Định hướng pháttriển của Sở Giao dịc hI –Ngân hàng pháttriển Việt

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả tín dụng đầu tư tại sở giao dịch i - ngân hàng phát triển việt nam (Trang 50 - 66)

3.1. Định hướng nâng cao hiệu quả tín dụng đầu tư tại Sở Giao dịch I – Ngân hàng phát triển Việt Nam

3.1.1. Định hướng phát triển của Sở Giao dịch I – Ngân hàng phát triển Việt NamNam Nam

Định hướng nhiệm vụ phát triển của SGDI:

Phấn đấu hoàn thành 100% kế hoạch được NHPT giao cụ thể:

Tín dụng ĐTPT của Nhà nước

- Về giải ngân: Dự kiến năm 2012 giải ngân khoảng 2.700 tỷ đồng

- Thu nợ vay: Dự kiến thu nợ gốc: 1.600 tỷ đồng và lãi: 600 tỷ đồng; Giảm tỷ lệ nợ quá hạn xuống dưới 2%.

Tín dụng xuất khẩu

Dự kiến năm 2012: Đạt dư nợ bình quân 5.700 tỷ đồng; giảm nợ quá hạn và lãi treo xuống mức dưới 0,05%, không phát sinh NQH và lãi treo mới. Tập trung thu hết nợ quá hạn và lãi treo của các khoản vay.

Tín dụng ODA cho vay lại và các quỹ quay vòng, uỷ thác quốc tế khác:

Dự kiến năm 2012: Thu nợ gốc 1.600 tỷ đồng; Thu nợ lãi: 650 tỷ đồng ; Tỷ lệ nợ quá hạn dưới 0,05%

Công tác bảo lãnh vay vốn NHTM:

Dự kiến năm 2012: Phấn đấu không phát sinh thêm dự án phải trả nợ thay; Thu được 50% nợ gốc và lãi vay phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

Công tác cho vay đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng:

Dự kiến năm 2012: Giải ngân trên 20.000 tỷ đồng trong đó cho xây lắp: 15.000 tỷ đồng, giải phóng mặt bằng: 5.000 tỷ đồng.

Công tác xử lý nợ vay:

- Phối hợp với chủ đầu tư hoàn thiện các hồ sơ cần thiết chậm nhất đến 31/03/2011 thực hiện xong có văn bản báo cáo NHPT.

- Các dự án trong diện xử lý nợ (bán tài sản) tiếp tục rà soát hồ sơ, làm các thủ tục, cố gắng giải quyết dứt điểm trước 31/03/2011.

Công tác huy động vốn: Dự kiến năm 2012, số dư bình quân huy động vốn bằng năm 2011.

Công tác kiểm tra, khắc phục sau kiểm tra:

Thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra và tập trung khắc phục triệt để các tồn tại sau kiểm tra, kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay, tài sản bảo đảm tiền vay tại đơn vị...

Triển khai nghị định 75/2011/NĐ-CP: Trong khi chờ NHPT hướng dẫn, tập trung nghiên cứu nghị định mới để tổ chức thực hiện, làm việc với chủ đầu tư có dự án vay vốn tại SGDI phải thực hiện nghiêm túc chế độ hạch toán kế toán, báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật. Tham gia ý kiến với các Ban của HSC về sửa đổi bổ sung các quy chế nghiệp vụ, xây dựng kế hoạch TDĐT,TDXK sát với tình hình thực tế, tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra giám sát chủ đầu tư trong việc sử dụng vốn vay.

Từng bước tổ chức tái cấu trúc lại hoạt động theo chỉ đạo của NHPT trong giai đoạn từ 2011-2015: Tham gia các ý kiến xây dựng cơ chế chính sách, chiến lược hoạt động, cơ chế quản trị hoạt động nội bộ, cân đối nguồn và sử dụng vốn, cân đối tài chính, rà soát các khoản nợ, phân loại nợ, phân loại đánh giá khách hàng, kiện toàn tổ chức bộ máy,sắp xếp bố trí nhân lực hợp lý, quy hoạch khen thưởng, chế độ đãi ngộ ...

3.1.2. Quan điểm nâng cao hiệu quả tín dụng đầu tư tại Sở Giao dịch I – Ngân hàng phát triển Việt Nam

Thứ nhất: Quan điểm nâng cao hiệu quả của Sở dựa trên kế hoạch phát triển tín dụng đầu tư của nhà nước giai đoạn 2011-2015 tầm nhìn đến năm 2020.

