(1) Giới thiệu về dự án:
Dự án đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai nằm trong hệ thống hành lang đường bộ Côn Minh - Hải Phòng là dự án nằm trong chương trình hợp tác tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng, nhằm thúc đẩy mối quan hệ và hợp tác của 6 nước có chung dòng sông Mê Kông, đó là: Việt Nam, Lào, CamPuChia, Thái Lan, Myanma và Vân Nam (Trung Quốc). Tại hội nghị 6 nước có chung dòng sông Mê Kông đã xác định hành lang Côn Minh - Hải Phòng phần địa phận Việt Nam (từ Lào Cai đến Hải Phòng) có chiều dài vận tải khoảng 443 km là tuyến ưu tiên số 1, gắn với thị trường rộng lớn, nhiều tiềm năng của Trung Quốc được các cơ quan nhà nước Việt Nam đàm phán để đưa vào hệ thống đường xuyên á.
Những năm gần đây quan hệ hợp tác kinh tế - thương mại Việt Nam - Trung Quốc đạt kết quả cao, kim ngạch xuất khẩu qua cửa khẩu quốc tế Lào Cai (Việt Nam) với Vân Nam (Trung Quốc) tăng trên 30% hàng năm, tiềm năng còn lớn và có khả năng tăng nhiều hơn nữa nếu hệ thống giao thông trên tuyến hành lang được đầu tư xây dựng.
Xuất phát từ các nhu cầu nêu trên Bộ GTVT đã có quyết định số 1794/QĐ- BGTVT ngày 27/5/2005 của Bộ GTVT cho phép lập dự án đầu tư xây dựng công trình đường ô tô cao tốc Hà Nội - Lào Caị
Hành lang đường bộ Côn Minh - Hải Phòng đi qua các tỉnh phía bắc Việt Nam bao gồm: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương và Hải Phòng. Tư vấn thiết kế đã nghiên cứu phân loại Lào Cai và Yên Bái thuộc nhóm “miền núi“, Phú Thọ và Vĩnh Phúc thuộc nhóm “trung du“, Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương và Hải Phòng thuộc nhóm “đồng bằng“.
(2) Cơ sở pháp lý:
- Luật xây dựng (số 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003).
- Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 7/2/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
- Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng.
- Quyết định số 206/2004/QĐ-TTg ngày 10/12/2004 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020.
- Quyết định số 162/2002/QĐ-TTg ngày 15/11/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
- Quyết định số 1794/QĐ-BGTVT ngày 27/5/2005 của Bộ GTVT cho phép lập dự án đầu tư xây dựng công trình đường ô tô cao tốc Việt Trì - Lào Caị
- Thông báo số 278/TB-BGTVT ngày 15/6/2005 của Bộ GTVT về kết luận của Thứ trưởng Nguyễn Việt Tiến tại cuộc họp thông qua báo cáo đầu kỳ dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Việt Trì - Lào Caị
- Thông báo số 494/TB-BGTVT ngày 26/9/2005 kết luận của Thứ trưởng Nguyễn Việt Tiến tại cuộc họp thông qua báo cáo giữa kỳ dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Hà Nội - Lào Caị
- Thông báo số 554/TB-BGTVT ngày 8/11/2005 kết luận của Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Việt Tiến tại cuộc họp với đoàn công tác của ADB về dự án đường ôtô cao tốc Hà Nội - Lào Cai thuộc hành lang Côn Minh - Hải Phòng.
- Kết luận của Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Việt Tiến tại cuộc họp ngày 10/11/2005 thông qua kết quả báo cáo cuối kỳ dự án đầu tư xây dựng đường ôtô cao tốc Hà Nội - Lào Caị
(3) Tên dự án, Chủ đầu tư:
Tên dự án : Dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội - Lào Cai Chủ đầu tư : Bộ Giao thông vận tải
Đại diện Chủ đầu tư: Công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC)
(4) Khu vực nghiên cứu của dự án: +) Điểm đầu tuyến:
Đoạn Hà Nội (Nội Bài) - Việt Trì (Đền Hùng):
Điểm đầu (Km0) từ đường vành đai III - trên đường Bắc Thăng Long - Nội Bài (khoảng Km10+450 đường Bắc Thăng Long - Nội Bài), nối với đường cao tốc Nội Bài - Hạ Long.
