0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (158 trang)

Chương 4 Các nguyên tắc xây dựng grap trong dạy học

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC SINH HỌC TẾ BÀO (SINH HỌC LỚP 10) BẰNG PHƯƠNG PHÁP GRAP (Trang 63 -74 )

DẠY HỌC

Mục tiêu của chương

− Hiểu và giải thích được các nguyên tắc xây dựng grap dạy học.

− Trình bày được việc quán triệt các nguyên tắc đó trong dạy học sinh học.

Nội dung của chương

− Nội dung của các nguyên tắc xây dựng grap.

Các nguyên tắc xây dựng grap dạy học là những nguyên lý, phương châm chỉ đạo việc thiết kế grap nội dung và grap hoạt động dạy học. Dựa vào các nguyên tắc này để xác định nội dung, phương pháp, cách tổ chức, tính chất và tiến trình của việc thiết kế grap nhằm thực hiện mục đích dạy học phù hợp với những quy luật khách quan.

Chuyển hoá grap toán học thành grap dạy học là vận dụng lý thuyết grap toán học để thiết kế grap dạy học. Quá trình đó được thực hiện theo những nguyên tắc sau:

4.1. NGUYÊN TẮC THỐNG NHẤT GIỮA MỤC TIÊU – NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

Nguyên tắc này đòi hỏi khi thiết kế grap dạy học phải thống nhất được ba thành tố cơ bản của quá trình dạy học là mục tiêu - nội dung và phương pháp dạy học. Ba thành tố đó tác động qua lại

với nhau một cách hữu cơ, giải quyết tốt mối quan hệ này quá trình dạy học sẽ đạt kết quả cao.

Quá trình dạy học gồm 6 thành tố cơ bản: Mục tiêu - nội dung - phương pháp - phương tiện - hình thức tổ chức - đánh giá, xét trong mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh. Nhiệm vụ của các nhà lý luận dạy học là nghiên cứu tìm ra những quy luật của sự tương tác giữa các thành tố này để điều khiển hợp lý quá trình dạy học nhằm đạt hiệu quả cao nhất.

Trong việc chuyển hoá grap toán học thành grap dạy học sinh học nói chung, cần chú ý tới mối quan hệ giữa mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học.

Mục tiêu dạy - học là những tiêu chí về mặt nhận thức và kỹ năng phải đạt được khi thực hiện một hoạt động dạy - học, có thể là cho một bài hoặc một chương cụ thể. Logíc của mối quan hệ giữa mục tiêu - nội dung - phương pháp dạy học là: dựa vào nội dung sách giáo khoa đã được biên soạn, giáo viên phải phân tích nội dung, căn cứ vào đối tượng cụ thể để xác định những mục tiêu mà học sinh phải đạt được sau khi học một bài hoặc một chương. Để đạt được mục tiêu cần phải tập trung vào nội dung nào, sử dụng phương pháp dạy học nào, phương tiện dạy học nào để đạt hiệu quả cao nhất.

Như vậy mục tiêu bài học được xác định chủ yếu dựa vào nội dung bài học, đặc điểm tâm lý nhận thức của học sinh và năng lực sư phạm của giáo viên. Mục tiêu và nội dung kiên thức là cơ sởđể xác định phương pháp dạy học phù hợp, theo hướng phát huy cao độ óc tư duy tìm tòi khám phá của học sinh đểđạt được những mục tiêu đã đề ra.

Thống nhất giữa mục tiêu - nội dung - phương pháp dạy học trong việc thiết kế grap dạy học, phải trả lời các câu hỏi sau:

a) Thiết kế grap để làm gì ?

- Học sinh phải đạt những gì sau khi kết thúc bài học ? - Các kiểu dạy học nào phù hợp với mục tiêu đặt ra ?

- Cần đặt các tình huống học tập nào để đạt được các mục tiêu đề ra ?

- Có cách nào biết được học sinh đã đạt hay không đạt những mục tiêu đã đề ra ?

b) Grap được thiết kế như thế nào ?

− Nội dung cần lập grap thuộc loại kiến thức nào ?

− Xác định các yếu tố cấu trúc trong một tổng thể nhất định ?

− Các đơn vị cấu trúc trong nội dung đó liên hệ với nhau như thế nào ?

c) Việc thiết kế grap liên quan với việc sử dụng grap như thế nào ?

- Nội dung đó liên quan đến "kiểu dạy học nào" ?

- Thuộc loại nghiên cứu tài liệu mới hay hoàn thiện tri thức hay kiểm tra đánh giá ?