- Về cho vay vốn TDĐT

Theo định hướng phát triển của kinh tế -xã hội và theo đó là nhu cầu vốn đầu tư của Hà Nội, SGD I với chức năng đóng góp tín dụng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa bàn Hà Nội đã đề ra mục tiêu hoạt động cụ thể nhằm đảm bảo thực hiện có hiệu quả hoạt động tín dụng đầu tư, gop phần hoàn thành thắng lợi các mục tiêu phát triển của Hà Nội đến năm 2015 và những năm tiép theo.

Theo kế hoạch, vốn tín dụng đầu tư tang trưởng bình quân giai đoạn là khoảng 15%. Trong thời gian tới, vốn tín dụng cho vay đầu tư phát triển vẫn tiếp tục tập trung vào các dự án thuộc đối tựơng theo tinh thần Nghị định 106/2008/NĐ-CP ngày 19/9/2008 v/v sửa đổi, bổ sung Nghị định 151/2006/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đầu tư củaNhà nước.

Trên cơ sở các lĩnh vực ưu tiên như trên, tập trung vốn cho những dự án đang vay dở để hoàn thành dứt điểm công trình, sớm đưa dự án vào hoạt động và khai thác. Nguồn vốn còn lại bố trí cho những dự án có tính khả thi cao, đạt hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế xã hội, có kha năng hoàn trả nợ vay.

Với quan điểm như trên, nghiệp vụ hoạt động chính của Sở trong giai đoạn tới vãn là cho vay đầu tư phát triển. Trên cơ sở nguồn vốn do trên cấp và nguồn vốn huy động chủ động phối hợp với chủ đầu tư để hoàn tất thủ tục triển khai ký kết hợp đồng tín dụng và giải ngân vốn vay. Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay, giảm nợ quá hạn và lãi treo. Chủ động và kịp thời giải quyết những món nợ “có vấn đề”, tìm hiểu nguyên nhân để đưa ra biện pháp tháo gỡ, trình cấp trên xem sét và quyết định. Trong những năm tới, cho vay đầu tư phát triển của nhà nước phải thực sự trở thành công cụ kích thích đầu tu, đem lại hiệu quả cao trên địa bàn.

Thứ hai: Quan điểm nâng cao hiệu quả tín dụng đầu tư phát triển ở Hà Nội Như đã trình bày ở phần trên hiệu qủa tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước được xem là có hiệu quả khi nó mang lại hiệu quả kinh tế – xã hội cho cả Ngân hàng, các đối tượng trong quan hệ tín dụng và cả nền kinh tế quốc dân. Do đó trong những năm tới quan điểm của Sở vẫn hướng tới việc nâng cao hiệu quả tác động của vốn tín dụng đầu tư đối với cả ba đối tượng.

Đối với Sở :

+ Phân đấu tăng doanh số cho vay đảm bảo sự tăng trưởng kỳ sau cao hơn kỳ trước, tính trung bình cho cả giai đoạn là tăng trưởng bình quân 15%.

+ Giảm tới mức thấp nhất tỷ lệ nợ quá hạn, kế hoạch đạt ra cho giai đoạn giảm tỷ lệ quá hạn còn dưới 2%.

+ Giảm tối đa các thủ tục hành chinh rườm ra, tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể vay vốn đảm bảo cung cấp vốn kịp thời, đẩy đủ, nhanh chóng và tiết kiệm chí phi cho các chủ thể vay vốn.

+ Phấn đấu thu lãi đủ theo hợp đồng tín dụng, không phát sinh lãi treo, đảm bảo chênh lệch thu chii của Sở luôn dương, Sở phấn đấu được hưởng mức lương vào tốp đầu trong hệ thống Ngân hàng phát triển.

Đối với các chủ thể vay vốn:

Để bảo đảm hiệu quả tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, trong thời gian tới, các chủ thể vay vốn cần:

+ Tập trung vay và sử dụng vốn vay đúng mục đích, đúng đối tượng theo quy định của Chính phủ về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.

+ Tránh dàn trải, tập trung vào các dự án đảm bảo đạt hiệu quả kinh tế, các dự án có số lượng lao động lớn đặc biệt là thu hút lao động trên địa bàn.

+ Nâng cao năng lực của các chủ dự án là các cá nhân, doanh nhân có đủ năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có khả năng sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước tốt nhất, từ đó giảm tình trạng nợ vay quá hạn.

