Các biện pháp giảm thiể uô nhiễm môi trường nước Nước thải sinh hoạt:

Một phần của tài liệu Báo cáo ĐTM Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất giấy tại Cụm công nghiệp Phong Khê – Bắc Ninh (Trang 40 - 44)

II Giai đoạn mở rộng sản xuất

6.3.1.2.Các biện pháp giảm thiể uô nhiễm môi trường nước Nước thải sinh hoạt:

Nước thải sinh hoạt:

Hệ thống thoát nước trong xưởng được thiết kế theo 2 hệ thống riêng biệt: + Hệ thống 1: Nước mưa trên các khu vực sân bãi và đường nội bộ sẽ chảy vào các hố thu nước mưa xây dựng dọc theo lề đường, từ đó dẫn đến cống thoát nước mưa chung của khu vực.

+ Hệ thống 2: Dành riêng cho việc thoát nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt của Công ty, đảm nhiệm chức năng thu gom thải vào hệ thống xử lý nước thải và thải ra môi trường sau khi đã xử lý đạt QCMT Việt Nam.

Giảm thiểu ô nhiễm do nước thải sinh hoạt

Giải pháp xử lý nước thải sinh hoạt của khu vệ sinh là sử dụng bể tự hoại 3 ngăn được trình bày theo sơ đồ sau:

GVHD: Đàm Quang Thọ SVTH: Nhóm 02 40 NGĂN 1 - Điều hoà - Lắng - Phân huỷ sinh học NGĂN 2 - Lắng, phân huỷ sinh học NGĂN 3 - Lắng - Chảy tràn Nước thải ra môi trường Nước thải sinh hoạt

Sơ đồ 7: Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt bằng bể tự hoại 3 ngăn

Nguyên tắc hoạt động của loại công trình này là lắng cặn và phân huỷ, lên men cặn lắng hữu cơ. Trong khu vực Công ty, các khu vệ sinh đều sử dụng bể tự hoại loại 3 ngăn đạt tiêu chuẩn quy định về kích thước và khối lượng.

Công nghệ áp dụng theo TCVN về xây dựng và môi trường:

- Đường thu gom và thoát nước: Bằng hệ thống cống ngầm (ống nhựa

∅150mm, ống xi măng ∅300mm); cống nổi (thiết diện cắt ngang 300x400mm) trên đậy tấm đan bê tông mác B200.

- Kết cấu bể xử lý: Bể lắng lọc cục bộ kiểu hở (hố ga) có kích thước trong lòng min 600x600mm, độ sâu min 600mm so với đáy cống, các bể phốt kín chìm dưới đất có cấu tạo 3 ngăn: ngăn chứa, lắng, lọc, có lỗ thông hơi.

Phần cặn được lưu lại phân huỷ kỵ khí trong bể, phần nước được thoát vào hệ thống thoát nước thải chung toàn Công ty.

Từ số lượng công nhân viên của Công ty có thể tính toán sơ bộ thể tích của các bể tự hoại cần bổ sung như sau:

+ Thể tích phần lắng của bể tự hoại (W1, m3) : W1 = a.N.T1/1000 + Thể tích phần chứa và lên men cặn (W2, m3) : W2 = b.N.T2/1000 + Tổng thể tích của bể tự hoại (W, m3) : W = W1 + W2, m3

Trong đó:

+ a: Tiêu chuẩn nước thải của một người trong một ngày.

+ b: Tiêu chuẩn cặn lắng lại trong bể tự hoại của một người trong 1 ngày. + T1: Thời gian nước lưu lại trong bể tự hoại.

+ T2: Thời gian giữa hai lần hút cặn lên men. + N: Số nhân viên của Công ty.

Theo công thức tính toán trên có thể sơ bộ tính toán thể tích các ngăn trong bể tự hoại xử lý nước thải sinh hoạt của Công ty như sau:

W1 = (100lít/người/ngày x (205 - 145) người x 3ngày)/1000 = 18m3. W2 = (0,08lít/người/ngày x (205 - 145) người x 365ngày)/1000 = 1,7 m3.

Hiện tại đã đầu tư xây dựng 1 bể tự hoại 3 ngăn với thể tích 50 m3 tại khu vực văn phòng và khu vực trước khi đưa vào hệ thống xử lý nước thải. Vậy khi mở rộng Công ty cần xây dựng bổ sung thêm 1 bể tự hoại với thể tích khoảng 20 m3 tại các khu vực văn phòng và khu vực xưởng sản xuất.

Ngoài ra, một số biện pháp sau đây sẽ được thực hiện:

- Định kỳ kiểm tra, nạo vét hệ thống đường ống dẫn nước thải. Kiểm tra phát hiện hỏng hóc, mất mát để có kế hoạch sửa chữa, thay thế kịp thời.

- Định kỳ (6tháng/lần) bổ sung chế phẩm vi sinh vào bể tự hoại để nâng cao hiệu quả làm sạch của công trình.

- Tránh không để rơi vãi dung môi hữu cơ, xăng dầu, xà phòng ... xuống bể tự hoại. Các chất này làm thay đổi môi trường sống của các vi sinh vật, do đó giảm hiệu quả xử lý của bể tự hoại.

- Thực hiện nghiêm túc chương trình giám sát môi trường hàng năm để hạn chế ô nhiễm môi trường.

Hiệu quả xử lý:

Hiệu quả xử lý đạt 65%. Chất lượng nước thải sinh hoạt sau xử lý đáp ứng một phần QCVN về nước thải sinh hoạt.

