Giải quyết tình trạng thiếu việc làm

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng xã hội của việc gia tăng dân số đô thị Hà Nội trong quá trình đô thị hoá (Trang 33 - 34)

Thành lập các trung tâm hỗ trợ việc làm cho người di dân nhằm tạo điều kiện giúp người di dân tìm kiếm việc làm, đồng thời nhằm tăng cường quản lý người di dân vào làm việc tại Hà Nội. Đây còn là nơi tư vấn về việc làm nhằm hướng người lao động vào những ngành nghề phù hợp với năng lực của mình. Từng bước hình thành nên thị trường lao động có thể quản lý được, giúp cho nhà quản lý thực hiện tốt chức năng của mình.

Khuyến khích phát triển các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn nhằm tạo ra việc làm đáp ứng nhu cầu của người lao động. Tiếp tục đơn giản hoá cơ chế thành lập và quản lí nhằm tiếp tục phát huy nguồn lực trong dân, ưu tiên về chính sách thuê mặt bằng hoạt động kinh doanh cho các doanh nghiệp có khả năng tạo được nhiều việc làm. Tạo môi trường thuận lợi với cơ chế đầu tư thông thoáng để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.

Nâng cao chất lượng người lao động thông qua các hoạt động về đào tạo nghề, đảm bảo về yêu cầu lao động có chất lượng đáp ứng cho phát triển đô thị. Mở rộng các trường đào tạo nghề nhằm thu hút các lao động có nhu cầu học tập. Hình thành quy hoạch kế hoạch đào tạo nghề, đào tạo nghề một cách đồng bộ và phù hợp.

doanh nghiệp tư nhân hoặc các công ty trách nhiệm hữu hạn nhằm thu hút thêm lao động tại chỗ, tránh việc đổ dồn lao động vào khu vực thành phố. Khuyến khích thành lập các hiệp hội nghề nghiệp để hỗ trợ lẫn nhau trong sản xuất vè tiêu thụ sản phẩm. Thành lập quỹ phát triển các ngành nghề và các làng nghề hoặc các hình thức tín dụng ưu đãi nhằm tạo điều kiện cho các hộ hoặc các cơ sở ngành nghề vay vốn để mở rộng sản xuất, đảm bảo duy trì công việc cho người lao động.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng xã hội của việc gia tăng dân số đô thị Hà Nội trong quá trình đô thị hoá (Trang 33 - 34)