- Cần lựa chọn phối hợp những phương pháp dạy học nào để tổ chức quá trình dạy học bằng grap ?

Thống nhất mục tiêu nội dung và phương pháp dạy học trong quá trình thiết kế và sử dụng grap là đặt ra và trả lời được các câu hỏi trên. Làm như vậy, chúng ta sẽ thiết kế được những grap đạt

yêu cầu của nội dung một bài học không những về logíc khoa học mà còn đảm bảo mục đích và cách sử dụng các grap đó.

4.2. NGUYÊN TẮC THỐNG NHẤT GIỮA TOÀN THỂ VÀ BỘ PHẬN

Giải quyết mối quan hệ giữa toàn thể và bộ phận thực chất là quán triệt tư tưởng tiếp cận cấu trúc hệ thống trong thiết kế grap nội dung và grap hoạt động dạy học.

Quán triệt tư tưởng tiếp cận cấu trúc hệ thống trong việc thiết kế grap dạy học sinh học, cần phải trả lời được các câu hỏi sau:

a) Thiết kế grap dạy học cho hệ thống nào ?

b) Có bao nhiêu yếu tố thuộc hệ thống ? Đó là những yếu tố nào?

c) Các yếu tố trong hệ thống liên hệ với nhau như thế nào ?

d) Quy luật nào chi phối mối quan hệ của các yếu tố trong hệ thống ?

Trả lời các câu hỏi này, chúng ta sẽ xác định được các đỉnh của grap và các mối liên hệ giữa các đỉnh. Đặc biệt xác định mối quan hệ về mặt cấu trúc và chức năng giữa các đỉnh theo quy luật nhất định của tự nhiên.

Ví dụ, theo nguyên tắc thống nhất giữa toàn thể và bộ phận, khi thiết kế grap về "Xương đầu, thân và xương chi" có thể xác định bộ xương người là một hệ thống (toàn thể), trong đó các yếu tố cấu trúc (bộ phận) là xương đầu, xương thân và xương chi. Các yếu tố cấu trúc này quan hệ với nhau tạo nên chức năng nâng đỡ và bảo vệ các nội quan.

thống lớn đó là một hệ thống nhỏ hơn, chẳng hạn cột sống và lồng ngực là các yếu tố cấu trúc của hệ thống xương thân.

Cứ xét như vậy chúng ta sẽ xác định được vị trí các đỉnh của grap theo một hệ thống logíc hợp lý.

4.3. NGUYÊN TẮC THỐNG NHẤT GIỮA CỤ THỂ VÀ TRỪU TƯỢNG

Con đường nhận thức thế giới khách quan của nhân loại mà V.Lênin đã nêu ra là: "Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn, đó là con đường biện chứng của việc nhận thức hiện thực khách quan".

Mối quan hệ giữa cái cụ thể và cái trừu tượng.

Cái cụ thể là hệ thống của toàn bộ những thuộc tính, những mặt, những quan hệ tác động qua lại lẫn nhau giữa chúng của sự vật hay hiện tượng khách quan. Cái trừu tượng là bộ phận của cái toàn bộ, được tách ra khỏi cái toàn bộ và được cô lập với mối liên hệ và với sự tương tác giữa các thuộc tính, các mặt, các quan hệ khác của cái toàn bộ ấy.

Sự khác nhau giữa cái cụ thể và cái trừu tượng chỉ là tương đối. Trong mối liên hệ này, một vật có thể là cụ thể, nhưng trong mối liên hệ khác nó lại là trừu tượng.

Ví dụ, phân tử là cái cụ thể so với nguyên tử, nhưng nó lại là trừu tượng so với chất hoá học.

Phân biệt giữa cái cụ thể với cái trừu tượng.

Tiêu chuẩn cơ bản để phân biệt cái cụ thể với cái trừu tượng là ở sự đối lập giữa tính toàn bộ với tính bộ phận của đối tượng mà ta so sánh, cái này là cụ thể so với cái kia, nếu cái thứ nhất là cái toàn bộ, cái đã phát triển so với cái kia.

Ba giai đoạn của quá trình nhận thức.

Theo thuyết nhận thức duy vật biện chứng, con đường nhận thức bao gồm 3 giai đoạn kế tiếp nhau là: Giai đoạn tri giác cảm tính về hiện thực ; Giai đoạn tư duy trừu trượng , Giai đoạn tái sinh cụ thể trong tư duy.

