Biểu 9: Kết quả HĐKD của công ty trong các năm 2005-2008

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần ngân sơn (Trang 43 - 47)

số Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Doanh thu bán hàng và CCDV 01 212,535 233,025 285,686 425.286

Trong đó: Doanh thu hàng xk 4,527 3,026 44,391 170,715

Các khoản giảm trừ 02 - 33 -

Doanh thu thuần ( 10=1-2) 10 212.535 233.025 252.686 425.286 Giá vốn hàng bán 11 194.359 198.345 243.814 382.117

Lợi nhuận gộp về bán hàng và

Doanh thu hoạt động tài chính 21 478 2.437 879 4.395 Chi phí hoạt động tài chính 22 3.344 9.736 9.874 11.191

Trong đó: lãi vay phải trả 23 3.253 9.265 9.731 7.230 Chi phí bán hàng 24 2.849 4.028 8.851 3.456 Chi phí quản lí doanh nghiệp 25 10.567 12.213 13.690 19.668

Lợi nhuận thuần từ hoạt động

KD(30=20+(21-22)-(24+25) 30 1.895 11.140 10.302 13.249

Thu nhập khác 31 254 561 490 882

Chi phí khác 32 13 106 245 417

Lợi nhuận khác(40=31-32) 40 240 455 245 465

Tổng lợi nhuận trước thuế 50 2.135 11.595 10.547 13.714

Chi phí thuế TNDN hiện hành 51 - - - -

Chi phí thuế TNDN hoãn lại 52 - - - -

Lợi nhuận sau thuế (60=50-51-52)

60 2.135 11.595 10.547 13.714

Lãi cơ bản trên cổ phiếu 70 4.171 3.549 3.713 Như vậy hầu như tất cả các chỉ tiêu về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh đều tăng, cụ thể là:

Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng liên tục trong 4 năm, trong đó, năm 2008 có tốc độ tăng mạnh nhất, đạt 48,86%.Qua nghiên cứu thực tế cho thấy để có được kết quả này, công ty đã rất nỗ lực và cố gắng trong công tác sản xuất cũng như tiêu thụ đặc biệt là công tác xúc tiến thương mại với các đối tác nước ngoài.

Sự tăng lên của doanh thu thuần tác động trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của công ty mà trước hết đến vòng quay toàn bộ vốn.

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Vòng quay toàn bộ vốn

1,11 1,2 1,58 2,26

Vòng quay toàn bộ vốn tăng liên tục từ năm 2005 đến năm 2008 và có sự chuyển biến rõ rệt, từ năm 2005- 2007, một đồng vốn chưa tạo ra được 2 đồng doanh thu nhưng cũng với một đồng vốn đó năm 2008 tạo ra 2,26(đ) doanh thu cho thấy trình độ quản lý vốn của công ty ngày càng được nâng cao. Năm 2008, vòng quay toàn bộ vốn tăng mạnh là do doanh thu thuần tăng cao với tốc độ tăng lớn hơn tốc độ tăng của vốn kinh doanh bình quân vì những lý do sau:

• Công ty đã tận dụng tốt lợi thế cạnh tranh trong ngành, vươn xa đến thị trường mới nhờ mạng lưới chi nhánh rộng khắp

• .Công ty đã thực hiện đa dạng hóa sản phẩm cung ứng bao gồm sản phẩm nguyên liệu chế biến, sản phẩm gia công chế biến, chi nhánh Lạng Sơn ngoài nhiệm vụ thu mua nguyên liệu thuốc lá còn tiến hành sản xuất bình bơm và các sản phẩm phục vụ nông nghiệp.Trước đây, sản phẩm lá thuốc lá nguyên liệu chịu nhiều rủi ro do thời tiết và sâu bệnh, giá bán lại không cao thì đến nay công ty đã bổ sung thêm công nghệ gia công tách cọng cho khách hàng trong nước và xuất khẩu.

• Công ty còn đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu và thực hiện ủy thác xuất khẩu.Công ty đã hợp tác xuất khẩu nguyên liệu trong nước sang các thị trường Trung Đông, Đông nam Á, Châu Âu và Châu Phi. • Công ty đã chủ động về vùng nguyên liệu sản xuất, năng suất và sản

lượng của các vùng nguyên liệu tăng mạnh.Sản lượng thu mua của năm 2008 đạt 6.650 tấn chiếm 85% trên tổng vùng nguyên liệu quản lý. Công ty có 15 hợp đồng nguyên tắc ký với UBND các huyện trồng thuốc lá còn hiệu lực đến 2010; 10 hợp đồng hợp tác ký với Phòng NN&PTNT; 73 hợp đồng dịch vụ ký với UBND các xã; 247 hợp đồng đầu tư, cung ứng ký với đại diện nhóm hộ đại diện cho 13.280 hộ nông dân trồng thuốc lá.

