8.10.1.Phương pháp thủy tỉnh

Một phần của tài liệu bài giảng đo lường điện (Trang 60 - 62)

• Kết quả có được do việc bố trí thiết bị đo hoạt động liên tục

theo độ cao mực chất lỏng, không phụ thuộc vào đặc tính điện nhưng phụ thuộc vào khối lượng riêng của chất lỏng.

• H.a. Một phao nổi gắn liền với cảm biến đo vị trí nhờ hệ thống puli và dây cáp, tạo ra tín hiệu điện gắn liền với mực chất lỏng. • H.b. Một trái chìm có độ cao gần bằng mực chất lỏng cực đại,

gắn liền với cảm biến đo lực, cảm biến chịu tác động của 1 lực phụ thuộc vào chiều cao h của chất lỏng: F = P – ρgsh.

• Một cảm biến đo áp suất vi sai được đặt ở đáy bình có áp suất P. Cảm biến có chi tiết thử nghiệm dạng màng, sự biến dạng của chi tiết thử nghiệm được biến đổi thành tín hiệu tỉ lệ với h.

8.10.2.Phương pháp điện

1.Cảm biến đo độ dẫn điện: Chỉ sử dụng đối với chất lỏng dẫn điện, không ăn mòn, không đặc trưng cho tính cách điện. Đầu dò được cấu tạo bằng 2 điện cực hình trụ, một trong 2 điện cực được thế bằng bình chứa (bằng kim loại). Đầu dò được cung cấp điện áp AC có trị số thấp (khoảng 10V).

Để đo mực chất lỏng, đầu dò được đặt theo phương thẳng đứng và chiều dài chung h của điện cực thay đổi theo mực chất lỏng. Dòng điện tạo ra có độ lớn tỉ lệ với chiều dài điện cực nằm

trong chất lỏng, giá trị này phụ thuộc độ dẫn điện chất lỏng.

Để dò mực chất lỏng, ta đặt điện cực ngắn theo chiều ngang

tương ứng mực chất lỏng. Dòng điện có biên độ không đổi xuất hiện khi mực chất lỏng đạt đến vị trí đầu dò.

Một phần của tài liệu bài giảng đo lường điện (Trang 60 - 62)