Nhận thức chỉ có thể bắt đầu từ cái cụ thể hiện thực, có thể tri giác trực tiếp bằng giác quan. Đây là giai đoạn phản ánh cảm tính - vật thể của hiện thực vào ý thức con người dưới dạng những tri giác, biểu tượng, mà cơ sở là hệ thống tín hiệu thứ nhất.

Vai trò của nguyên tắc trực quan trong dạyhọc sinh học.

Nguyên tắc trực quan trong dạy học sinh học nhằm làm cho giai đoạn nhận thức này thực hiện dễ dàng hơn.

Những phương tiện trực quan sẽ tạo ra những hình ảnh cụ thể giúp cho học sinh thực hiện tốt các thao tác tư duy để nhận thức đối tượng.

Những đối tượng có tính cụ thể (ví dụ hình dạng ngoài của sinh vật ...) thì những hình ảnh của đối tượng sẽ tạo ra những biểu tượng trong nhận thức. Còn những đối tượng mang tính trừu tượng (không nhận biết trực tiếp được bằng các giác quan) có thể thông qua các mô hình để tạo ra những biểu tượng cụ thể hơn của đối

tượng.

Grap là một trong những loại mô hình có thể mô hình hoá các đối tượng cụ thể và cụ thể hoá các đối tượng trừu tượng trở thành mô hình cụ thể trong nhận thức.

Trong giai đoạn trừu tượng hoá grap có ý nghĩa là phương tiện đế mô hình hoá các mối quan hệ bản chất của đối tượng làm cho những vấn đề vốn trừu tượng trở nên cụ thề hơn trong tư duy.

Một trong những thao tác tư duy là trừu tượng hoá, cái cụ thể hiện thực cần phải được soi sáng bằng tư duy để phát hiện ra cái bản chất, cái cơ sở chung có tính quy luật của đối tượng. Đồng thời gạt bỏ những cái thứ yếu, không bản chất của đối tượng, tức là tách cái bản chất ra khỏi cái không bản chất của đối tượng nghiên cứu. Trong giai đoạn này, sự nhận thức đi từ cái cụ thể cảm tính lên cái trừu tượng bản chất.

Đó là sự phản ánh trừu tượng - khái quát hoá dưới dạng những khái niệm quy luật, học thuyết dựa vào cơ sở sinh lý học là hệ thống tín hiệu thứ hai.

Khi nhận thức đã đạt tới trình độ trừu tượng hoá cần thiết, tới một khái niệm hay quy luật, tức là tới bản chất của hiện tượng thì sự nhận thức bắt đầu vận động theo hướng ngược lại: từ trừu tượng, tư duy tiến lên cụ thể nhằm phản ánh được cái cụ thể vào trong tư duy một cách bản chất hơn, sâu sắc hơn, có tính quy luật.

Trong quá trình nhận thức, ở giai đoạn đầu grap có tác dụng chuyển từ cái cụ thể thành cái trừu tượng và nó trở thành cái trừu tượng xuất phát. Còn trong giai đoạn tái sinh cụ thể, grap có tác dụng chuyển từ cái trừu tượng thành cụ thể. Như vậy, dùng grap

thống nhất giữa cái cụ thể và cái trừu tượng trong tư duy sẽ làm cho hoạt động tư duy hiệu quả hơn. Cụ thể đối lập với trừu tượng, tính chất đó cũng chỉ là tương đối.

Ví dụ, trong dạy học Giải phẫu - Sinh lý người, nếu coi "kiến thức giải phẫu" là cái cụ thể thì "kiến thức sinh lý " là cái trừu tượng. Trong loại kiến thức về sinh lý thì "hiện tượng sinh lý" là cái cụ thể, còn "quá trình sinh lý" là cái trừu tượng...

Khi thiết kế grap dạy học, cần xác định rõ mối quan hệ giữa cụ thể và trừu tượng của từng đối tượng riêng biệt, từ đó đề ra những giải pháp hữu hiệu.

Ví dụ, khi dạy về cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn. Chúng ta có thể coi cấu tạo hệ tuần hoàn là cái cụ thể, nên từ những mô hình (mẫu vật, tranh ảnh) dùng grap để trừu tượng hoá và khái quát các thành phần cấu tạo của hệ tuần hoàn gồm có: tim và hệ mạch. Còn các kiến thức về hoạt động của hệ tuần hoàn được coi là cái trừu tượng nên dùng grap để cụ thể hoá thành mô hình giúp cho học sinh dễ hiểu hơn (hình 4. l).

