Một số kiến nghị đối với Nhà nước và các Bộ, Ngành liên quan:

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp xuất nhập khẩu của công ty tnhh nhóm mua (Trang 38 - 44)

- Kinh doanh tái xuất đòi hỏi nhạy bén tinh hình thị trường và giá cả, chính xác và chặt

2.2Một số kiến nghị đối với Nhà nước và các Bộ, Ngành liên quan:

2. Những giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện hoạt động nhập khẩu công ty TNHH Nhóm

2.2Một số kiến nghị đối với Nhà nước và các Bộ, Ngành liên quan:

2.2.1.Kiến nghị với nhà nước

Doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh tại một quốc gia sẽ chịu sự điều tiết trực tiếp của chính sách, pháp luật của quốc gia đó. Nhưng các chính sách, luật lệ này không phải là nhân tố cố định, nó được điều chỉnh theo tình hình kinh tế, chính trị, xã hội mỗi thời kỳ. Việt Nam đang trong thời kỳ phát triển hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới nên không tránh khỏi việc phải thay đổi chính sách, luật lệ của mình cho phù hợp với thế giới. Để các doanh nghiệp VN nắm bắt, thực hiện tốt những sự thay đổi trong chính sách, pháp luật của Đảng và nhà nước nên có những hướng dẫn, những sự chuẩn bị trước cho các doanh nghiệp nhất là những doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu. Nhà nước nên hoàn thiện chính sách và cơ chế quản lý XNK theo hướng đơn giản, thông thoáng hơn với cơ chế thị trường và tình hình mới. Những qui định về nhập khẩu và các hàng rào thương mại là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới kết quả hoạt động nhập khẩu.

Một điều không thể không nhắc đến đó là chính sách thuế, nhà nước cần cắt giảm thuế nhập khẩu cho các mặt hàng thiếu cung trong nước, đặc

biệt là máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu.

Mong muốn có được môi trường kinh doanh thuận lợi và ổn định là đòi hỏi chính đáng của tất cả các doanh nghiệp. Sự ổn định chính trị pháp luật, chính sách kinh tế phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, cơ sở hạ tầng phục vụ kinh doanh ngày càng được cải tạo nâng cấp. Luật Thương Mại năm 2005 liên quan đến hợp đồng mua bán quốc tế còn bộc lộ nhiều hạn chế. Đến nay đã qua nhiều lần sửa đồi nhưng những luật pháp về xử lý tranh chấp, giải quyết xung đột còn nhiều vướng mắc, cần phải sửa đổi nhiều. Nhà nước cần tạo môi trường pháp lý minh bạch, khuyến khích và bảo vệ doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng. Bên cạnh đó nhà nước cần tạo môi trường đầu tư hấp dẫn các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào VN.

2.2.2.Kiến nghị với các đơn vị liên quan

Thông tin về thị trường là những thông tin rất cần thiết với doanh nghiệp có hoạt động XNK. Nhưng đôi khi thông tin thường không đủ, chúng có thể rơi vào tình trạng khi đã thu thập được rồi thì cơ hội kinh doanh đã không còn, như vậy thì công ty sẽ bỏ qua rất nhiều cơ hội kinh doanh do thiếu thông tin hoặc thông tin không chính xác.

Tại các nước phát triển, chính phủ thường thành lập nên nhiều cơ quan tổ chức chuyên thu thập thông tin, thiết lập mối quan hệ tốt đẹp với các nước trên thế giới mở đường cho các doanh nghiệp nước mình xâm nhập và đi sâu vào thị trường các nước. Tại Việt Nam, Bộ Công thương, Bộ kế hoạch và Đầu tư, Tham tán thương mại đặt tại các nước, cùng một số cơ quan khác của chính phủ cũng đã thực hiện công tác này như tổ chức các diễn đàn, các buổi gặp gỡ, trao đổi giữa các quan chức nước ngoài với doanh nhân.. nhưng những hoạt động này chưa được tổ chức thường xuyên đều đặn, những thông tin cung cấp cho doanh nghiệp còn hạn chế.