Đối với hiệu quả kinh tế – xã hội trên địa bàn Hà Nội:

Thông qua cho vay, Sở Giao dịch I sẽ góp phần vào việc cùng với địa phương nâng cao các chỉ tieu phát triển kinh tế -xã hội của Hà Nội trong thời gian tới

Về chỉ tiêu phát triển xã hội.

Trong thời gian tới, Sở tiếp tục và chú trọng cho vay các dự án thuộc các vùng khó khăn cần khuyến khích đầu tư đảm bảo tạo nhiều công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập, từng bước nâng cao đời sống và thực hiện công bằng xã hội trên địa bàn.

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đầu tư tại Sở Giao dịch I – Ngân hàng phát triển Việt Nam

3.2.1. Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý và nhân viên của Sở nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đầu tư

Phát huy nhân tố con người được coi là nhiệm vụ hàng đầu của SGD, do vậy việc bồi dưỡng nghiệp vụ, phổ biến các quy định của Chính phủ, hội đồng quản lý của NHPT cần được thực hiện thường xuyên. Co thể thấy một trong những nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động tín dụng đầu tư chính là trình độ nghiệp vụ của các cán bộ của đơn vị cho vay. Sự yếu kém trong nghiệp vụ thẩm định, giám sát tín dụng sẽ ảnh hưởng lớn tới tốc độ của quá trình cho vay, kha năng thu hồi vốn của dự án. Chính vì vậy, để phát huy nhân tố con người đem lại hoạtđộng có hiệu quả cao hơn và tương xứng với tiềm năng của Sở, có thể đề ra một số giải pháp sau:

Thứ nhất, duy trì bồi dưỡng trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng, thường xuyên tổ chức tập huấn cho cán bộ về các nghiệp vụ. Đẻ các bài giảng này phát huy hiệu quả hơn nữa có thể mời các chuyên gia hoặc cán bộ của NHPT về trực tiếp thực hiện. Sau đó, đề nghị cán bộ tham gia tập huấn viét báo cáo thu hoạch để xem kiến thức được tiếp thu đến đâu.

Thứ hai, Sở nên tổ chức buổi tậphuấn cho cán bộ mỗi khi có những quy định và hướng dẫn thực hiện mới. nghiệp vụ cho vay đàu tư phát triển của Nhà nước chịu điều tiết của rất nhiều những văn bản pháp luật khác nhau. Trong khi đó, với điều kiện Việt Nam hệ thống những văn bản này thường xuyên thay đỏi. Qua đó cũng thu thập các ý kiến đóng góp của cán bộ về vấn đề trong thực tế để trình NHPT và Chính phủ xem xét sửa đổi cho phù hợp.

Thứ ba, phát huy vai trò,sự chủ động của cán bộ tín dụng trong việc tìm kiếm dự án đầu tư, đóng góp ý kiến để hoàn thiện dự án và chủ động phối hợp với chủ đầu tư trong việc hoàn tất hồ sơ thủ tục. Với chức năng cua mình cán bộ tín dụng nên chủ động tìm kiếm các dự án đúng đối tượng và hướng dẫn chủ đầu tư hoàn tất thủ tục vay vốn. Mặt khác, trong quá trình thẩm định cũng nên cùng với chủ đầu tư xây dựng dự án, đóng góp ý kiến để hoàn thiện dự án. Tuy vậy, trên góc đọ của mình, cán bộ tín dụng chỉ nên đề xuất các định hướng chứ không nên đưa ra các con số cụ thể để tránh việc vừa lập vừa thẩm định dự án.

3.2.2. Chủ động khơi tăng nguồn vốn và cho vay tín dụng đầu tư phát triển

Cùng với đà phát triển kinh tế của đất nước, nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển ngày càng tăng. Trong khi đó, nguồn vốn tín dụng của nhà nước lại hạn chế. Do đó, trong thời gian tới vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước chắc chắn không thể đảm bảo đáp ứng được nhu cầu. Trong tình hình đó, để nâng cao hiệu quả hoạt động, Sở không nên thụ động trông chờ vào nguồn vốn kế hoạch được trên cân đối. Nên chủ động tìm kiếm các nguồn vốn nhàn rỗi như các quỹ tiết kiệm bưu điện, tích luỹ trả nợ nước ngoài, bảo hiểm xã hội, vốn nhàn rỗi của các tổ chức… Tuy nhiên, việc huy động từ các nguồn này cần được xem xét cẩn thận để tránh rủi ro và những ràng buộc có thể xảy ra.

