TẠI NGÂN HÀNG AGRIBANK THÀNH PHỐ NINH BÌNH.
3.2.1. Nhóm các biện pháp hạn chế rủi ro.
3.2.1.1. Nâng cao trình độ cán bộ.
- Phân loại cán bộ tín dụng để từ đó giao phụ trách từng nhóm khách hàng cho phù hợp trình độ quản lý của cán bộ tín dụng nhằm hiệu quả cao và quản lý chặt chẽ khách hàng
- Đặc biệt chú trọng công tác đào tạo lại cho cán bộ nâng cao trình độ của các cán bộ tín dụng phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế về nhiều mặt như thẩm định, điều tra cho vay, các văn bản chế độ của ngành và ngoại ngành liên quan đến lĩnh vực tín dụng kiến thực thị trường liên quan đến lĩnh vực đầu tư, để từ đó các cán bộ tín dụng đủ trình độ để có thể tiếp cận các dự án lớn.
- Tổ chức những buổi trao đổi về nghiệp vụ thường xuyên hơn để cán bộ tín dụng học tập lẫn nhau, giao cho cán bộ cũ kèm cặp cán bộ mới và chấn chỉnh lại nơi làm việc cho gọn gàng, sạch đẹp.
- Rà soát lại đội ngũ cán bộ kinh doanh để điều động và bổ sung cán bộ cho phù hợp.
- Tiếp tục đổi mới phong cách phục vụ văn minh lịch sự, tận tình với khách hàng, nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ kinh doanh.
- Đào tạo cán bộ có chuyên môn môn nghiệp vụ và sử sung vi tính nhằm đáp ứng được yêu cầu của công nghệ mới.
- Tiếp tục khoán triệt để đến từng cán bộ để nâng cao trách nhiệm của cán bộ trong công tác tín dụng như tăng trường tín dụng, giải thiểu rủi ro, tăng trưởng khách hàng, thu lãi nợ quá hạn, nợ rủi ro, chú trọng mở rộng tín dụng với nâng cao chất
lượng tín dụng. Gắn kết quả đạt được của cán bộ tín dụng để trả lương hàng tháng, căn cứ vào kết quả đạt được của từng cán bộ tín dụng để trả lương theo kết quả đạt được về các chỉ tiêu.
Trong điều kiện hiện nay khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, hoạt động ngành Ngân hàng phải thường xuyên đào tạo bồi dưỡng về trình độ nghiệp vụ, trang bị các kiến thức nội ngành và ngoài ngành cho đội ngũ cán bộ để họ thích hợp và nắm bắt kịp thời những yêu cầu của Ngân hàng hoạt động trong cơ chế thị trường.
Mặc khác Ngân hàng phải thường xuyên giáo dục đạo đức, tác phong nghề nghiệp cho toàn thể cán bộ, có tinh thân thái độ đúng đắn với khách hàng, để khách hàng thực sự tin tưởng khi đến Ngân hàng vay vốn.
3.2.1.2. Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm soát.
Nhằm quán triệt tư tưởng kinh doanh năm 2013 của Giám đốc Ngân hàng AGRIBANK thành phố Ninh Bình là nâng cao chất lượng tín dụng, trong năm nay nghiệp vụ tín dụng sẽ tiến hành kiểm tra nghiệp vụ tất cả các chi nhánh ( kể cả phần thực hành trên máy ) nhằm kiểm tra việc chấp hành chế độ tín dụng từ đó nâng cao chất lượng tín dụng hạn chế rủi ro.
- Nâng cao chất lượng tín dụng hạn chế nợ quá hạn phát sinh mới, bằng các biên pháp như: Hạn chế và loại dần việc đầu tư các doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả, thẩm định chắc chắn các món vay phát sinh, thường xuyên kiểm tra kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay. Một món vay phải kiểm soát sau nhiều lần để nắm tính hình biến động tiền hàng và có hướng thu nợ, xử lý kịp thời khi có chiều xấu.
- Giám sát kiểm tra thật chặt chẽ vốn vay từ khâu kiểm tra trước trong và sau khi cho vay.
- Nâng dần tỷ lệ cho vay có đảm bảo bằng tài sản trong tổng dư nợ như quản ký lô hàng, thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay, đối với các đơn vị.
- tổ chức phân tích chất lượng tín dụng từ đó đánh giá và phân loại nợ để có biên pháp xử lý đối với từng loại nợ.
- Xếp loại doanh nghiệp để đánh giá đầy đủ các mặt của doanh nghiệp để đầu tư. - Thực hiện đầy đủ các quy trình cho vay theo đúng văn bản chế độ tín dụng của ngành cũng như hướng dẫn của Ngân hàng NNo & PTNT Việt Nam.