• Giá bán thành phẩm năm 2008 tăng cao, lên đến 80% do khan hiếm nguyên liệu thuốc lá năm 2008.

Phân tích các chỉ tiêu sinh lời của công ty qua các năm

Khi xem xét đánh giá hiệu quả sử dụng vốn không thể không xem xét các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời của công ty. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Biểu 10: Đánh giá các chỉ tiêu sinh lời của công ty giai đoạn 2005- 2008.

2005 2006 2007 2008 Hệ số lãi ròng(%) 1,00 4,98 3,69 3,22 ROA(%) 1,12 5,98 6,2 6,49 ROE (%) 6,95 28,37 22,37 18,47 HS trả cổ tức(%) 12 22 18 18 EPS ( đồng) 2.329 2.963 2.695 740

Năm 2005 là năm công ty mới thực hiện cổ phần hóa và chuyển đổi mô hình hoạt động các chỉ tiêu sinh lời còn thấp.Từ năm 2006 đến nay, các hệ số sinh lời của công ty tăng mạnh so với năm 2005, tăng mạnh vào năm 2006 và sụt giảm dần vào hai năm sau đó.Năm 2006 các chỉ tiêu này tăng cao là do tình hình kinh tế chung có nhiều thuận lợi.Giá bán nguyên liệu tăng cao, công ty gia tăng lợi nhuận nhờ đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu.Sản lượng xuất khẩu đạt 1.624 tấn. Lợi nhuận sau thuế năm 2006 gấp đến 5,5 lần so với năm 2005.Năm 2007, các chỉ tiêu này sụt giảm là do doanh thu xuất khẩu giảm sút mạnh, chỉ đạt 3 tỷ đồng.

Do lợi nhuận sau thuế năm 2008 đã tăng lên so với năm 2007 là 3.166,2 (trđ) tương ứng với tỷ lệ tăng là 30% nhỏ hơn tốc độ tăng doanh thu là 48,68%. điều này đã làm cho hệ số lãi ròng sụt giảm còn 3,22%.

.Nguyên nhân nằm ở công tác quản lý chi phí của công ty.Mặc dù doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng cao nhưng giá vốn hàng bán cũng tăng với tốc độ không nhỏ ( 56,72%), chi phí tài chính và chi phí quản lý doanh nghiệp đều tăng.

Giá vốn hàng bán tăng mạnh là do giá thu mua nguyên liệu tăng, tình trạng nguyên liệu đầu vào phẩm chất kém, cấp loại lẫn lộn, độn lót trong sản phẩm và thủy phần cao... làm giá thành sản phẩm bị đội lên, giảm một phần kết quả hạch toán kinh doanh của công ty.

Chi phí quản lý doanh nghiệp có tốc độ tăng mạnh nhất, lên đến 46,15%.Điều này là dấu hiệu cho thấy hiệu quả của chi phí quản lý doanh nghiệp đã giảm xuống nguyên nhân là do bộ máy lao động gián tiếp quá cồng kềnh, chi phí tiền lương cao.

Phân tích chỉ tiêu lợi nhuận vốn chủ sở hữu.

Là một công ty cổ phần đã thực hiện niêm yết chứng khoán trên trung tâm chứng khoán Hà Nội HASTC, đây là một chỉ tiêu được chủ sở hữu cũng

như các nhà đầu tư khác quan tâm nhất.Sử dụng phương pháp phân tích Dupont để chỉ rõ tác động của các nhân tố đến chỉ tiêu này. Thông qua phân tích ta thấy, ROE của công ty từ năm 2006 đến năm 2008 có sự tăng mạnh so với năm 2005, tăng mạnh nhất là năm 2006.Nguyên nhân là do từ năm 2006 hệ số lãi ròng và vòng quay toàn bộ vốn tăng.Như vậy công ty đã chú trọng đến nền tảng của việc gia răng ROE là gia tăng lợi nhuận trước lãi vay và thuế ( EBIT). Năm 2006 công ty đã sử dụng rất hiệu quả vốn vay, góp phần làm tăng ROE.Tuy nhiên sang năm 2007 và năm 2008, hệ số lãi ròng và tỷ lệ VKD trên VCP giảm làm sụt giảm ROE Nguyên nhân sụt giảm hệ số lãi ròng do công tác quản lý chi phí không tốt như đã lý giải ở trên.

Biểu 11: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần ngân sơn (Trang 43 - 47)