Điểm đầu tuyến (Km11+056) trùng với vị trí tuyến cao tốc giao cắt QL2 (trùng Km56+056 - lý trình đường cao tốc đoạn Hà Nội - Việt Trì).
Đoạn Yên Bái (Nút giao QL37) - Lào Cai:
Điểm đầu tuyến trùng với vị trí tuyến cao tốc giao cắt QL37 tại Âu Lâu (trùng với Km74 + 500 - lý trình đường cao tốc Việt Trì - Yên Bái).
+) Điểm cuối tuyến:
Khu vực đội 13, thôn An Quang xã Quang Kim huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai, vị trí đấu nối với đường cao tốc Côn Minh - Hà Khẩu (của Trung Quốc).
Giai đoạn I: Điểm cuối tuyến nối vào đường Trần Hưng Đạo Km197+300 trùng
với Km242+300 lý trình tính từ Hà Nội (QL4E đoạn Lào Cai - Cam Đường).
Giai đoạn II: Hoàn thiện đường cao tốc từ Yên Bái đến Lào Cai theo quy mô mặt cắt ngang phù hợp 4 làn xe cơ giới để đấu nối với đường cao tốc từ Côn Minh đến Hà Khẩu, cập nhật quy hoạch Thành phố Lào Cai, khu kinh tế mở Kim Thành, tuyến cao tốc đi phía tây các khu quy hoạch và khu kinh tế mở Kim Thành, song song với đường chuyên dụng mỏ APPATIT và kết thúc tại Đội 13 thôn An Quang xã Quang Kim huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai nối với đường cao tốc Côn Minh - Hà Khẩu (của Trung Quốc).
(5) Tổ chức thực hiện dự án:
Dự án Đường ô tô cao tốc Hà Nội - Lào Cai được thực hiện bởi các tổ chức tư vấn sau:
- Giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng: Do Tổng công ty Tư vấn Thiết kế GTVT - TEDI làm tư vấn tổng thể.
- Giai đoạn thiết kế kỹ thuật: Do liên doanh tư vấn giữa Tập đoàn tư vấn Pacific Consultan International (Nhật Bản) và Công ty cổ phần phát triển đầu tư HAFICO GROUP (Việt Nam) cùng một số công ty tư vấn trong nước thực hiện từ tháng 2/2007 đến 4/2008.
(6) Tài liệu được sử dụng để thiết kế:
- Quy hoạch giao thông thành phố Hà Nội đến năm 2020. - Quy hoạch giao thông tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020. - Quy hoạch giao thông tỉnh Phú Thọ đến năm 2020. - Quy hoạch giao thông tỉnh Yên Bái đến năm 2020.
- Các quy hoạch khác đến năm 2020 của các tỉnh có tuyến đường cao tốc đi quạ
- Báo cáo “TA 4050-VIE: Preparing Kunming - Hai Phong Transport Corridor Project The Economic and Financial Study for the Kunming - Hai Phong Expressway Project (Ha Noi - Lao Cai) _ Final Report _ November 2005”.
- Báo cáo Nghiên cứu khả thi Dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội - Lào Cai do TEDI lập năm 2006.