Như vậy, thực hiện nguyên tắc thống nhất giữa cụ thể và trừu tượng trong việc thiết kế và sử dụng grap dạy học, chúng ta cần xác định rõ cái cụ thể và cái trừu tượng trong từng đối tượng, để định hướng nhận thức cho học sinh. Thống nhất được hai mặt này sẽ hình thành tư duy hệ thống, phát triển năng lực sáng tạo của học sinh nhằm phát triển tư duy cụ thể và phát triển tư duy trừu tượng. Ví dụ, mô hình hóa cấu tạo và sự hoạt động của hệ tuần hoàn bằng grap sau sẽ giúp cho học sinh hiểu bài nhanh hơn và ghi nhớ lâu bền hơn.

4.4. NGUYÊN TẮC THỐNG NHẤT GIỮA DẠY VÀ HỌC

Quán triệt nguyên tắc này có ý nghĩa chỉ đạo việc thiết kế grap nội dung và grap hoạt động dạy học phải thống nhất với nhau. Nội dung cơ bản của nguyên tắc này là đảm bảo sự thống nhất giữa hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh nhằm phát huy cao độ tính tự giác, tính tích cực, tính tự lực lĩnh hội tri thức của học sinh dưới sự chỉ đạo của giáo viên.

Thống nhất giữa dạy và học trong dạy học bằng grap tức là trong khâu thiết kế và sử dụng grap phải thể hiện rõ vai trò tổ chức, chỉ đạo của giáo viên để phát huy tính tích cực tự lực của học sinh trong quá trình lĩnh hội tri thức.

Đối với giáo viên, sử dụng grap để truyền thụ kiến thức cho học sinh, hoặc tổ chức học sinh tự thiết lập các grap để rèn luyện cho học sinh những thói quen của tính tích cực và tự lực.

Đối với học sinh, sử dụng grap trong học tập như một phương tiện tư duy, qua đó hình thành những phẩm chất tư duy như: tính tích cực, tính độc lập trong suy nghĩ, trong hoạt động, trong nghiên cứu và tính tự lực, tu dưỡng. Hình thành được tính tích cực và tính tự lực qua đó sẽ hình thành tính sáng tạo trong học tập và trong cuộc sống.

Thực hiện nguyên tắc thống nhất giữa dạy và học, giáo viên không phải là sử dụng grap như một sơ đồ minh họa cho lời giảng, mà phải biết tổ chức học sinh tìm tòi thiết kế grap phù hợp với nội đung học tập.

Thống nhất giữa dạy và học bằng grap là dựa trên cơ sở lý luận "dạy học khám phá", một kiểu dạy học bao gồm các định hướng (dismensions of learning) của Marzano. Cách dạy - học này được xây dựng trên 4 giả thuyết:

• Học trong hành động.

• Học là vượt qua trở ngại.

• Học trong sự tương tác.

• Học thông qua giải quyết vấn đề.

Để học sinh vừa nắm vững tri thức, vừa phát triển tư duy thông qua hoạt động dạy học bằng grap, cần thực hiện theo các định hướng sau:

• Phát triển tư duy thông qua tổ chức tiếp thu và tổng hợp kiến thức.

• Phát triển tư duy thông qua việc mở rộng và tinh lọc kiến thức.

• Phát triển tư duy qua việc sử dụng kiến thức có hiệu quả.

• Tạo thói quen tư duy.

Tóm lại, những nguyên tắc cơ bản trên đây định hướng cho việc thiết kế grap dạy học. Kết quả của việc thiết kế grap dạy học là lập được các grap nội dung và grap hoạt động.

Tóm tắt chương 4

Các nguyên tắc chỉ đạo việc thiết kế grap dạy học dựa vào 4 nguyên tắc cơ bản là: Nguyên tắc thống nhất giữa mục tiêu - nội dung - phương pháp dạy học ; Nguyên tắc thống nhất giữa toàn thể và bộ phận ; Nguyên tắc thống nhất giữa cụ thể và trừu tượng ; Nguyên tắc thống nhất giữa dạy và học.

Một số khái niệm cơ bản

• Các thành tố của quá trình dạy học.

• Mục tiêu dạy học.

• Cái cụ thể - cái trừu tượng.

• Tính tích cực, tính tự lực, tính sáng tạo.

• Dạy học khám phá.

Câu hỏi thảo luận

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC SINH HỌC TẾ BÀO (SINH HỌC LỚP 10) BẰNG PHƯƠNG PHÁP GRAP (Trang 63 -74 )

×