Dự báo xu thế biến động của cà phê trên thị trường Việt Nam

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu cà phê của công ty cổ phần Intimex Việt Nam (Trang 31 - 34)

I. PHƯƠNG HƯỚNG CỦA CÔNG TY INTIMEX VIỆT NAM

1.Dự báo xu thế biến động của cà phê trên thị trường Việt Nam

Trong nhiều năm gần đây, cà phê là một mặt hàng nông nghiệp xuất khẩu quan trọng của Việt Nam có kim ngạch hàng năm từ 400 đến 600 triệu Đôla Mỹ, chỉ đứng sau gạo. Không chỉ đem về nhiều ngoại tệ cho đất nước, cây cà phê đang ngày càng giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế của nước ta.

- Cây cà phê có thể trồng thay thế cây thuốc phiện ở những khu vực trước kia trồng cây thuốc phiện như khu vực các tỉnh miền núi phía Bắc.

- Sản xuất và xuất khẩu cà phê làm cho quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và các nước được củng cố và phát triển.

Hiện nay cà phê Việt Nam đã xuất hiện trên khắp các châu lục từ Bắc Mỹ, Tây Âu, Đông Âu đến Úc, Nam Á, Bắc Á.vv.. Chất lượng cà phê ở Việt Nam cũng được thị trường quốc tế thừa nhận và ưa chuộng. Đảng và nhà nước ta luôn coi cà phê là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nông nghiệp nói riêng và của nước ta nói chung lên đã dành cho cây cà phê sự quan tâm đặc biệt. Từ sau giải phóng, diện tích cà phê liên tục tăng từ vài chục nghìn hecta nay đã lên tới gần 300 nghìn hecta cho năng suất cao tạo chỗ vững chắc cho xuất khẩu cà phê tăng trưởng. Tiềm năng của cây cà phê Việt Nam rất lớn và phần lớn còn đang chờ sự khai thác có hiệu quả cao, do vậy trong thời gian tới ngành cà phê cần có những giải pháp cụ thể để phát huy tối đa tiềm năng này.

Cây cà phê đã được đưa vào Việt Nam từ rất lâu và được trồng đại trà từ năm 1888. Do điều kiện khí hậu và đất đai thích hợp nên cây được phát triển trên quy mô rộng và cho hạt chất lượng tốt không kém sản phẩm của những nước sản xuất và xuất khẩu cà phê lớn trên thị trường. Tuy nhiên phải đến sau giải phóng ngành cà phê Việt Nam mới đi vào thời kỳ phát triển, sản lượng sản xuất ra chủ yếu để xuất khẩu. Theo số liệu của tổng cục thống kê và nghành cà phê thì sản xuất cà phê của ta mỗi năm một tăng.

Cũng trong những năm qua, cà phê không chỉ được mở rộng diện tích ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ v.v. là những vùng chủ yếu trồng cà phê Robusta ,mà còn phát triển khá mạnh cà phê Arabicarơ các tỉnh biên miền núi phía Bắc như Sơn La, Lai Châu, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang vv... nhằm nâng cao tỷ trọng xuất khẩu cà phê giống ngon, giá cao.

Do sản xuất tăng nhanh nên xuất khẩu cà phê của ta hàng năm cũng tăng nhanh cả về số lượng cũng như kim ngạch. Giá xuất khẩu trung bình hàng năm cũng tăng đáng kể mặc dù vẫn bị ảnh hưởng rất nhiều từ những biến động trên thị trường cà phê thế giới. Số ngoại tệ thu về hàng năm đã giảm xuống hàng trăm triệu đôla Mỹ.

Giá cà phê đang lên, nhưng doanh nghiệp thiếu vốn, nông dân tiếc vì đã lỡ phá diện tích trồng cà phê do hạn hán và nhiều năm xuống giá.

Theo Bộ NN-PTNT, lần đầu tiên kể từ sau đợt khủng khoảng về giá cà phê trong niên vụ 2000-2001, hiện nay giá thu mua cà phê nhân trong nước của các doanh nghiệp (DN) đang ở mức trên 16.000 đồng/kg. Giá cà phê xuất khẩu của các doanh nghiệp cũng vượt con số 1.000 USD/tấn. Bộ Thương mại cho biết chỉ trong một tuần qua cả nước đã xuất khẩu gần 8.000 tấn cà phê, kim ngạch đạt trên 6,4 triệu USD.

