Các chính sách triển khai

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty Cổ phần tin học và xây dựng Hạ Long (Trang 37 - 49)

Trong giai đoạn đầu ngoài việc phân phối các thiết bị tin học, văn phòng, Cổ phần tin học và xây dựng Hạ Long đã tập trung nguồn lực nghiên cứu để lắp ráp các sản phẩm điện tử, tin học, từ đó đội ngũ nhân sự cũng dần làm quen và tích lũy được nhiều kinh nghiệm, từng bước làm chủ công nghệ. Để khách hàng hoàn toàn yên tâm với các sản phẩm công ty phân phối và lắp ráp, Công ty Cổ phần tin học và xây dựng Hạ Long chú trọng các dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng sản phẩm. Khi đến với Cổ phần tin học và xây dựng Hạ Longkhách hàng được thoải mái tham quan, tìm hiểu về các sản phẩm IT đồng thời nhận được những chỉ dẫn, tư vấn chi tiết từ các nhân viên kỹ thuật đã được công ty thực hiện rất tốt. Khách hàng không nhất thiết phải mua sản phẩm vẫn được tư vấn chu đáo. Các sản phẩm IT dù không mua trực tiếp từ Cổ phần tin học và xây dựng Hạ Long vẫn được phòng khám máy tính của công ty kiểm tra, khắc phục sự cố nếu khách hàng có nhu cầu

Cổ phần tin học và xây dựng Hạ Long liên tục đưa ra các chính sách, cam kết về chất lượng và dịch vụ, tiên phong hướng tới người tiêu dùng. Đối với tất cả các sản phẩm, Cổ phần tin học và xây dựng Hạ Long cam kết bán ra những sản phẩm chính hãng với giá ưu đãi và các chế độ dịch vụ hoàn hảo. Nhiều chính sách bảo hành tiên phong của Cổ phần tin học và xây dựng Hạ Long như bảo hành 1 đổi 1 trong vòng 3 tháng, bảo hành trong 24 giờ, bảo hành cả trường hợp IC cháy nổ... được khách hàng đánh giá cao. Với các

chính sách trên, dịch vụ của Cổ phần tin học và xây dựng Hạ Long đã gây ấn tượng mạnh trên thị trường và khách hàng.

Bên cạnh đó cuối tháng 12 năm 2009, Cổ phần tin học và xây dựng Hạ Long đã chính thức khai trương mảng kinh doanh bán lẻ các mặt hàng điện máy. Mặt hàng này không phải là mới lạ trên thị trường nhưng chưa thực sự phát triển mạnh, chỉ xuất hiện nhiều ở các cửa hàng lớn, rất ít có ở trong các siêu thị. Việc thâm nhập vào thị trường ngành hàng này đã tạo cho Cổ phần tin học và xây dựng Hạ Long rất nhiều cơ hội và tiềm năng để phát triển. Là một siêu thị bán lẻ nên việc mở rộng các ngành hàng và mặt hàng có liên quan là một điều tất yếu nhằm thu hút khách hàng đến với công ty. Uy tín đã được khẳng định, nên việc mở rộng mặt hàng kinh doanh là không mấy khó khăn. Mặt khác như nhận định của tổng giám đốc công ty ông Bùi Hữu Cư khẳng định : “ Tỷ suất lợi nhuận cận biên của lĩnh vực điện máy cao hơn so với lĩnh vực IT vì vậy sẽ giúp giảm tỷ lệ giá vốn hàng bán/doanh thu trong các năm tớ do đó khả năng phát triển ngành điện máy trong tương lai là rất khả quan. Và trong những năm tiếp theo, dự kiến ngành điện máy có thể đóng góp được 50% doanh thu trong tổng doanh thu của công ty

Ngoài ra Công ty Cổ phần tin học và xây dựng Hạ Long còn có dự định thực hiện chiến lược mở rộng và phát triển thị trường, phát triển hệ thống chuỗi siêu thị bán lẻ lớn nhất tại Việt Nam. Mở rộng thị trường không chỉ ở Hà Nội mà còn mở rộng xuống các tỉnh miền Trung và Miền Nam để thực hiện mục tiêu và tham vọng của mình là nhà bán lẻ sản phẩm điện máy và IT hàng đầu Việt Nam.