- Các thỏa thuận bằng văn bản giữa Tư vấn Dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội - Lào Cai và các cơ quan thẩm quyền địa phương liên quan về chiều dài và vị trí đường gom, đường ngang, cống chui cũng như khả năng cải dịch kênh mương thủy lợị
(7) Các tiêu chuẩn kỹ thuật chủ yếu sử dụng để thiết kế:
TT Tên tiêu chuẩn Mã hiệu
I Tiêu chuẩn khảo sát
1 Quy trình đo vẽ bản đồ 96 TCN 43-90 2 Quy trình khoan thăm dò địa chất 22 TCN 259-2000 3 Quy trình thí nghiệm xuyên tĩnh (CPT và CPTU) 22 TCN 317-04 4 Quy trình khảo sát đường ôtô 22 TCN 263-2000 5 Quy trình khảo sát địa chất công trình và thiết kế biện pháp ổn định nền đường vùng có hoạt động trượt, sạt lở 22 TCN 171-87 6 Quy trình đánh giá tác động môi trnghiên cứu khả thi và thiết kế ường khi lập dự án 22 TCN 242-98
II Tiêu chuẩn thiết kế
1 Hầm đường sắt và hầm đường ôtô - tiêu chuẩn thiết kế TCVN 4527-88 2 Neo Bê tông dự ứng lực T13, T15 & D13, D15 22 TCN 267-2000 3 Quy trình khảo sát,thiết kế đường ôtô trên nền đất yếu 22 TCN 262-2000 4 Quy trình thiết kế, xử lý đất yếu bằng bấc thấm 22 TCN 244-98 5 Vải địa kỹ thuật trong xây dựng nền đắp trên đất yếu 22 TCN 248-98 6 Quy trình thiết kế áo đường cứng 22 TCN 223-95 7 Quy trình thiết kế áo đường mềm 22 TCN 211-93 8 Quy trình xác định môđun đàn hồi chung của áo đbằng cần đo độ võng Benkelmen. ường 22TCN 251-98 9 Điều lệ báo hiệu đường bộ 22 TCN 237-01 10 Tính toán các đặc trưng dòng chảy lũ 22 TCN 220-95 11 Tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng nhân tạo bên ngoài công trình xây dựng dân dụng 20 TCN 95-83 12 Quy trình thiết kế đthị ường phố và đường quảng trường đô 20 TCN 104-83 13 Tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng đtrường ường phố và quảng TCXDVN 259-2001 14 Quy phạm trang bị điện 19TCN 19; 11TCN 20 và TCVN 4756-
TT Tên tiêu chuẩn Mã hiệu
15 Tiêu chuẩn thiết kế kích thước tuynel 11 TCN 19-84 16 Thiết kế mạng lưới thoát nước bên ngoài công trình 22 TCN 51-84 17 Tải trọng và tác động TCVN 2737-95 18 Thép cốt bê tông cán nóng ASTM A416 cấp 270 19 Thép xây dựng TCVN 1651-85 20 Bê tông xi măng 22 TCN 60-84 21 Gối cầu cao su cốt bản thép AASHTO M251-92 22 Tiêu chuẩn khe co giãn cao su AASHTO M297-96 AASHTO M183-96 23 Đường ôtô - yêu cầu thiết kế TCVN 4054 - 85 24 Đường ôtô - yêu cầu thiết kế TCVN 4054 - 98 25 Đường ôtô - yêu cầu thiết kế TCVN 4054 - 05 26 Quy phạm thiết kế tường chắn đất QP 23-65
27 Tiêu chuẩn thiết kế đường giao thông nông thôn 22 TCN 210-92
Tiêu chuẩn thiết kế đường cao tốc:
TT Tên tiêu chuẩn Mã hiệu