Công ty Xuất nhập khẩu Intimex là đơn vị chuyên xuất khẩu trực tiếp các mặt hàng nông sản. Từ đầu năm đến nay, Intimex đã xuất khẩu được 45.000 tấn cà phê nhân, mặc dù lượng xuất mới chỉ bằng 50% so với cả năm 2004, nhưng kim ngạch xấp xỉ bằng cả năm qua. Bởi theo Intimex, giá xuất khẩu bình quân năm 2007 chỉ ở mức 500 USD/tấn, bằng 1/2 so với giá hiện tại. Tuy nhiên, không phải DN xuất khẩu nào cũng được hưởng lợi từ đợt tăng giá này. Bởi vấn đề vốn luôn là bài toán khó cho các DN Việt Nam, trong khi niên vụ vừa qua, ngân hàng đã hạn chế, hoặc không tiếp tục đầu tư cho ngành cà phê do làm ăn không hiệu quả nhiều năm. Chính điều này buộc các nhà xuất khẩu phải bán hàng khi giá vừa nhích lên để lấy tiền gom hàng mới, mà không dám trữ, mặc dù nhiều DN vẫn dự đoán được giá sẽ tiếp tục tăng.

Với tình hình hạn hán đã diễn ra ở các tỉnh Tây Nguyên trong thời gian qua, nhiều nông dân trồng cà phê ở các tỉnh Đắk Lắk, Lâm Đồng... đã chặt bỏ, hoặc không tiếp tục đầu tư cho vườn cây. Bộ NN-PTNT dự báo sản lượng cà phê niên vụ 2007 - 2008 của Việt Nam sẽ giảm 20% - 25%, chỉ còn khoảng hơn 600.000

tấn so với 900.000 tấn như trước đây. Trên thế giới, dự kiến sản lượng cà phê của Brazil cũng sẽ tiếp tục giảm do miền Nam nước này đang bước vào mùa đông, nên diện tích cà phê của các nhà sản xuất sẽ bị ảnh hưởng sương muối. Trước tình hình này, phân tích của DN xuất khẩu cà phê và các chuyên gia cho biết giá cà phê trên thị trường thế giới sẽ tiếp tục tăng ở mức ổn định, không lên xuống thất thường như trước đây.

Trong nước, từ nay đến cuối năm giá xuất khẩu sẽ vượt qua con số 2.000 USD/tấn.

Vào đầu niên vụ 2006-2007, nhiều nhà nhập khẩu nước ngoài cho rằng, sản lượng cà phê Việt Nam đạt từ 900.000 – 950.000 tấn, nhưng Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (Vicofa) lại nhận định chỉ khoảng 720.000 – 750.000 tấn. Nhưng thực tế xuất khẩu vừa qua và tiến độ mua vào hiện nay cho thấy, ước tính của Vicofa là đúng. Càng ngày thông tin về sản lượng cà phê Việt Nam thấp càng chính xác thì có nghĩa giá cà phê vẫn ở mức cao vì cung thấp hơn cầu. Hạn hán vừa qua làm thiệt hại hàng chục ngàn hecta cà phê ở Tây Nguyên, vùng cà phê trọng điểm của Việt Nam, cũng là thông tin ảnh hưởng có lợi đối với giá cà phê Robusta trên thị trường thế giới. Một số nhà kinh doanh cà phê cho rằng với đà này, giá có thể đạt tới ngưỡng 20.000 đồng/kg hoặc hơn.

Nước ta có nửa triệu ha canh tác cà phê, sản xuất ra khoảng 1 triệu tấn/năm, điều đó cho thấy năng suất cà phê của Việt Nam cao nhất thế giới, và cạnh tranh với Brazil vị trí dẫn đầu thế giới về sản lượng.

Niên vụ 2006 - 2007, do một số nước mất mùa cà phê, nên sản lượng giảm so với các năm trước. Tổng sản lượng 124 triệu bao, nhu cầu thế giới là 125 triệu bao, nên cung cầu đang ở thế cân bằng.

Niên vụ 2007-2008, nước ta thu hoạch hơn 1 triệu tấn cà phê, tổng lượng xuất khẩu trên 1,2 triệu tấn là nhờ có lượng tồn kho 0,2 triệu tấn từ niên vụ trước, vì vậy đã đạt kim ngạch 1,8 tỷ USD trong năm vừa qua.

Niên vụ 2008-2009, tuy sản lượng giảm, chỉ được gần 900 ngàn tấn nhưng rất đáng mừng là hiện tại Việt Nam đang chi phối thị trường cà phê thế giới, nhờ đó giá cà phê liên tục tăng cao, nên khả năng năm nay sẽ vẫn đạt kim ngạch xấu khẩu 1,8 tỷ USD.

Sản lượng có thể giảm, dự kiến niên vụ năm 2009 - 2010 giảm khoảng 10 - 15%, đạt khoảng 1 triệu tấn so với niên vụ 2008 - 2009 là 1,2 triệu tấn.

Trước kia, người tiêu dùng không ưa chuộng cà phê vối, nên giá bán cà phê vối rất thấp. Những năm gần đây, nhiều nước đã sử dụng cà phê vối trộn với cà phê chè (Arabica) để chế cà phê hoà tan, thấy rằng chất lượng cà phê chế biến thơm ngon hơn, mà giá thành lại hạ. Vì vậy, nhu cầu cà phê vối ngày càng tăng mạnh trên thị trường, giúp cho giá thu mua cà phê loại này tăng.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu cà phê của công ty cổ phần Intimex Việt Nam (Trang 31 - 34)