Giải pháp đối với các khoản nợ quá hạn, nợ khó đò

Một phần của tài liệu giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng td tại nhno ptnt thành phố thái nguyên (Trang 60 - 77)

22 thành phốThái Nguyên

3.2.8 Giải pháp đối với các khoản nợ quá hạn, nợ khó đò

Khoản nợ quá hạn là các vấn đề tồn đọng và gây không ít khó khăn trong việc xử lý nợ quá hạn. Thu hồi được các khoản nợ quá hạn là một nhiệm vụ nặng nề do vậy tìm ra được các biện xử lý thích hợp để giải quyết mà không quá tập trung vào cách thức phát mại tài sản đối với ngân hàng là vấn đề luôn được quan tâm nhất là trong tình hình kinh tế hiện nay khi mà giá cả bất động sản luôn biến động và bất ổn định.

3.2.8.1. Đối với các khoản nợ quá hạn có khả năng thu hồi:

Với khoản nợ này ngân hàng có thể áp dụng hình thức gia hạn nợ, giãn nợ...vì rất có thể việc không trả được nợ không phải là do ý muốn chủ quan của người vay mà do họ có những khó khăn tạm thời chưa giải quyết được. Ngân hàng có thể tìm hiểu thêm về tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng vay vốn mà từ đó có sự tư vấn giúp đỡ khách hàng tìm kiếm giải pháp hữu hiệu cho quá trình kinh doanh từ việc bán sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, thu nợ các khoản công nợ để trả nợ ngân hàng.

3.2.8.2. Đối với các khoản nợ quá hạn không có khả năng thu hồi:

Sau khi đánh giá, phân tích xem xét một cách kỹ lưỡng để chắc chắn rằng khách hàng không còn khả năng trả nợ cho ngân hàng thì ngân hàng sẽ phải tiến hành thu hồi tài sản thế chấp, ngân hàng có thể khởi tố trước pháp luật đối với khách hàng có ý đồ lừa đảo, cố tình gây thất thoát, chiếm dụng vốn...

Điều quan trọng đối với hoạt động tín dụng là đưa ra những biện pháp nhằm ngăn chặn và hạn chế nợ quá hạn hơn là giải quyết, thu hồi nợ quá hạn

Một số biện pháp có thể áp dụng là: Phân tích khách hàng trước khi cho vay, quá trình thẩm định đúng đắn, phân tích khả năng mở rộng hay thu hẹp tín dụng trong từng thời kỳ, thực hiện đôn đốc thu hồi nợ, lãi phù hợp với thực trạng từng khoản vay và phải thường xuyên phân loại khách hàng.

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG:

3.3.1. Kiến nghị đối với Nhà nước:

Để tạo điều kiện cho hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng giúp các ngân hàng mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng, đề nghị Nhà nước:

-Hoàn thiện và ổn định các chính sách kinh tế xã hội, trên cơ sở đó tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh doanh, hoạt động tín dụng ngân hàng

nói riêng.

Một trong những nguyên nhân gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, giảm hiệu quả sử dụng vốn, dẫn đến khó khăn trong trả nợ vay ngân hàng là môi trường kinh tế không ổn định, các chính sách và cơ chế quản lý vĩ mô của Nhà nước có thay đổi, đang trong quá trình điều chỉnh, đổi mới và hoàn thiện. Các doanh nghiệp phải chuyển hướng, điều chỉnh hoạt động, không thay đổi kịp sự thay đổi của cơ chế chính sách dẫn tới kinh doanh thua lỗ , ứ đọng hàng hoá, mất khả năng thanh toán, phát sinh nợ quá hạn.

Nhà nước cần có biện pháp tạo ra môi trường kinh doanh ổn định và thuận lợi tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong đó có các NHTM. Nhà nước cần có chính sách ưu tiên đối với hoạt động ngân hàng, thực sự coi ngân hàng là đòn bẩy của nền kinh tế. Nếu hoạt động ngân hàng không tốt không phát huy hiệu quả sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tăng trưởng, phát triển kinh tế.

Trong quá trình điều chỉnh cơ chế, chính sách cần có những bước đệm hoặc biện pháp tháo gỡ khó khăn xuất hiện do thay đổi cơ chế.

Trong lĩnh vực ngân hàng hiện nay, luật ngân hàng Nhà nước và luật các tổ chức tín dụng, cùng các bộ luật khác đã được ban hành, tạo ra hành lang pháp lý rất quan trọng. Tuy nhiên, Nhà nước cần chỉ đạo việc ban hành, triển khai thực hiện các nghị định, thông tư hướng dẫn một cách nhanh chóng, đồng bộ giữa các cấp, các ngành, tránh gây ách tắc, không hình sự hoá, đảm bảo quyền lợi chính đáng cho các NHTM.

Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa chính quyền Nhà nước từ trung ương đến địa phương, kết hợp lợi ích của Nhà nước, của ngân hàng và của người lao động, tăng cường cơ sở vật chất, nâng cao phúc lợi cho người lao động. Gắn chặt nhiệm vụ phát triển kinh tế của địa phương với hoạt động ngân

hàng. Chính phủ cần quy định rõ trách nhiệm của UBND các cấp, các bộ ngành có liên quan tham gia thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư sản xuất kinh doanh và trách nhiệm của ngân hàng khi đầu tư vốn tránh tình trạng khi có rủi ro xảy ra quy mọi trách nhiệm về phía ngân hàng.

-Nhà nước cần tăng cường về kiểm tra, giám sát hoạt động ngân hàng, thường xuyên phân tích, đánh giá chất lượng hoạt động của từng NHTM. Ngoài ra chính phủ cần thiết lập hệ thống cảnh báo sớm các nguy có thể xảy ra và xây dựng hoàn thiện các hệ thống các giải pháp giải quyết, tháo gỡ các vấn đề phát sinh trong hoạt động của các NHTM.

-Các cơ quan chức năng như toà án, viện kiểm sát, thanh tra Nhà nước... có sự quan tâm hỗ trợ ngân hàng trong việc xử lý thu hồi nợ nhất là các khoản vay cố ý chây ỳ, trốn tránh trách nhiệm trả nợ và lừa đảo.

-Có chính sách hỗ trợ toàn diện cho NHNo&PTNT Việt Nam

Để giúp ngân hàng có đủ thế lực nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ nặng nề trong phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao chất lượng tín dụng, giảm thấp rủi ro, ổn định đời sống cán bộ... Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ toàn diện về nguồn vốn kinh doanh, trang bị hoạt động,xử lý rủi ro, hỗ trợ kinh phí, có chính sách cán bộ phù hợp...

3.3.2. Kiến nghị đối với NHNN:

Để giúp các NHTM nâng cao chất lượng tín dụng, ngăn chặn nợ quá hạn, đề nghị ngân hàng Nhà nước Việt Nam:

-Tăng cường chỉ đạo các NHTM trong việc thực hiện các chính sách tiền tệ, chính sách tín dụng, định hướng đầu tư trong từng thời kỳ. Đặc biệt không ngừng bổ sung, hoàn thiện chế độ, thể lệ cho vay đối với khách hàng.

-Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát đối với hoạt động tín dụng của các NHTM, từ đó phát hiện sớm các sai sót, xu hướng sai lệch, các vấn đề tồn tại... để chỉ đạo, ngăn chặn, chỉnh sửa, khắc phục một cách triệt để.

-Đề xuất với chính phủ sớm thành lập công ty mua bán nợ, công ty mua bán tài sản đảm bảo nợ vay giúp các NHTM giải toả có hiệu quả các khoản nợ quá hạn khê đọng, các tài sản đảm bảo khó phát mại hoặc chưa xử lý được ngay từ đó lành mạnh hoá chất lượng tín dụng, giải phóng nguồn vốn kinh doanh bị ứ đọng

-Có hệ thống thông tin chất lượng cao, cung cấp kịp thời các thông tin cho NHTM tránh rủi ro xảy ra do thiếu thông tin.

3.3.3. Kiến nghị đối với NHNo&PTNT Việt nam:

-Tăng cường công tác tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ, như tập huấn về quản trị kinh doanh, kiến thức pháp luật, kỹ năng kỹ thuật thẩm định các dự án lớn...

-Hỗ trợ nguồn vốn trung, dài hạn cho tỉnh Thái Nguyên để đáp ứng nhu cầu vốn trung hạn trên địa bàn.

-Hiện nay Nhà nước đang thực hiện sắp xếp lại doanh nghiệp nên một số doanh nghiệp Nhà nước trở thành doanh nghiệp quốc doanh, mức phân quyền phán quyết theo QĐ 11 của HĐQT NHNo&PTNT Việt Nam không phù hợp nữa, đề nghị NHNo&PTNT Việt Nam nâng mức phán quyết cho các ngân hàng cấp một để giải quyết cho vay được nhanh chóng hơn.

