Hoàn thiện chính sách tín dụng ĐTPT của Nhà nước.
- Cần đa dạng hoá hình thức tín dụng ĐTPT của Nhà nước
Với xuất phát điểm của nền kinh tế thấp, các doanh nghiệp thường có quy mô vốn nhỏ, công nghệ sản xuất lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường, trình độ quản lý ở mức độ thấp nên muốn cạnh tranh được, các doanh nghiệp trong nước rất cần sự hỗ trợ tài chính của Nhà nước. Trong những năm qua hình thức chủ yếu của hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước vẫn chủ yếu là cho vay đầu tư phát triển, theo như hiện trạng đã phân tích nguồn vốn của Nhà nước để cho vay hiện nay rất hạn hẹp, một phần nguồn vốn này được hình thành từ ngân sách nhà nước, phần còn lại phải huy động, hiện nay công tác huy động vốn cũng gặp không ít khó khăn, để giảm bớt khó khăn về nguồn vốn trực tiếp hỗ trợ cho vay các dự án, đề nghị Chính phủ tiếp tục đa dạng hóa hình thức Bảo lãnh cho các doanh nghiệp trong nên kinh tế vay vốn các Ngân hàng thương mại, đặc biệt là đơn giản hóa thủ tục và giảm chi phí bảo lãnh hơn nữa.
- Về đối tượng cho vay vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước.
Đối tượng cho vay vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước không giống với đối tượng vay vốn thương mai. Lựa chọn đối tượng vay vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước cần đảm bảo mục tiêu kinh tế và mục tiêu xã hội. Để đồng thời đáp ứng nguyên tắc tín dụng "hoàn trả" và mục đích điều tiết kinh tế của Chính phủ, theo chúng tôi việc lựa chọn đối tượng cho vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước phải đảm bảo nguyên tắc sau:
+ Đối tượng cho vay phải phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội nói chung và chiến lược đầu tư phát triển của Nhà nước trong những thời kỳ cụ thể nói riêng.
+ Đối tượng cho vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước phải chủ yếu thuộc các lĩnh vực, các ngành, các chương trình Nhà nước cần được khuyến khích đầu tư và những vùng kinh tế khó khăn nếu không có sự hỗ trợ của Nhà nước thì không phát triển được.
+ Đối tượng cho vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước phải có vị trí xung yếu trong nền kinh tế, trong từng vùng và lĩnh vực.
+ Đối tượng vay vốn phải có tác dụng tạo đà, lôi kéo các ngành, các vùng, các lĩnh vực phát triển. Sau khi hoàn thành sứ mạng của mình, đối tượng vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước phải được thay đổi phù hợp với mục tiêu kinh tế xã hội từng thời kỳ cụ thể.
+ Đối tượng vay vốn phải đảm bảo sự an toàn vốn vay (nguyên tắc chung đối với tín dụng), đảm bảo cho việc quản lý và sử dụng nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước đúng mục đích và hiệu quả
- Chỉ đạo các cơ quan có thẩm quyền xử lý dứt điểm nợ xấu cho NHPT
Các dự án đầu tư từ Quỹ HTPT, nhận bàn giao từ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, các dự án thuộc chương trình của Chính phủ đánh bắt cá xa bờ..., nhiều hồ sơ dự án Sở GDI trình Ngân hàng Phát triển nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau mà Ngân hàng phát triển vẫn chưa xử lý kịp thời.
+ Kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các cơ quan có thẩm quyền xử lý nợ xấu dứt điểm.
Việc xử lý nợ gắn chặt với tiến trình cổ phần hoá, bán khoán cho thuê doanh nghiệp Nhà nước. Do đó cần có sự quan tâm chỉ đạo kịp thời đối với các khoản nợ tín dụng Nhà nước tại các doanh nghiệp theo một cơ chế thật rõ ràng, tránh tình trạng xử lý nợ tín dụng Nhà nước đang phải vận dụng các văn bản quy định xử lý nợ tín dụng ngân hàng.
- Nghiên cứu ban hành Luật về Ngân hàng Phát triển
Loại hình Ngân hàng phát triển là một tổ chức tài chính trung gian đặc biệt trong nền kinh tế, tuy nhiên hoạt động của NHPT là một lĩnh vực khá nhậy cảm cần có những quy định riêng và thống nhất. Việc ban hành Luật Ngân hàng phát triển sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của Ngân hàng cũng như tạo điều kiện cho các chủ đầu tư tìm hiểu về cơ chế chính sách của Nhà nước.
- Nâng vốn điều lệ cho Ngân hàng phát triển
Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến chỉ đạo về việc nâng vốn điều lệ cho Ngân hàng phát triển lên 10.000 tỷ đồng. Trong điều kiện hiện nay, việc tăng cường tiềm
lực tài chính cho hệ thống Ngân hàng phát triển la rất cần thiết để góp phần đáp ứng yêu cầu tăng trưởng nền kinh tế, phục vụ cho các mục tiêu chiến lược của Chính phủ. Vì vậy, kiến nghị Chính Phủ, Thủ tướng chinh phủ xem xét dành một phần vốn hàng năm từ phát hành trái phiếu Chính phủ cấp bổ sung vốn điều lệ cho Ngân hàng phát triển, việc này không chỉ tạo điều kiện tang nguồn vốn cho Ngân hàng phát triển, thông quá đó cơ chế tín dụng tại các Chi nhánh cũng được cởi mở hơn.