- Đối với cá nhân và chủ doanh nghiệp tư nhân: phải đủ 18 tuổi trở lên có tư cách pháp nhân; có hộ khẩu thường trú trên địa bàn Hà Nội; có giấy phép
b. Về thời hạn tín dụng
3.1.6. Hoàn thiện chế độ tín dụng tài trợ Xuất khẩu đồng thời cải tiến tổ chức, nội dung và quy trình quản lý hoạt động tín dụng tài trợ Xuất khẩu
nội dung và quy trình quản lý hoạt động tín dụng tài trợ Xuất khẩu
Eximbank Hà Nội cần tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các doanh nghiệp Xuất khẩu đến vay vốn. Bên cạnh đó cũng cần tăng cường và nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động tín dụng: Phải xây dụng và thực hiện các chương trình, kế hoạch kiểm tra theo định kỳ và đột xuất đối với hoạt động tín dụng tài trợ Xuất khẩu. Đồng thời tăng cường lực lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ kiểm tra, đặc biệt là chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức pháp luật, kinh nghiệm và ý thức trách nhiệm trong công tác kiểm tra.
3.1.7.Tiếp tục đổi mới nội dung và chất lượng hoạt động kinh doanh
Eximbank Hà Nội cần đầu tư kỹ thuật công nghệ, phát triển toàn diện các nghiệp vụ và dịch vụ ngân hàng. Xây dựng văn hoá văn minh trong giao dịch với khách hàng. Thường xuyên quan tâm chăm sóc khách hàng (cả khách hàng gửi vốn và khách hàng vay vốn). Năng động, linh hoạt trong việc thực thi các cơ chế chính sách để giải quyết, đáp ứng kịp thời các yêu cầu của khách hàng.
Rà soát, cải cách, thực hiện đơn giản hoá quy trình, thủ tục, hồ sơ khách hàng trên cơ sở vẫn đảm bảo các quy định của cơ chế hiện hành. Tổ chức hướng dẫn, học tập các cơ chế, quy trình nghiệp vụ, trang bị cho cán bộ có đủ kiến thức, tinh thông nghiệp vụ để xử lý công việc nhanh nhạy, chuẩn xác.
3.2.8.Nâng cao chất lượng công tác thông tin tín dụng,
Eximbank Hà Nội cần phải thường xuyên tiếp cận với khách hàng, nắm bắt các thông tin về khách hàng từ khâu nghiên cứu thị trường, nghiên cứu khách hàng chủ yếu đến khâu điều tra, thẩm định dự án xin vay, nắm bắt được các thông tin trong quá trình sử dụng vốn vay, tiêu thụ sản phẩm, nguồn trả nợ,... Có thể tiến hành phỏng vấn trực tiếp với khách hàng, điều tra tại nơi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thông qua các khách hàng của doanh nghiệp, cơ quan quản lý, thuế, phương tiện thông tin đại chúng,... Xây dựng tốt hệ thống thông tin tín dụng, từ đó cán bộ tín dụng mới có đầy đủ các thông tin về khách hàng vay vốn. Nhờ vậy, việc thẩm định khách hàng vay vốn trở nên thuận tiện và nhanh chóng đồng thời việc đầu tư tín dụng sẽ ít gặp rủi ro hơn.
LỜI KẾT
LỜI KẾT
Mở rộng hoạt động tín dụng, đặc biệt là mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ Xuất khẩu của ngân hàng thương mại nói chung là một trong những hoạt động kinh doanh có hiệu quả nhất trong điều kiện nền kinh tế thị trường như hiện nay. Nó không chỉ giúp các ngân hàng thương mại tồn tại, phát triển mà còn giúp các ngân hàng này khẳng định được chỗ đứng của mình trong hệ thống ngân hàng Quốc gia cũng như hệ thống ngân hàng Quốc tế.
Nghiên cứu các giải pháp nhằm mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ Xuất khẩu tại ngân hàng Eximbank Hà Nội là một vấn đề phức tạp với phạm vi nghiên cứu rộng. Tuy nhiên, qua việc vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu kết hợp với thực tiễn, chuyên đề đã hoàn thành một số công việc sau: - Nêu khái quát về hoạt động tín dụng tài trợ Xuất khẩu, phân biệt một số hình thức tín dụng tài trợ Xuất khẩu đồng thời và nêu lên tầm quan trọng của hoạt động này hiện nay.
- Giới thiệu một cách khái quát về chi nhánh ngân hàng Eximbank Hà Nội, phân tích thực trạng đồng thời chỉ ra các ưu nhược điểm trong hoạt động tín dụng tài trợ Xuất khẩu tại ngân hàng Eximbank Hà Nội hiện nay.
- Đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm mở rộng hoạt động này tại ngân hàng Eximbank Hà Nội .
Thông qua đề tài này, nhóm chúng em hy vọng rằng một số giải pháp và kiến nghị đã nêu sẽ đóng góp phần nào vào quá trình định hướng cũng như việc đề ra các giải pháp nhằm mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ Xuất khẩu tại ngân hàng Eximbank Hà Nội nói riêng và các ngân hàng Thương mại Việt Nam nói chung.
THƯ KÝ
Hà Nam, tháng 04 năm 2011