3.3.4. Kiến nghị đối với UBND tỉnh Thái Nguyên:

-Đẩy nhanh tiến trình sắp xếp và đổi mới các doanh nghiệp Nhà nước, tạo môi trường ổn định cho hoạt động kinh doanh của các NHTM.

-Có biện pháp tích cực ngăn chặn các tệ nạn xã hội đảm bảo cho môi trường tín dụng phát huy hiệu quả cao.

-Tăng cường chỉ đạo UBND các xã, phường và các tổ chức đoàn thể tại cơ sở phối hợp, giúp đỡ ngân hàng thực hiện tốt các chương trình vay vốn của các hội viên trong tổ tín chấp.

-Có biện pháp hỗ trợ về tiêu thụ sản phẩm trong nông nghiệp cho nông dân như: Chè, cây ăn quả...

-Có biện pháp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhanh chóng đồng thời phải có biện pháp quản lý chặt chẽ tránh trường hợp một người có đến hai giấy chứng nhận hợp pháp.

-Chỉ đạo các cơ quan chức năng giúp đỡ ngân hàng trong việc xử lý nợ quá hạn và phát mại tài sản thế chấp.

3.3.5. Kiến nghị đối với NHNo&PTNT thành phố Thái Nguyên:

3.3.5.1. Về công tác cán bộ:

Yếu tố con người vẫn làyêú tố quyết định đến hiệu quả công việc. Cán bộ tín dụng là yếu tố đầu tiên quan trọng nhất đối với chất lượng và hiệu quả công táctín dụng ở ngân hàng. Đối với những cán bộ có trình độ lý luận vững vàng,dày dặn kinh nghiệm và tinh thông nghiệp vụ thì tất yếu sẽ đánh giá khách hàng một cách chính xác hơn và quản lý vốn vay chặt chẽ, hiệu quả hơn so với người có trình độ chuyên môn kém. Vì vậy để không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng cần phải:

-NHNo&PTNT thành phố Thái Nguyên cần bố trí sắp xếp lại đội ngũ cán bộ trong hoạt động kinh doanh để phù hợp với địa bàn, với dư nợ. Tăng số lượng cán bộ tín dụng để phù hợp với sự tăng trưởng dư nợ và nâng cao chất lượng tín dụng.

-Cần có biện pháp cụ thể đào tạo lại, bồi dưỡng thường xuyên để nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực phẩm chất trong kinh doanh

-Có chế độ ưu đãi phù hợp với cán bộ tín dụng đồng thời phải đề cao trách nhiệm vật chất của cán bộ tín dụng trong việc để xảy ra sai phạm gây thất thoát vốn tín dụng. Có hình thức kỷ luật nghiêm minh đối với cán bộ, kể cả cán bộ lãnh đạo thiếu tinh thần trách nhiệm cố tình làm sai chế độ dẫn đến nợ quá hạn.

3.3.5.2. Về công tác kiểm tra, kiểm soát:

Cần tiến hành thường xuyên và chặt chẽ hơn nữacông tác kiểm soát trong nội bộ ngân hàng nhằm phát hiện và chấn chỉnh kịp thời những sai sót trong công tác tín dụng. Nội dung kiểm tra hoạt động tín dụng bao gồm: Kiểm tra hồ sơ cho vay, thời hạn cho vay, thời hạn thu nợ, mức tín dụng được cấp, tài sản bảo đảm nợ vay.

Ngoài việc kiểm tra cần phải đi vào xem xét về mục đích sử dụng tiền vay,khả năng trả nợ trực tiếp của một số khách hàng vay vốn để có ý kiến với lãnh đạo và cán bộ tín dụng có liên quan.

Việc kiểm soát được thực hiện trên mọi lĩnh vực hoạt động của tín dụng song ở đây ngân hàng chỉ nên tập trung vào một số vấn đề mà hay có những sai sót trong thực hiện. Đây cũng là nội dung mà ngân hàng cần quan tâm trong công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ.

Cần tiến hành thường xuyên công tác phân tích tín dụng và phân loại khách hàng nhằm tìm ra những biện pháp cho vay, đầu tư và quản lý vốn cho vay có hiệu quả. Bên cạnh đó cần tiến hành phân tích, đánh giá chất lượng tín dụng hiện hành qua đó rút ra nguyên nhân chủ quan, khách quan phát sinh nợ quá hạn để đề ra biện pháp khắc phục có hiệu quả. Kiến nghị tập trung thu hồi dứt điểm các loại nợ khê đọng, nợ khó đòi, tiến hàn xử lý các rủi ro từ trước đến nay theo chế độ hiện hành.

