Đầu tư cho y tế và giáo dục

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng xã hội của việc gia tăng dân số đô thị Hà Nội trong quá trình đô thị hoá (Trang 34 - 36)

Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho y tế và giáo dục nhằm giảm sức ép cho các bệnh viện và các trường học khu vực nội thành Hà Nội hiện nay.

Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, chất lượng chuẩn đoán và điều trị ở các bệnh viện tuyến huyện để giảm thiểu hiện tượng bệnh nhân đổ về các bệnh viện trung ương gây ra quá tải. Nâng cao năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ y bác sĩ, đầu tư máy móc phương tiện kỹ thuật cao, hiện đại.

Tăng cường nguồn tài chính, cơ sở vật chất cho giáo dục. Chính quyền thành phố cần tăng ngân sách dành cho giáo dục để xây dựng thêm trường, cung cấp trang thiết bị dạy học, đảm bảo về an toàn, sức khỏe và nhu cầu học tập. Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục. Phát triển các trường ngoài công lập, chuyển một số trường công lập thành ngoài công lập khi có đủ điều kiện thích hợp. Củng cố và nâng cao chất lượng các trường ngoài công lập.Mở rộng các quỹ khuyến học, quỹ bảo trợ giáo dục, đặc biệt là giáo dục tiểu học tiểu học, khuyến khích cá nhân và tập thể đầu tư phát triển giáo dục tiểu học trong thành phố. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về giáo dục

Huy động nguồn vốn xây dựng trường học từ nước ngoài, tăng cường hợp tác về trao đổi học sinh, đóng góp vào chương trình học phù hợp với yêu cầu đổi mới, giao lưu. Thu hút các dự án tài trợ giáo dục tiểu học về nguồn lực giáo dục như giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục tiểu học.

Kết luận

Dân số Hà Nội gia tăng nhanh trong giai đoạn gần đây do nhiều nguyên nhân mang lại, nhưng tựu chung lại đó đều là do tác động từ quá trình đô thị hoá đang diễn ra mạnh mẽ. Sự gia tăng dân số do quá trình đô thị hoá là một điều tất yếu và là cần thiết nếu gia

tăng ở một mức độ hợp lý, nó sẽ góp phần tạo thêm nguồn lao động và mở rộng thị trường cho phát triển kinh tế . Tuy nhiên, việc gia tăng quá nhanh và nhiều trong một khoảng thời gian ngắn sẽ gây tác dụng ngược lại. Các dịch vụ xã hội thiết yếu cho cuộc sống hàng ngày của người dân sẽ không kịp phát triển để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao gây nên quá tải, khiến cuộc sống của người dân gặp không ít khó khăn. Sức ép dân số lên các vấn đề xã hội đã trở thành bài toán khó đối với Hà Nội nói riêng và các đô thị trong cả nước nói chung, đó cũng là vấn đề chung của các nước đang phát triển, nơi mà quá trình đô thị hoá đang diễn ra mạnh mẽ.

Để quá trình đô thị hoá sẽ mang lại hiệu quả tốt và góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng cuộc sống của người dân, chính quyền thành phố cần có những biện pháp nhằm hạn chế tối đa những ảnh hưởng tiêu cực từ sự gia tăng dân số, đồng thời có những chính sách nhằm điều chỉnh lại mức dân số hợp lý và cần thiết cho sự phát triển của thủ đô trong tương lai. Tất nhiên không thể trong một thời gian ngắn có thể giải quyết được bài toán khó đó, vì vậy các giải pháp cũng cần mang tính chiến lược bao gồm cả những giải pháp trước mắt nhằm giải quyết những vấn đề tình thế, và những giải pháp dài hạn để đảm bảo một tương lai phát triển ổn định cho Hà Nội.

Do thời gian nghiên cứu ngắn với trình độ kiến thức có hạn nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em rất mong nhân được những ý kiến đóng góp cũng như phê bình của cô để đề tài hoàn chỉnh hơn. Em cũng xin chân thành cảm ơn THS. Bùi Hoàng Lan đã tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

2. GS.TS.Nguyễn Đình Hương và T.S.Nguyễn Hữu Đoàn. Giáo trình Kinh tế đô thị, NXB Giáo dục 2002.

3. Tổng cục thống kê. Niên giám thống kê 2005 đến 2009, NXB Thống kê. 4. Cục thống kê TP Hà Nội.Niên giám thống kê Hà Nội 2005 đến 2009, NXB

Thống kê.

5. Tổng cục thống kê. Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009: các kết quả chủ yếu, NXB Thống kê.

6. Tổng cục thống kê. Tư liệu kinh tế xã hội 63 tỉnh, thành phố Việt Nam 2009, NXB Thống kê.

7. http://www.thiennhien.net

8. http://3r-hn.vn

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng xã hội của việc gia tăng dân số đô thị Hà Nội trong quá trình đô thị hoá (Trang 34 - 36)