Bên cạnh đó có thể thấy doanh nghiệp sử dụng điện thoại, Fax, Telex đặc biệt là mạng internet là công cụ tiện ích trong thông tin liên lạc, đàm phán, thương lượng tìm hiểu với bạn hàng ở xa. Nhưng chi phí cho sử dụng các tiện ích liên lạc đó ở VN còn khá cao, lại có chất lượng không ổn định. Cần nâng cấp hệ thống thông tin liên lác hiện đại hơn, xây dựng cơ sở hạ tầng để giúp doanh nghiệp thương mại điện tử hóa công việc chuyên sâu hơn.

Hỗ trợ xây dựng cảng biển, xây dựng cơ sở vật chất kho bãi, cầu cảng cho vận tải đường biển.

Nhà nước cần có cơ chế khuyến khích công ty XNK kí hợp đồng nhập khẩu theo điều kiện CIF, FOB: giảm thuế XNK cho doanh nghiệp nào tham gia bảo hiểm tại VN…

Đề nghị các Bộ cơ quan hải quan cải tiến hơn nữa các thủ tục hành chính nhất là các quy định về cơ chế xuất nhập khẩu, các quy định trong việc đăng ký hợp đồng nhập khẩu. Cần thống nhất một phương thức, tạo điều kiện thuận lợi giúp các doanh nghiệp hoàn thành các thủ tục hành chính nhanh gọn nhất.

Kết luận

Với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế trong xu thế hội nhập đặc biệt là sau khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO, hoạt động kinh doanh nhập khẩu đã góp phần đáng kể vào thúc đẩy quá trình sản xuất trong nước cũng như quá trình ổn định và phát triển kinh tế - xã hội. Sự thông thoáng hơn trong các cơ chế chính sách đối với hoạt động nhập khẩu đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực XNK có được cơ hội phát triển nhưng kèm theo đó là sự canh tranh ngày càng gay gắt trong lĩnh vực này. Do vậy, tăng hiệu quả kinh doanh nhập khẩu để tồn tại trên thị trường là một vấn đề cần thiết đối với tất cả các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu.

Là doanh nghiệp mới thành lập, với số vốn điều lệ không lớn nhưng Công ty TNHH Nhom Mua đã đạt được những kết quả khả quan trong hoạt động nhập khẩu : lợi nhuận hàng năm đều tăng, có được thị trường nguồn hàng và tiêu thụ ổn định, có được khách hành quen thuộc, bộ máy công ty hoạt động tốt, đảm bảo ổn định thu nhập cho cán bộ công nhân viên. Bên cạnh những thành tựu đạt được, Công ty còn rất nhiều tồn tại trong hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động nhập khẩu nói chung và hoạt động nhập khẩu nói chung. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay, vấn đề nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu với Công ty lại càng trở

nên bức thiết. Nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và giải pháp xuất nhập

khẩu của công ty TNHH Nhóm Mua” đã giúp tôi hiểu biết những hoạt động thực tế của một quy trình kinh doanh nhập khẩu hàng hóa bổ sung cho những kiến thức đã được học tại nhà trường. Với vốn kiến thức ít ỏi của mình trong Chuyên đề này, tôi xin đưa một số giải pháp nhằm giúp giải quyết những tồn tại trong hoạt động nhập khẩu nhằm giúp Công ty hoàn

thiện và nâng cao hiệu quả nhập khẩu để phát triển và khẳng định vị thế, uy tín của mình trên thị trường.

Do sự hạn chế về kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế, bài viết không tránh khỏi sai xót, tôi rất mong nhận được nhưng ý kiến nhận xét của thầy cô, cán bộ công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ và các bạn để có thể hoàn thiện hơn nữa bài viết này. Tôi xin cảm ơn !

