Phát triển thị trường ngoại hối theo đúng cơ chế thị trường

Một phần của tài liệu tiểu luận môn tài chính quốc tế tiến trình chống đô la hóa ở việt nam và bài học kinh nghiệm từ một số quốc gia (Trang 27 - 28)

IV. GIẢI PHÁP HẠN CHẾ VÀ XÓA BỎ TÌNH TRẠNG ĐÔLA HÓA TẠI VIỆT NAM

1. Giải pháp ngắn hạn:

1.3 Phát triển thị trường ngoại hối theo đúng cơ chế thị trường

Phát triển thị trường ngoại hối theo đúng cơ chế thị trường thì giá cả được hình thành trên cơ sở cung cầu, hình thành duy nhất một thị trường, lúc đó sẽ không còn tồn tại thị trường chợ đen và thị trường chính thức, mọi nhu cầu ngoại tệ của người dân sẽ được đáp ứng một cách đơn giản, nhanh chóng ; không còn tình trạng khan hiểm, găm giữ đôla chờ lên giá (một trong những nguyên nhân của hiện tượng đôla hóa tại Việt Nam là do tâm lý sùng bái đôla trong dân cư), lúc đấy tỉ giá trên thị trường sẽ ổn định. Hiện tại thị trường ngoại hối tại Việt Nam vẫn còn tồn tại song song hai thị trường : thị trường chợ đen và thị trường chính thức. Nhu cầu ngoại tệ của người dân dường như rất khó được đáp ứng trong thị trường chính thức. Có cầu thì ắt sẽ có cung, để đáp ứng được nhu cầu của người dân cần đôla thị trường chợ đen đã ra đời và phát triển rất mạnh mẽ mặc dù không được pháp luật thừa nhận. Việc xóa bỏ hoàn toàn thị trường chợ đen là không cần thiết hoặc cũng không nên thực hiện theo kiểu nửa vời. Mặc dù các biện pháp hành chính đã được chính quyền và nhà nước thực hiện nhưng thị trường tự do vẫn phát triển vì đơn giản là nó đáp ứng được nhu cầu của người dân một cách nhanh chóng và thuận tiện. Những biện pháp quản lý về mặt hành chính vô tình phản ánh tình trạng hạn chế về khả năng quản lý, bộc lộ sự khan hiếm và kích thích tâm lý găm giữ, đầu cơ ngoại tệ. Yếu tố tâm lý là một trong những tác nhân quan trọng gây ra hiện tượng ‘cầu ảo’ về đôla từ đó đẩy tỉ giá lên cao, gây ra hiện tượng đầu cơ găm giữ ngoại tệ, dẫn đến sai lệch

méo mó giá cả ngoại tệ trên thị trường. Vì vậy trước hết là cần hạn chế các biện pháp can thiệp hành chính, cân nhắc suy nghĩ về lợi ích và chi phí khi thực hiện các biện pháp này.

Để phát triển và củng cố thị trường ngoại hối phát triển lành mạnh thì điều đầu tiên cần làm là phải giải phóng tỉ giá và lãi suất, cho phép các NHTM mua bán hai chiều để thỏa mãn cung cầu ngoại tệ. Chính phủ và NHNN cần xóa bỏ các quy định hạn chế việc buôn bán ngoại tệ như hiện nay, xóa bỏ tình trạng hai lãi suất, hai tỉ giá.

Các NHTM cần phải xây dựng một hệ thống cơ sở vật chất, máy móc trang thiết bị hiện đại, tiến bộ để tiến tới không sử dụng tiền mặt trong lưu thông, hạn chế nhu cầu sử dụng tiền mặt trong thanh toán từ đó nhu cầu dùng đôla thanh toán cũng được hạn chế. Các NHTM cùng với NHNN cần phải xây dựng một thị trường ngoại hối trong đó thị trường ngoại tệ liên ngân hàng cần phải được coi là trụ cột. Muốn phát triển một thị trường ngoại tệ lành mạnh, đáp ứng thỏa mãn được các nhu cầu của nhân dân thì các NHTM cần phải chủ động tăng cường nguồn vốn ngoại tệ và đẩy mạnh các nghiệp vụ phái sinh ngoại tệ phục vụ cho khách hàng. Việc mở rộng và phát triển các nghiệp vụ giao sau vừa là những công cụ tối ưu để cân đối nguồn cung cầu ngoại tệ vừa để bảo vệ khách hàng, tránh nguy cơ rủi ro về giá. Khi không thể cạnh tranh được với thị trường chính thức về dịch vụ và chất lượng thì lập tức thị trường chợ đen sẽ tự nó xóa sổ.

Một phần của tài liệu tiểu luận môn tài chính quốc tế tiến trình chống đô la hóa ở việt nam và bài học kinh nghiệm từ một số quốc gia (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(33 trang)
w