- Thường xuyên tổ chức tự kiểm tra theo chuyên đề nhằm đảm bảo thực hiện đúng qui trình thủ tục, chế độ quy định, đảm bảo hiệu quả và an toàn vốn.
3.2.1.3. Xử lý hiệu quả các khoản nợ.
- Cơ cấu lại các khoản nợ: Phân tích thực trạng các món nợ quá hạn, nợ tiềm ẩn rủi ro trình và nợ đã được xử lý rủi ro để từ đó đánh giá được khả năng thu hồi thong qua phân tích nợ có đảm bảo, không có đảm bảo, thực trạng tài sản thế chấp có thể xử lý thu hồi nợ, phương án xử lý và vận dụng các giải pháp, chính sách của các ban ngành lien quan trong việc xử lý nợ tồn đọng để xử lý.
- Tất cả các khoản nợ quá hạn, nợ xấu mới phát sinh có khả năng thu hồi giao cho cán bộ tín dụng phải tích cực thu hồi.
- Xử lý kiên quyết những trường hợp khách hàng chây ỳ không chịu trả nợ như xiết nợ tài sản hoặc khởi kiện.
- Quan hệ chặt chẽ với cấp uỷ, chính quyền địa phương, các ban ngành chức năng có lien quan trong việc cho vay, thu nợ, xử lý nợ, xử lý tài sản bảo đảm tiền vay.
3.2.1.4. Tăng cường quản lý các món vay.
Giám sát quá trình sử dụng tiền vay của khách hàng là một biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa rủi ro đạo đức. Việc giám sát Ngân hàng kiểm soát được hàng vi của người vay vốn, đảm bảo đồng vốn đước sử dụng đúng hiệu quả, mục đích.
Nếu việc giám sát không được thực hiện thường xuyên, chặt chẽ, nhiều khả năng khách hàng sẽ sử dụng tiền vay vào các mục đích khác, rủi ro.
Trong việc giám sát tiền vay các cán bộ tín dụng sẽ xem xét các báo cáo tài chính mới nhất của khách hàng, một số giấy tờ, hoà đơn liên quan ( như các giấy tơ chứng nhận doanh nghiệp đã nhận thiết bị máy móc, dây chuyền sản xuất ). Ngoài ra định kỳ mỗi quý cán bộ tín dụng phải xuống cơ sở kiểm tra. Bên cạnh việc kiểm tra quá trình sử dụng cũng đặc biệt phải lưu ý tới tài sản thế chấp của khách hàng, đánh giá lại tài sản thế chấp theo giá hiện hành, nếu giá trị tài sản thế chấp bị giảm so với ban đầu thì phải yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản thế chấp khác hoặc giảm dư nợ tương ứng.
Cán bộ tín dụng phải nắm rõ các nguồn thu của khách hàng và yêu cầu khách hàng phải thực hiện việc thanh toán cho đơn vị ngân hàng. Thường xuyên kiểm tra các tài khoản của khách hàng là một phương thức để đánh giá tình trạng tài chính của khách hàng có lành mạnh không. Nếu trong giai đoạn thực thi của dư án gặp khó khăn, không thực hiện được theo đúng kế hoạch có thể gây rủi ro cho ngân hàng, cán bộ tín dụng phải cùng với chủ dư án tìm cách giải quyết, yêu cầu điều chỉnh lại kế hoạch sản xuất kinh doanh hoặc phải có biện pháp để thu nợ về.