Bố trí cán bộ có đủ năng lực vào các khâu trọng yếu để kiểm tra, kiểm soát thường xuyên.Việc kiểm tra, kiểm soát phải được tiến hành thường xuyên để kịp thời phát hiện ra các sai phạm đồng thời cũng phải tiến hành kiểm tra đột xuất .

Mỗi lần ngân hàng tiến hành kiểm tra về toàn bộ hoặc một phần công tác tín dụng cần phải có biên bản ghi rõ những việc đã kiểm tra và các ưu điểm, khuyết điểm của đơn vị.

3.3.5.3. Công tác kinh doanh tín dụng:

-Công tác đầu tư cần chú trọng cơ cấu tín dụng phù hợp với sự tăng trưởng tín dụng.

-Phân loại khách hàng, hồ sơ tín dụng và hồ sơ đảm bảo tiền vay phải được lưu giữ đầy đủ và khoa học.

-Quan hệ tốt với chính quyền địa phương để tăng sự phối kết hợp giữa địa phương và ngân hàng trong việc đầu tư vốn và xử lý nợ vay.

3.3.5.4. Công tác xử lý nợ quá hạn:

-Cần tổ chức thu nợ quá hạn ở tất cả các ngân hàng cơ sở. Ngân hàng nào có nợ quá hạn lớn cần thiết có thể lập ban chỉ đạo thu hồi nợ.

-Thường xuyên phân tích nguyên nhân nợ quá hạn, xử lý kịp thời nợ quá hạn do nguyên nhân chủ quan, khách quan quy trách nhiệm cá nhân thu hồi bằng vật chất nếu là do cán bộ ngân hàng cố tình gây ra. Cần tiếp tục theo dõi chặt chẽ các khoản nợ đã được khoanh, được xoá hoặc bù đắp bằng quỹ dự phòng bù đắp rủi ro, một mặt cần tìm các biện pháp thu hồi khi có điều kiện để giảm bớt rủi ro tổn thất cho ngân hàng.

Tóm lại: Trong điều kiện hiện nay, trên cơ sở các quan điểm và định hướng nâng cao chất lượng tín dụng, với những mục tiêu chiến lược và sách lược được xác định là có cơ sở và phù hợp với thực tiễn hoạt động ngân hàng trong từng thời kỳ. Hy vọng các biện pháp trên sẽ giúp thêm cho NHNo&PTNT thành phố Thái Nguyên ngày một nâng cao chất lượng tín dụng và tín dụng sẽ trở thành công cụ đắc lực của NHNN trong việc thực hiện chính sách để đáp ứng nhu cầu về vốn trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước do nghị quyết VIII-TW đề ra.

KẾT LUẬN

Trong quá trình hình thành và phát triển của mỗi ngân hàng, chất lượng tín dụng luôn là vấn đề mang tính thời sự, cấp thiết được quan tâm và đặt lên hàng đầu của các NHTM nói chung và NHNo&PTNT thành phố Thái Nguyên nói riêng.

Việc nghiên cứu đề xuất ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng để phát huy hiệu quả kinh doanh là hết sức cần thiết đối với hầu hết các NHTM hiện nay.

Qua nghiên cứu bản khoá luận đã hoàn thành được một số những nội dung cơ bản sau đây:

1. Nêu được những vấn đề cơ bản về tín dụng và nâng cao chất lượng tín dụng trong nền kinh tế thị trường về mặt lý luận.

2. Bản khoá luận đã phân tích làm rõ được thực trạng chất lượng tín dụng tại NHNo&PTNT Thái Nguyên. Trên cơ sở đó rút ra được những kết

quả, tồn tại và nguyên nhân dẫn đến tồn tại.

3. Trên cơ sở phân tích thực trạng để khắc phục những tồn tại bản khoá luận đã đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Với kết quả của bản khoá luận này bản thân em hy vọng sẽ đóng góp một phần nhỏ bé kiến thức của mình vào việc giải quyết những khó khăn của thực tiễn đặt ra. Tuy nhiên, đây là một vấn đề phức tạp và rộng lớn trong khi đó với thời gian thực tập cũng như khả năng nhận thức, khả năng tìm hiểu thực tế của bản thân còn có nhiều hạn chế nhất định vì vậy bản khoá luận này sẽ không tránh khỏi khiếm khuyết. Bản thân em rất mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các thầy cô và các cơ quan thực tế cùng với bất cứ ai quan tâm đến lĩnh vực này.

Một lần nữa em bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn tiến sĩ Tô

Một phần của tài liệu giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng td tại nhno ptnt thành phố thái nguyên (Trang 60 - 77)