẩu

Triệu đồng 10.000 10.000 100

VAT Triệu đồng 3.100 5700 6000

Lợi nhuận Triệu đồng 13.124 13.703 105

Cổ tức % 18 18 100

Thu nhập bình quân

Triệu đồng 2,7 3 120

3.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian tới

3.2.1.Những nhân tố bên ngoài

Là một thực thể của nền kinh tế, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty chịu tác động của rất nhiều nhân tố khác nhau.Phải kể đến trước tiên là nhân tố thuộc môi trường bên ngoài công ty.

 Nhân tố đầu tiên phải kể đến là sự tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu.Mặc dù là một nền kinh tế nhỏ song Việt Nam cũng không tránh khỏi những tổn thất nặng nề, tốc độ tăng trưởng của năm 2009 sẽ tiếp tục sụt giảm, ở mức 5%.Cuộc khủng hoảng này đặt ra thách thức lớn với doanh nghiệp vì sức cầu chung của nền kinh tế giảm trong đó có cầu về nguyên liệu thuốc lá.Mặt khác, là một công ty có hoạt động xuất khẩu, sự biến động thất thường của giá ngoại tệ sẽ đem lai cho công ty những thiệt hại không nhỏ khi đánh giá lại chênh lệch ngoại tệ.

 Nhân tố thứ hai là cơ chế chính sách của Nhà nước đối với hoạt động sản xuất và xuất khẩu thuốc lá.Thuốc lá là mặt hàng phải chịu cả thuế xuất khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt.Vì vậy, một chính sách thuế

với mức thuế suất hợp lý có ý nghĩa rất lớn đối với hoạt động của công ty.Việc Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới, mở rộng quan hệ với nhiều quốc gia sẽ tạo điều kiện cho công ty xuất khẩu hàng hóa mà không phải nộp thuế hoặc chịu mức thuế suất thấp hơn.

 Nhân tố thứ ba phải kể đến là bối cảnh phát triển chung của ngành mà doanh nghiệp hoạt động.Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp,đây lại là một lĩnh vực gặp nhiều khó khăn thách thức trong năm 2008.Thiên tai xảy ra hiếm thấy, đầu năm rét hại ở miền Bắc, mưa ngập úng ở Hà Nội và Bắc Bộ…Thêm vào đó là chi phí đầu vào tăng, tiêu thụ gặp khó khăn.Vốn đầu tư vào lĩnh vực này thấp, năm 2008 chỉ chiếm 0,4% so với GDP.Đây thực sự là một trở ngại lớn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.  Nhân tố thứ tư tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công

ty là sự hoạt động của thị trường tiền tệ và thị trường chứng khoán.Sự biến động liên tục của lãi suất khiến công ty phải thận trọng trong đầu tư và huy động vốn.Thêm vào đó, sự sụt giảm nghiêm trọng của thị trường chứng khoán khiến công ty khó khăn trong việc tăng vốn chủ sở hữu.Nó cũng tạo ra một áp lực lớn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty vì công ty đã niêm yết cổ phiếu trên trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội.

 Yếu tố cạnh tranh trên thị trường. Theo cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO thì ngành thuốc lá là ngành kinh doanh hạn chế và có điều kiện.Mặt khác, kinh doanh nguyên liệu thuốc lá là hoạt động thuộc ngành dọc, chính vì vậy các yếu tố cạnh trạnh tại thị trường trong nước rất ít.Hiện tổng công ty thuốc lá Việt Nam có hai doanh nghiệp chế biến nguyên liệu là Công ty thuốc lá Ngân Sơn và công ty thuốc lá Hòa Việt .Từ năm 2004 trở về trước, Công ty chủ yếu cung cấp sản phẩm cho những bạn hàng quen thuộc là: công ty thuốc lá Thăng Long, công ty thuốc lá Sài Gòn, công ty thuốc lá Thanh Hóa. Từ năm 2005 đến nay, công ty mở rộng thi trường sang những công ty mới gia nhập Tổng công ty, những công ty thuộc Hiệp hội thuốc lá Việt Nam. Mục tiêu mà công ty hướng đến là thị trường nước ngoài thông

qua hoạt động xuất khẩu, do vậy những khó khăn mà công ty gặp phải rất lớn, đặc biệt là những thị trường khó tính như Châu Âu, Mỹ và những doanh nghiệp tại các quốc gia khác kinh doanh trong ngành nguyên liệu thuốc lá.

