IV. GIẢI PHÁP HẠN CHẾ VÀ XÓA BỎ TÌNH TRẠNG ĐÔLA HÓA TẠI VIỆT NAM
1. Giải pháp ngắn hạn:
1.4 Chống tiêu cực tham nhũng
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đôla hóa tại Việt Nam đó là do tâm lý sùng bái đôla đã ăn sâu vào trong tiềm thức một số bộ phận người dân Việt Nam. Thực tế, Việt Nam là một nước đang phát triển, đại bộ phận dân cư có mức thu nhập chưa cao, gọi là chỉ đủ chi tiêu, vì vậy nhu cầu đôla của người dân là không lớn và số đôla nắm giữ trong tầng lớp lao động bình thường trong xã hội cũng không nhiều. Vậy thì tại sao Việt Nam lại có hiện tượng đôla hóa tới mức đáng lo
ngại và cần phải giải quyết ? Sự sùng bái đôla và nhu cầu cũng như số lượng đôla nắm giữ trong tầng lớp khác không phải tầng lớp bình dân trong dân cư là tương đối lớn. Việc tiêu cực tham nhũng trong các bộ phân quan chức, cụ thể nhận quà hối lộ bằng đôla chính là do tâm lý sùng bái ngoại tệ và đã tiếp tay cho hiện tượng đôla hóa ngày một trầm trọng hơn tại Việt Nam. Quốc hội cũng đã ban hành luật Phòng chống tham nhũng từ năm 2005. Đây là một trong những cơ sở lý luận về mặt pháp luật, thể hiện được sự tích cực của Đảng và nhân dân trong việc phòng chống tiêu cực tham nhũng. Nhưng ban hành luật thôi chưa đủ, chống tiêu cực tham nhũng là một hành trình dài và khó khăn, ngoài việc ban hành các nghị định, văn bản hướng dẫn cụ thể luật thì bản thân bộ máy nhà nước, các cơ quan hành pháp cần phải thực hiện thật nghiêm minh luật. Đồng thời cần phải tác động vào ý thức của từng cá nhân nằm trong bộ máy chính trị và của người dân trong việc phòng và chống tiêu cực tham nhũng. Cần phải thống nhất trong toàn bộ tầng lớp chính trị và bộ máy nhà nước, sùng bái ngoại tệ và tiếp sức cho đôla hóa như là một loại tệ nạn xã hội cần phải được loại bỏ khẩn trương. Cần phải có các biện pháp để làm minh bạch hóa nguồn gốc đôla chảy vào Việt Nam nhằm góp phần chống tham nhũng và nâng cao hiệu quả quản lý ngoại hối. Khi đã hạn chế được tiêu cực và tham nhũng trong bộ phận quan chức cao cấp thì số lượng đôla nắm giữ trong bộ phận này không còn, nhu cầu đôla trong dân cư với mục đích sử dụng không chính đáng cũng sẽ biến mất từ đó tâm lý sùng bái đôla cũng biến mất và hiện tượng đôla hóa cũng tự nó mất đi.
2.Giải pháp dài hạn
2.1 Cải thiện cán cân thanh toán quốc tế (CCTTQT)
Như chúng ta đã biết CCTTQT bao gồm: Cán cân vãng lai và Cán cân di chuyển vốn. Cán cân vãng lai gồm: cán cân thương mại, cán cân dịch vụ, cán cân thu nhập và cán cân chuyển giao vãng lai một chiều. Cán cân di chuyển vốn gồm: cán cân di chuyển vốn dài hạn, cán cân di chuyển vốn ngắn hạn và cán cân di chuyển vốn một chiều.
CCTTQT ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng Đô la hóa ở Việt nam, đặc biệt là cán cân thương mại. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng tới tình trạng của cán cân thương mại: tỷ giá, lạm phát, giá cả hàng hóa thu nhập, chính sách thương mại quốc tế,….
Cán cân thương mại có ảnh hưởng rất lớn đến CCTTQT đồng thời tác động trực tiếp đến cung, cầu, giá cả hàng hóa và sự biến động của tỉ giá, tiếp đến, sẽ tác động đến cả cung cầu nội tệ và tình trạng lạm phát trong nước.
Trong quá trình xuất nhập khẩu, nếu như chúng ta chỉ sử dụng đồng nội tệ hay nói khác là đồng VND. Như vậy các doanh nghiệp muốn xuất khẩu hàng hóa vào nước ta phải đổi ngoại tệ lấy đồng VND. Khi đó VND phát huy được thế mạnh, người dân tin tưởng vào VND, họ sẽ không tích trữ USD nữa.
Tình trạng hiện nay ở nước ta là khi CCTM bị thâm hụt, để bù dắp nó thì chúng ta bù đắp bằng nợ nước ngoài. Như vậy chúng ta vừa bị phụ thuộc vào nước họ vừa làm tăng tinh trạng đô la hóa. Do vậy chúng cần phải có nguồn trả nợ chắc chắn. Như Nhật Bản nợ nước ngoài khá cao nhưng họ vẫn không khủng hoảng do Nhật Bản có nguồn trả nợ chắc chắn: Nhật Bản là một nước xuất siêu và họ phát hành được trái phiếu và cổ phiếu trên thị trường thế giới.
2.2 Cải thiện cơ cấu kinh tế
Nhà nước nên chú trọng nhiều vào các ngành có hàm lượng công nghệ cao và các ngành chúng ta có thế mạnh trong xuất khẩu. Từ đó hàng hóa Việt Nam có chỗ đứng vững chắc, mọi người dung nhiều hàng Việt Nam hơn, Việt Nam được biết đến nhiều hơn, VND từ đó cũng khẳng định được vị thế. Khi đó VND có thế mạnh hơn, người dân tin vào VND, khi đó họ sẽ không sung bái đồng ngoại tệ nữa.