MỤC LỤC

TÊN ĐỀ TÀI: Thực trạng và giải pháp xuất nhập khẩu...1

LỜI MỞ ĐẦU...2

Qua một thời gian thực tập tại Công ty TNHH Nhóm Mua, tôi đã có những tìm hiểu về hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty và thấy rằng hoạt động nhập khẩu luôn chiếm tỷ trọng lớn trên tổng kim ngạch xuất nhập khẩu. Từ đó, tôi quyết định tìm tòi, nghiên cứu sâu hơn về hoạt động này của Công ty và thấy rằng Công ty đã đạt được rất nhiều thành tựu trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đã đạt được, Công ty vẫn còn một số tồn tại nhất định cần giải quyết để hoạt động nhập khẩu ngày càng hoàn thiện và có hiệu quả hơn. Xuất phát từ vai trò quan trọng của nhập khẩu với nền kinh tế nói chung và với Công ty TNHH Nhóm Mua cùng với những kiến thức đã học, tôi đã đi sâu vào nghiên cứu và lựa chọn đề tài : “Thực trạng và giải pháp xuất nhập3 khẩu của công ty TNHH Nhóm Mua”...3

Chương 1: Lý luận chung về hoạt động nhập khẩu 1. Khái niệm và vai trò nhập khẩu...4

1.1 Khái niệm...4

2. Các hình thức nhập khẩu chủ yếu 2.1 Nhập khẩu trực tiếp...6

2.2. Nhập khẩu liên doanh...6

2.3 Nhập khẩu uỷ thác...6

2.5. Tạm nhập tái xuất...7

- Kinh doanh tái xuất đòi hỏi nhạy bén tinh hình thị trường và giá cả, chính xác và chặt chẽ trong các hợp đồng mua bán. 3. Nội dung của hoạt động nhập khẩu 3.1 Nghiên cứu thị trường:...8

Nghiên cứu thị trường nhập khẩu nhằm dự báo hàng hóa để phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Đối tượng dự báo là thị trường nguồn hàng và thị trường bán. Dự báo thị trường có dự báo ngắn hạn, dự báo trung hạn và dự báo dài hạn sử dụng các phương pháp thống kê kinh tế, toán kinh tế, phương pháp chuyên gia. 3.2 Đàm phán và kí kết hợp đồng nhập khẩu:...10 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.3 Thực hiện hợp đồng nhập khẩu:...12

3.4. Tổ chức khiếu nại và giải quyết tranh chấp (nếu có):...16

4.1.3.Các chính sách và luật pháp quốc tế...18

4.1.4. Tỷ giá hối đoái...19

4.1.5. Hệ thống tài chính ngân hàng...19

4.1.6. Đối thủ cạnh tranh...20

4.1.7. Hệ thống cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải, thông tin liên lạc...20

4.2.1. Tiềm lực tài chính của doanh nghiệp...21

4.2.2. Nguồn lực con người trong doanh nghiệp...21

4.2.3. Cơ cấu quản lý và bộ máy tổ chức:...21

1.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty...23

1.3. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty...24

2.2 Cơ cấu nhập khẩu:...26

2.3 Thị trường nhập khẩu:...27

2.4 .Hình thức nhập khẩu:...28

3. Đánh giá chung về hoạt động nhập khẩu 3.1. Kết quả đạt được:...30

3.2 Những tồn tại và nguyên nhân:...30

3.2.1.Những Tồn tại...30

3.2.2.Nguyên nhân...31

Chương 3: Một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện hoạt động nhập khẩu công ty TNHH Nhóm Mua 1. Phương hướng nhập khẩu của công ty trong thời gian tới 1.1 Cơ sở đề ra phương hướng, nhiệm vụ...34

2. Những giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện hoạt động nhập khẩu công ty TNHH Nhóm Mua...35

2.1. Giải pháp từ phía công ty:...35

2.1.1.Đào tạo, nâng cao trình độ cho cán bộ, công nhân viên...35

2.1.2.Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn...36

2.1.3.Tiết kiệm chi phí trong hoạt động nhập khẩu...37

2.2 Một số kiến nghị đối với Nhà nước và các Bộ, Ngành liên quan:...38

2.2.1.Kiến nghị với nhà nước...38

2.2.2.Kiến nghị với các đơn vị liên quan...39

Kết luận...41

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp xuất nhập khẩu của công ty tnhh nhóm mua (Trang 38 - 44)