1 Đường ôtô cao tốc - Yêu cầu thiết kế TCVN 5729-97 2 Tiêu chuẩn chiếu sáng quốc tế cho đường cao tốc TCXD 259-2001
Tiêu chuẩn thiết kế cầu:
TT Tên tiêu chuẩn Mã hiệu
1 Tiêu chuẩn thiết kế cầu 22 TCN 272-01
Tiêu chuẩn thiết kế cống:
TT Tên tiêu chuẩn Mã hiệu
1 Quy trình thiết kế cầu cống theo trạng thái giới hạn 22 TCN 18-79
Tiêu chuẩn tham khảo:
TT Tên tiêu chuẩn Mã hiệu
1 Công trình giao thông trong vùng có động đất - Tiêu chuẩn thiết kế 22 TCN 221-95 2 Móng cọc - Tiêu chuẩn thiết kế 20 TCN 21-86 3 Quy trình thiết kế cầu cống theo trạng thái giới hạn 22 TCN 18-79 4 Quy phạm thiết kế MeTro của Trung Quốc GB 50157-2003 5 Hchuẩn AASHTO ướng dẫn thiết kế hình học và đường phố theo tiêu
6 Quy phạm thiết kế hầm theo phương pháp NATM 7 Hệ thống đlớn - Tiêu chuẩn thiết kế ường cao tốc thu thuế nối với các thành phố
(8) Các phương án tuyến:
+) Hướng tuyến đoạn Hà Nội - Việt Trì:
Tuyến xuất phát (Km0) từ đường vành đai III - trên đường Bắc Thăng Long - Nội Bài (khoảng Km10+450 đường Bắc Thăng Long - Nội Bài và là điểm đầu đường cao tốc Nội Bài - Hạ Long) sau đó tuyến rẽ trái vượt QL2 ở Km1+590 (trùng với Km8+450 lý trình QL2). Từ Km2 đến Km6 tuyến cao tốc đi bên phải và cách QL2 hiện tại khoảng 0,8km đến 1km, cắt đường vành đai 4 (qui hoạch) tại Km5+000. Từ Km6 đến Km15 tuyến đi bên phải đường sắt Hà Nội - Lào Cai, tránh thị xã Phúc Yên và thị trấn Hương Canh, bám đường tỉnh ĐT302 bên trái sông Cầu Bòn, giao cắt ĐT302 gần phía Nam Cầu Bòn (km19+790, tương ứng Km5+500 lý trình ĐT302). Từ Km15 đến Km34 tuyến đi theo sườn phía Bắc núi Đinh tránh các quy hoạch của thị xã Vĩnh Yên, giao cắt QL2B (km25+740, tương ứng Km5+200 lý trình QL2B) phía Nam cầu Hữu Thủ; tuyến tiếp tục đi theo hướng Đông - Tây qua thôn Cẩm Trạch xã Đạo Tú và giao cắt QL2C (Km30+760, tương ứng Km6+200 lý trình QL2C). Từ Km34 đến Km47+600 tuyến đi theo hướng Đông Tây giữa hai thôn Bắc và thôn Đoài xã Hoàng Đan, giao cắt với ĐT310 (Km34+580, tương ứng Km2+200 lý trình ĐT310), vượt sông Phó Đáy tại vị trí cách cầu Bến Gạo khoảng 1km về phía thượng lưụ Tuyến tiếp tục đi theo hướng Đông - Tây phía bắc khu dân cư thôn Đại Lữ và Hoàng Chung, xã Tiên Lữ Lập Thạch, giao cắt với ĐT305 (Km36+430, tương ứng Km19+400 lý trình ĐT305), cắt ĐT311 (Km40+972, tương ứng Km3+500 lý trình ĐT311), qua phía Bắc hồ Viên Thanh, sau đó tuyến vượt sông Lô tại vị trí cách bến phà Đức Bác hiện tại về phía thượng lưu 2,5km nối vào QL2 gần khu vực Đền Hùng Km56+056 (trùng với lý trình km11+056 đoạn Việt Trì - Lào Cai). Tổng chiều dài đoạn tuyến này là 56,06km.