 Mạng lưới các nhà cung cấp cho công ty.Công ty có mạng lưới chi nhánh rộng khắp trên toàn quốc để phát triển vùng nguyên liệu của mình song khi thu mua nguyên liệu công ty vấp phải khó khăn trong việc cạnh tranh với tư thương.Nguyên liệu của công ty chủ yếu do nông dân trồng và cung cấp.Chính vì vậy việc bị tư thương ép giá là điều dễ hiểu.

3.2.2.Những nhân tố thuộc về bản thân công ty

 Vị trí địa lý: Công ty có văn phòng thứ hai đặt tại khu công nghiệp Tiên Sơn- Bắc Ninh, đây là một thành phố trẻ với khu công nghiệp mới, do đó công ty được hưởng chính sách ưu đãi từ địa phương gồm chính sách thuế và đất đai.Mặt khác, công ty còn thiết lập mạng lưới chi nhánh rộng khắp tại các địa phương, các chi nhánh này vừa tiến hành thu mua nguyên liệu, vừa thực hiện đa dạng hóa sản phẩm.Điều này giúp công ty ổn định vùng nguyên liệu, nâng cao chất lượng nguyên liệu vì nguyên liệu được thu mua tại vùng và tiến hành các biện pháp bảo quản cần thiết.Song mạng lưới rộng gây khó khăn trong công tác quản lý và tăng chi phí vận chuyển, chi phí lưu kho.

 Từ năm 2005 , công ty đã thực hiện cổ phần hóa, đây là một bước đột phá của lãnh đạo công ty nhằm tăng vốn, mở rộng quy mô hoạt động của công ty, nâng cao thương hiệu, đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh.

 Công ty đã niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội với mã chứng khoán NST.Đây chính là đòn bẩy cho hoạt động của công ty.Việc công khai minh bạch tình hình tài chính là một sức ép lớn thúc đẩy công ty làm ăn có hiệu quả, giữ uy tín với các nhà đầu tư và các tổ chức tín dụng

 Nguồn nhân lực của công ty dồi dào, nâng cao cả về chất và lượng.Nhân tố con người là nhân tố quan trọng và có ảnh hưởng trực

tiếp đến kết quả kinh doanh của công ty .Tuy nhiên công ty cấn có chính sách đãi ngộ hấp dẫn hơn nữa để giữ chân người lao động,đây là một nhân tố quyết định đến hiệu quả loại trừ những nhân tố tiêu cực khác.

3.3. Biện pháp tạo lập vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Việc tạo lập vốn SXKD là một nhiệm vụ hàng đầu khi một doanh nghiệp bắt đầu SXKD. Đặc biệt trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường thì việc tìm kiếm nguồn tài trợ cho nhu cầu vay vốn ngày càng khó khăn hơn. Đòi hỏi doanh nghiệp phải có tiềm lực tài chính và uy tín nhất định.

Mỗi một loại hình doanh nghiệp khác nhau thì có hình thức huy động vốn khác nhau. Đối với công ty cổ phần Ngân Sơn , vốn kinh doanh được hình thành từ 4 nguồn, chúng ta xem xét thông qua số liệu biểu 10

Qua biểu 10 ta thấy vốn kinh doanh của công ty được hình thành từ 3 nguồn.

-Nợ phải trả. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Vốn đầu tư của chủ sở hữu.

-Vốn công ty tự bổ sung từ kết quả hoạt động kinh doanh trong năm. Trong đó chiếm tỷ trọng lớn nhất là các khoản nợ phải trả. Năm 2007, tỷ trọng nợ phải trả và vốn chủ sở hữu chiếm trong tổng vốn, lần lượt là 72% và 28 % nhưng đến năm 2008, tỷ trọng nợ phải trả trong tổng vốn là 65 % còn vốn chủ sở hữu chỉ chiếm 35 %.Công ty có khả năng sử dụng vốn vay, đặc biệt là vốn phải trả lãi, vì phần lớn trong nợ phải trả là nợ ngắn hạn trong đó chiếm tỷ trọng tương đối lớn là vay ngắn hạn (49,12% trong tổng vốn lưu động), còn khoản công ty chiến dụng được chỉ chiếm 24,75% trong tổng vốn lưu động.

Biểu 13 :Nguồn hình thành vốn kinh doanh của công ty

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần ngân sơn (Trang 51 - 54)