Mặt khác, Sở cũng nên phối hợp với các ngân hàng thương mại trên địa bàn cho vay đồng tài trợ với những dự án chưa được bố trí đủ vốn. Các dự án được đánh giá là khả thi, có hiệu quả cao, có khả năng trả nợ mà gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn vốn đối ứng để ký hợp đồng tín dụng, Sở nên xem xét để thực hiện bảo lãnh cho chủ đầu tư vay vốn tại các ngân hàng thương mại hoặc trực tiếp cho vay bằng vốn tạm thời nhàn rỗi hoặc các nguồn tự huy động khác để sớm đưa dự án đi vào hoạt động.

3.2.3. Cải tiến quy trình, thủ tục cho vay và giải ngân theo hướng đơn giản thuận tiện hơn cho các chủ thể vay vốntiện hơn cho các chủ thể vay vốn tiện hơn cho các chủ thể vay vốn

Như đã trình bày ở phần trên, đối với hình thức cho vay đầu tư phát triển của Nhà nước, để được vay vốn doanh nghiệp phải thực hiện những thủ tục hành chính hết sức nặng nề. Trong điều kiện hiện nay, chủ trương cải cách hành chính đã và đang được đề ra nhưng để thực hiện được nó thì không phải một sớm một chiều. Do đó, trong phạm vi khả năng của mình, Sở nên xem xét việc cải tiến quy trình, thủ tục cho vay và giải ngân để góp phần giảm bớt những khó khan cho Chủ đầu tư. Đó cũng là cơ sở để nâng cao hiệu quả hoạt động của Sở.

3.2.4. Tăng cường cơ sở vật chất và nhanh chóng ứng dụng Marketing ngân hàng theo hướng hiện đại cho hoạt động tín dụng đầu tư phát triểntheo hướng hiện đại cho hoạt động tín dụng đầu tư phát triển theo hướng hiện đại cho hoạt động tín dụng đầu tư phát triển

Cho vay đầu tư phát triển của nhà nước về mặt nội dung và phương pháp thực hiện cũng gần giống như các hình thức cho vay trung dài hạn của các ngân hàng thương mại. Vì vậy, Sở hoàn toàn có căn cứ để nghiên cứu ứng dụng marketing ngân hàng để khắc phục thực trạng hiện nay tạo điều kiện để mở rộng hoạt động cho vay.

Marketing ngân hàng, tại các ngân hàng thương mại là một hình thức tư duy hướng tới lợi nhuận. Xét trên góc độ của Ngân hàng phát triển, tuy lợi nhuận không phải là mục tiêu hàng đầu song việc mở rộng cho vay trên cơ sở đó nâng cao hiệu quả hoạt động của mình là cần thiết. Để thực hiện được điều này, Sở nên nghiên cứu sử dụng các biện pháp marketing phù hợp. Với khả năng còn hạn chế của bản thân, xin đưa ra một số biện pháp:

+ Chấn chỉnh lề lối làm việc và thái độ giao dịch của cán bộ đối với khách hàng. Xây dựng tác phong làm việkc theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại nhằm tạo nên hình ảnh của SGD I đối với khách hàng.

+ Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ cung ứng bằng cách thực hiện tư vấn cho doanh nghiệp trong việc lựa chọn dự án, hoàn thiện hồ sơ, thực hiện các quy định về đấu thầu, giải phóng mặt bằng… Thực hiện công tác này sẽ giúp doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án kéo theo đó là tiến độ kí kết hợp đồng tín dụng và giải ngân vốn vay. Mặt khác, cũng giúp chủ đầu tư xoa bỏ tâm lý e ngại khi tiếp cận vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước do thủ tục quá phức tạp.

3.2.5. Nâng cao năng lực thẩm định, kiểm tra phân loại nợ vay để có biện pháp xử lý kịp thờixử lý kịp thời xử lý kịp thời

Công tác thẩm định đóng vai trò then chốt trong hiệu quả hoạt động, là bước đầu tiên dẫn đến việc SGD I có cho vay đúng đối tượng và có khả năng thu hồi nợ vay hay không. Một số việc cần thực hiện để nâng cao năng lực thẩm định hiện nay tại Sở: - Về thu thập thông tin khách hàng.

Để đánh giá được năng lực của chủ đầu tư, Sở cần thu thập những thông tin về ngành nghề hoạt động, tình hình hoạt động kinh doanh, trình độ quản lý của đội ngũ lãnh đạo và lịch sử quan hệ tín dụng của doanh nghiệp. Những thông tin này góp phần

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả tín dụng đầu tư tại sở giao dịch i - ngân hàng phát triển việt nam (Trang 50 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w