2.3. Đưa đồng Việt Nam trở thành ngoại tệ tự do chuyển đổi
Việc nâng cao tính chuyển đổi của đồng tiền trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế hiện nay có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế và quá trình hội nhập quốc tế. Đồng tiền có tính chuyển đổi cao sẽ liên kết kinh tế trong nước với quốc tế, thúc đẩy kinh tế đối ngoại phát triển, thu hút mạnh nguồn vốn nước ngoài, tạo vị thế cho quốc gia trên thị trường quốc tế. Đồng tiền có tính chuyển đổi cao
cũng sẽ làm giảm hiện tượng “đô la hóa”, qua đó nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ và chính sách tỷ giá. Nếu đồng Việt Nam trở thành đồng tiền tự do chuyển đổi khi có đầy đủ các điều kiện kinh tế - pháp luật, nó sẽ tạo ra những động lực cho phát triển nhanh nền kinh tế, là thước đo để so sánh một cách khách quan mức độ phát triển kinh tế Việt Nam so với các nước và xác định chính xác tỷ trọng kinh tế Việt Nam trong nền kinh tế thế giới. Vì vậy, làm cho đồng Việt Nam trở
thành đồng tiền tự do chuyển đổi là rất cần thiết. Khi đồng Việt Nam trở thành đồng
tiền có tính chuyển đổi cao sẽ thúc đẩy kinh tế đối ngoại phát triển, thu hút mạnh nguồn vốn nước ngoài, tạo vị thế cho quốc gia trên thị trường quốc tế và quan trọng là làm cho người dân tin tưởng vào giá trị đồng Việt Nam đang nắm giữ.
Theo IMF, đồng tiền tự do chuyển đổi là đồng tiền của một nước mà IMF nhận thấy đồng tiền đó được sử dụng rộng rãi để thanh toán các giao dịch quốc tế và được mua bán rộng rãi trên thị trường ngoại hối chủ chốt. Cụ thể, về mặt khách quan, đó là đồng tiền mạnh, có thể sử dụng trong thanh toán quốc tế, được mua bán trên thị trường ngoại hối, thậm chí có thể được sử dụng làm dự trữ ngoại hối của các quốc gia. Về mặt chủ quan, đó là việc Nhà nước cho phép đồng tiền của mình phát hành ra, được tự do chuyển đổi ra ngoại tệ, chuyển vào hoặc ra khỏi quốc gia không bị hạn chế bởi các quy định về quản lý ngoại hối. Trong trung hạn, chúng ta chưa thể đưa VND thành đồng tiền tự do chuyển đổi, nhưng đây là cái đích cần đạt tới trong dài hạn. Trước hết, cần nâng cao tính chuyển đổi của VND trong nước, từng bước nâng cao tính chuyển đổi quốc tế thông qua việc tự do hóa hoàn toàn giao dịch vãng lai, từng bước tự do hóa giao dịch vốn. Trên thực tế, Pháp lệnh ngoại hối có hiệu lực từ ngày 1/6/2006 đã tạo ra một cơ chế quản lý ngoại hối theo hướng tự do hóa giao dịch vãng lai, từng bước tự do hóa giao dịch vốn, phù hợp với các quy định của Điều lệ IMF và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Đây chính là những bước đi đầu tiên để nâng cao tính chuyển đổi của VND. Bên cạnh đó, chính phủ cần có những quy định để bước đầu hình thành thói quen sử dụng VND của người nước ngoài và để VND tham gia dần vào thị trường quốc tế. Cụ thể:
+ Việt Nam hiện tại có những khoản vay tổ chức nước ngoài. Chính phủ cần có đàm phán để VND dần được sử dụng để vay và trả nợ nước ngoài.
+ Mở rộng quy định xuất khẩu để có thể thu bằng VND theo tỷ lệ tăng dần hàng năm
+ Mọi khoản ngân sách phải thực hiện vằng VND theo nguyên tắc các khoản thu chi ngân sách trên lãnh thổ VN phải được thực hiện bằng VND. Những khoản thu ngân sách bằng ngoại tệ phải bán cho NHNN nhằm tập trung quản lý ngoại tệ vào một đầu mối duy nhất là NHNN
+ Các khoản cho vay, thu nợ của ngân sách nhà nước (Kho bạc Nhà nước, quỹ hỗ trợ phát triển) đối với các đối tượng trong nước, kể cả tín dụng hỗ trợ xuất khẩu và các khoản cho vay lại bằng nguồn vốn vay/viện trợ của nước ngoài cũng phải được thực hiện bằng VND.
+ Những khoản vay nước ngoài của chính phủ, kể các các khoản vay được chính phủ bảo lãnh chỉ được giải ngân cho các đơn vị thụ hưởng hay cơ quan thực hiện dự án bằng VND.Việc nâng cao khả năng chuyển đổi của đồng Việt Nam là một yêu cầu cũng như mục tiêu của Chính phủ, thế nhưng để đạt được mục tiêu đó chúng ta cần những bước đi phù hợp với tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đảm bảo rằng tính chuyển đổi của đồng Việt Nam trong tình hình kinh tế và ổn định, có vai trò không những đối với nền kinh tế Việt Nam, mà còn đối với nền kinh tế thế giới. Việt Nam cần có đủ các điều kiện kinh tế - xã hội cho việc chuyển đổi tự do đồng Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay tính chuyển đổi của đồng Việt Nam vẫn bị đánh giá là thấp và hiện tượng Đô la hoá còn chưa được khắc phục một cách cơ bản. Vì vậy để nâng cao khả năng chuyển đổi của đồng Việt Nam cần đề ra lộ trình cụ thể, một hệ thống các giải pháp tổng thể.