3.2.1.5. Tăng cường công tác thẩm định tài chính dự án.
Công tác thẩm định dự án của ngân hàng đối với khách hàng là không thể thiếu được khi thực hiện một khoản vay. Đối với việc cho vay trung và dài hạn thì công tác thẩm định rất là phức tạp cà khó khăn, công việc đó đòi hỏi khả năng phân tích, đánh giá và dự báo một cánh chính xác của cán bộ thẩm định tín dụng về các dự án của khách hàng. Cán bộ tín dụng không chỉ đóng vai trò là người phân tích đánh giá mà còn là người tư vấn dầy dạn kinh nghiệm để có thể đưa ra các lời khuyên hữu ích cho các dự án của khách hàng. Điều đó vừa đem lại lợi ích cho khách hàng vừa đảm bảo an toàn cho đồng vối tín dụng ngân hàng. Do vậy, trong quy trình cho vay thì việc làm tốt công tác thẩm định tín dụng góp phần rất quan trọng tới hiệu quả khoản tín dụng. Trong những năm qua, Chi nhánh đã thực hiện khá tốt khâu thẩm định tín dụng nên tỷ lệ nợ quá hạn dài hạn trên tổng dư nợ luôn luôn khống chế ở mức độ thấp.Tuy nhiên, việc thẩm định tín dụng mới chỉ dừng lại ở việc thẩm định tín dụng hiệu quả của dự án đầu tư hay phương án sản xuất kinh doanh thong qua việc đánh giá các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế. Một mảng khác rất quan trọng vẫn chưa được quan tâm đúng mức đó là thẩm định các chỉ tiêu định tính đối với giám đốc của doanh nghiệp vay vốn. Các chỉ tiêu thường là: năng lực trình vay chưa đến hạn Ngân hàng vẫn có thể kiên quyết thực hiện các biến pháp thu hồi cho vay qua việc phát mại tài sản thế chấp, kê biên tài, khởi kiện ra toà.
Ngoài ra, việc thu hồi nợ nhanh hay chậm phụ thuộc rất nhiều vào sự phù hợp giữa thời hạn cho vay và chu kỳ sản xuất kinh doanh. Sự phù hợp đó thể hiện ở chỗ khi nào thì doanh nghiệp phát sinh doanh thu và đó chính là nguồn trả nợ vay cho Ngân hàng. Như vậy, vấn đề đặt ra là phải chuẩn hoá đội ngũ cán bộ, nhân viên tín dụng của ngân hàng. Ngân hàng cần phải có kế hoạch bồi dưỡng cho nghiệp cán bộ, nhân viên tín dụng nhằm đào tạo nên sự đồng bộ trong hoạt động kinh doanh tín dụng của ngân hàng đồng thời với các hình thức khen thưởng vật chất xứng đáng với kết quả mà cán bộ tín dụng đem lại cho ngân hàng, áp dụng việc xử lý nghiêm minh đối với các cán bộ tín dụng không có tinh thần trách nhiệm với công việc để phát sinh thêm nhiều nợ quá hạn.
3.2.2. Nhóm biện pháp đẩy mạnh hoạt động marketing.
Trong điều kiện cạnh tranh mạnh mẽ như hiện nay, để tăng cường khả năng cạnh tranh, công tác marketing là một hoạt động cực kì quan trọng với bất kì một ngân hàng
nào. Một số biện pháp ngân hàng có thể thực hiện: - Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng cáo.
- Mở rộng các ưu đãi cho khách hàng, tặng quà, tổ chức các chương trình bốc thăm trúng thưởng, tri ân khách hàng.
- Thực hiện các hoạt động hỗ trợ, từ thiện, tài trợ cho các hoạt động thể thao, văn hóa trên địa bàn thành phố.
3.2.3. Thực hiện tốt chiến lược khách hàng.
- Tiếp tục giữ quan hệ tốt với khách hàng truyền thống, có uy tín đồng thời mở thêm quan hệ với khách hàng mới làm ăn có hiệu quả, vay vốn lớn có tài sản đảm bảo an toàn.
- Tiến hành phân loại khách hàng theo những tiêu thức cụ thể của Ngân hàng NNo & PTNT Việt Nam, phân tích tài chính doanh nghiệp để đánh giá khách hàng đúng thực chất để từ đó có những chính sách tín dụng đối với từng nhóm khách hàng.
- Tìm kiếm thị trường mục tiêu phù hợp với quy mô, hoạt động của Ngân hàng.
3.2.4. Mở rộng hoạt động tín dụng.
- Tập trung ưu tiên vốn cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh, cho vay nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa. Thực hiện có hiệu quả Nghị định số 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp nông thôn, thực hiện cho vay theo Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 01/03/2011 của NHNN.
.- Áp dụng linh hoạt cơ chế lãi suất cho vay nhưng vẫn đảm bảo chấp hành tốt quy định của Ngân Hàng Nhà Nước.
- Phối hợp chắt chẽ với các phòng ban chuyên môn nghiệp vụ như kế toán kế hoạch Vi tính, thanh toán quốc tế để phục vụ tốt khách hàng.
Việc thực hiện mở rộng tín dụng nhưng đồng thời cũng phải đảm vảo chất lượng tín dụng được nâng cao vơi các khoản cho vay lành mạnh.
3.2.5. Hoàn thiện sản phẩm dịch vụ.
- Mở rộng danh mục sản phẩm dịch vụ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
- Nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ.
- Đưa ra mức lãi suất cạnh tranh, phù hợp và đảm bảo tuân thủ đúng các quy định của NHNN.