Nước thải khu vực bếp ăn:

Nước thải từ khu vực nhà bếp được đưa qua một song chắn rác để giữ lại những chất thải rắn có kích thước lớn, sau đó được chảy qua một bể bẫy dầu mỡ bằng cát. Bể bẫy dầu mỡ có thể tích ước tính khoảng 6m3, sau đó qua bể lắng cát, sỏi dung tích khoảng 6m3. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sơ đồ 8: Nguyên lý hệ thống xử lý nước thải nhà bếp Nước mưa chảy tràn:

Dự án được thiết kế hệ thống cống xung quanh các hạng mục công trình để thu gom nước mưa. Ngoài ra dự án cần thực hiện các biện pháp sau:

- Định kỳ kiểm tra, nạo vét hệ thống dẫn nước mưa, kiểm tra phát hiện hỏng hóc để xử lý kịp thời.

Nước thải sản xuất:

GVHD: Đàm Quang Thọ

SVTH: Nhóm 02

42 Nước thải

nhà bếp Cống thoát nước thải sinh hoạt

Bể bẫy dầu

mỡ

Bể lắng

Nước thải sản xuất là nước thải của ngành sản xuất giấy, chứa chủ yếu là hàm lượng TSS, BOD5, COD, pH.

Vì hệ thống xử lý nước thải của công ty tại giai đoạn 1 đã được đầu tư với công suất thiết kế 2500 m3/ ngày.

Nhưng hiện tại – giai đoạn 1 lưu lượng nước thải sản xuất là 245m3/ ngày và dự kiến giai đoạn mở rộng- giai đoạn 2 lưu lượng nước thải là140 m3/ngày. Như vậy tổng lượng nước thải của cả hai giai đoạn là 385 m3/ngày. Nên nước thải sản xuất của công ty ở giai đoạn 2 tiếp tục được đưa vào hệ thống xử lý ở giai đoạn 1 để xử lý trước khi thải ra ngoài môi trường.

Hệ thống xử lý nước thải được thiết kế như sau:

Sơ đồ 9: Hệ thống xử lý nước thải *Nguyên lý hoạt động của hệ thống xử lý nước thải

Nước thải phải được xử lý bằng phương pháp lý hóa trước khi xử lý bằng phương pháp sinh học. Dòng chảy nước thải từ nhà máy được chảy qua

Bể chứa nước làm sạch Bể xử lý thứ cấp Bể chứa nước được làm sạch Dòng chảy Song chắn rác Bể thu gom Bể xử lý sơ cấp Quạt gió 2 thuỳ Bể chứa bùn thải Bể chứa bùn thải Bùn bánh Bể yếm khí Quạt gió 2 thuỳ Hóa chất hóa chất URE, DAP

một hệ thống sàng nhỏ để ngăn ngừa rác và các vật khác có kích thước lớn lẫn vào trong nước thải và chảy vào bể thu gom với thể tích 250 m3, để làm đồng nhất nước thải. Để hòa trộn đều nước thải tại đây có sử dụng một quạt thông gió kép để thổi khí vào bể cùng sự trợ giúp của máy khuếch tán. Sau đó, nước thải từ bể thu gom được bơm lên bể xử lý sơ cấp bằng bơm đẩy để tách TSS và nước. Chất kết bông được một bơm định lượng đưa vào bể xử lý sơ cấp với một lượng nhất định qua đường hút của bơm cấp nước để làm nổi các chất TSS lên mặt trên của bể xử lý sơ cấp. Các tạp chất này sau đó được đưa tới bể thu gom với sự trợ giúp của một gầu múc.

Nước qua bể sử lý sơ cấp sẽ chảy theo trọng lực tới bể xử lý sinh học. Trong giai đoạn hai, nước đã được xử lý được đưa tới bể yếm khí để xử lý bằng vi sinh vật. Không khí sẽ được tản rộng qua các bong bóng khí nhờ quạt gió hai thùy. Ure và DAP sẽ được thêm vào, nước tràn ra từ bể yếm khí sẽ đi qua hệ thống tuyển nổi cấp hai để tách vi sinh vật và nước. Chất kết khối sẽ được cấp nhờ các bơm định lượng hóa chất trong tuyến cấp của bơm cấp. Một phần vi sinh vật sẽ được tái sử dụng tại bể hiếu khí để duy trì các chất rắn lơ lửng nhờ bơm chuyển bùn

Nước qua bể xử lý sinh học được đưa lên bể xử lý thứ cấp để tách sinh hóa và nước. Chất kết bông được đưa vào bể nhờ sự trợ giúp của bơm định lượng hóa chất. Một phần chất sinh hóa được đưa lại bể xử lý sinh học để duy trì lượng chất. Một phần chất sinh hóa được đưa lại bể xử lý sinh học để duy trì lượng hòa trộn bùn với tỷ lệ 2500 – 3500 mg/l bằng sự trợ giúp của bơm luân chuyển bùn. Lượng bùn thừa được đưa tới máy ép bùn để tách nước và làm khô bùn với nồng độ 26 +

- 2%. Các bánh bùn sau khi được ép để tách nước và làm khô bùn được sử dụng làm phân bón hoặc đưa đến làm nhiên liệu đốt lò hơi. Nước thải qua bể xử lý thứ cấp được đưa qua hệ thống lọc và oxi hóa khử bằng H2O2 để loại bỏ màu trong nước.

Một phần của tài liệu Báo cáo ĐTM Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất giấy tại Cụm công nghiệp Phong Khê – Bắc Ninh (Trang 40 - 44)