+) Hướng tuyến đoạn Việt Trì -Lào Cai:
- Đoạn Việt Trì - Yên Bái
Từ khu vực ngã ba Đền Hùng (Km11+056 trùng với Km71+100 của QL2) tuyến tiếp tục đi về hướng Tây - Bắc tránh khu quy hoạch di tích Đền Hùng, khu quy hoạch thị trấn Phong Châu, qua xã Cẩm Khê, đến Km25 tuyến đi theo hai phương án:
+ Phương án I-1: Tuyến thiết kế đi qua khu vực xã Hoàng Cương, xây dựng một cầu vượt đường sắt và sông Hồng, giao cắt QL32C (khoảng Km35) tại vị trí cách thị trấn Sông Thao khoảng 3km về phía bắc (tương ứng Km44+625 của QL32C), tuyến tiếp tục đi song song với bờ phía Tây sông Hồng, qua các khu vực đồi bát úp và cánh
đồng trồng lúạ Phương án này tuyến vòng tránh khu vực di tích đền Mẫu Âu Cơ (Km76+950 - QL32C) và vượt qua QL37 tại Âu Lâu, sau đó đi trên khu vực thềm sông Hồng, chạy gần song song với sông Hồng (vị trí cách gần nhất là 40m), vượt qua ngòi Thìa, ngòi Hút bằng hai cầu lớn và đi vào khu vực một bên là núi, một bên là sông Hồng tại các xã Châu Quế Hạ, Châu Quế Thượng của huyện Văn Yên tỉnh Yên Báị Đoạn tuyến phương án I-1 kết thúc tại Km74+500 (Phương án này đã được hội nghị thẩm định của Bộ GTVT xem xét và kết luận tại thông báo số 494/TB-BGTVT ngày 26/09/2005.
+ Phương án I-2: Từ Km29 tuyến đi bên bờ phía Đông sông Hồng, song song
với đường sắt Hà Nội - Lào Cai hiện tại, cách đường sắt từ 1 đến 5km, qua khu vực đồi bát úp và cánh đồng các xã Thanh Xá, Phong Lĩnh, Vụ Cầu, Vĩnh Chân, Tự Do, từ đây tuyến đi men theo sườn núi cao qua địa danh các xã ấm Hạ, Phụ Khánh, Nhã Đát. Sau đó tuyến vượt qua đường sắt Hà Nội - Lào Cai và vượt sông Hồng rồi nhập vào phương án I-1 tại Km70+00. Theo phương án này tuyến phải đi qua nhiều vùng ao hồ, núi cao và đặc biệt là đoạn giữa Phú Thọ và Yên Bái tuyến cắt qua nhiều đường ngang hiện tại do vậy phải xây dựng nhiều cầu vượt, cống chui dân sinh nhằm tránh chia cắt cộng đồng.
+ Phương án II: Tuyến cao tốc đi phía đông bờ Sông Lô (từ Km45) men theo
sườn đồi bát úp qua Tiền Lư, Đông Quê đến Lãng Sơn - xã Lãng Công, từ đây tuyến tiếp tục men theo chân sườn đồi núi thấp qua Phú Lương, Văn Phú, vượt sông Lô, cắt QL2 tại khu vực Đoan Hùng, sau đó tuyến đi bên phải và cách QL70 hiện tại từ 2 -:- 3km, đến khu vực xã Bằng Luân, tuyến rẽ trái đi song song với đường qua cầu Văn Phú (nối QL32C với QL70), vượt qua đường sắt Hà Nội - Lào Cai và vượt sông Hồng tại vị trí cách cầu Văn Phú về phía hạ lưu khoảng 600m, sau đó nhập vào tuyến của phương án I-1 tại vị trí khoảng Km75+050.
Tuyến đi theo phương án II có nhược điểm là không kết nối trực tiếp với các khu kinh tế, chính trị trọng điểm của tỉnh Phú Thọ như thành phố Việt Trì, khu quy hoạch du lịch Đền Hùng, các thị xã, thị trấn như Phú Thọ, Lâm Thaọ.. Do đó việc tạo ra hành lang thúc đẩy phát triển kinh tế cho khu vực bị hạn chế, mặt khác tuyến đi theo phương án II dài hơn phương án I (khoảng 1,2km) nên tổng mức đầu tư lớn hơn.
Phương án kiến nghị: so sánh về chiều dài tuyến thiết kế, địa hình và khả năng liên kết giao thông với mạng lưới đường khu vực. Căn cứ các ý kiến và kết luận tại cuộc họp thông qua báo cáo giữa kỳ ngày 14/9/2005 (thông báo số 494/TB-