6.Lựa chọn chiến lược

Qua những phân tích trên, có thể thấy chiến lược tốt nhất hiện tại cho Công ty là kết hợp cả chiến lược cạnh tranh và tăng trưởng để kông những mở rộng thì trường, thị phần cho Công ty mà còn giúp Công ty gia tăng doanh thu trong những năm tới.

Để làm được điều đó, những biện pháp Công ty nên thực hiện như sau: - Giảm chi phí và giá thành sản phẩm

- Nâng cao chất lượng dịch vụ và chế độ bảo hành - Thực hiện tốt công tác chăm sóc khách hàng - Tạo ra sự khác biệt hóa về sản phẩm dịch vụ

PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TIN HỌC VÀ XÂY DỰNG

HẠ LONG

1. Những thành tựu

Qua phân tích thực trạng xây dựng chiến lược tại Công ty cổ phần tin học và xây dựng Hạ Long, chúng ta thấy có một số ưu điểm nổi bật:

- Xác định được căn cứ xây dựng kế hoạch (chiến lược) đã xây dựng cho mình một số chỉ tiêu định lượng có tính quyết định đối với hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Quan tâm đến phân tích một số yếu tố của môi trường kinh doanh như: Chính trị , luật pháp, khách hàng và nội bộ công ty .

- Quan tâm đến việc mở rộng thị trường, tìm kiếm việc làm, xác định các công trình xây dựng chủ yếu sẽ tham gia xây dựng và trong thực tế đã có những biện pháp để giành và giữ vững thị trường.

- Quan tâm đến tăng cường sức cạnh tranh của công ty thông qua đổi mới cơ sở vật chất.

- Đầu tư vào tăng năng lực và đổi mới công nghệ.

- Đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công nhân kỹ thuật.

- Đã bắt đầu chú ý đến chất lượng và quản lý chất lượng cho công ty

2. Những tồn tại

Trong công tác xây dựng chiến lược kinh doanh của mình công ty còn có những tồn tại sau:

- Các phản ứng của công ty về cơ bản chưa được hình thành trên cơ sở phương pháp tư duy chiến lược mà chủ yếu dựa trên kinh nghiệm hay trực giác của người lãnh đạo kinh doanh.

- Hệ thống các mục tiêu của doanh nghiệp tuy đã được xác định nhưng chúng chưa được hoàn chỉnh đầy đủ, chưa thể hiện được khát vọng của công ty . Mục tiêu tăng trưởng có đề cập đến nhưng chưa được chú trọng thực hiện,

mà mục tiêu chủ yếu của công ty là giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, đảm bảo nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên.

- Ngoài ra, các căn cứ xây dựng mục tiêu mà công ty đề ra chưa thực sự dựa trên những phương pháp khoa học, do vậy mà mục tiêu đề ra chỉ mang tính định hướng chưa sát với thực tế.

- Chưa đề cập hết các yếu tố khi phân tích môi trường vĩ mô như: lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp tỷ lệ lãi suất chưa được đề cập đến, công ty chỉ mới đề cập đến khách hàng là chủ yếu còn việc phân tích đối thủ cạnh tranh trực tiếp các nhà cung cấp của công ty , các đối thủ tiềm ẩn chưa hề được đề cập tới.

- Môi trường nội bộ doanh nghiệp không được phân tích một cách đầy đủ. Công ty chưa phân tích đầy đủ khả năng tài chính khả năng tổ chức, khả năng cạnh tranh của mình để từ đó thấy được điểm mạnh, điểm yếu của mình.

- Công ty chưa sử dụng ma trận IFE, EFE ... trong phân tích môi trường để thấy được các cơ hội nguy cơ đe doạ hoạt động trong tương lai.

- Chưa quan tâm đến sự phân bổ nguồn lực, vốn nhân lực, công nghệ một cách tối ưu để thực hiện từng mục tiêu cụ thể.

- Khi xây dựng kế hoạch chưa đưa ra các phương án dự phòng trong các tình huống theo biến động của môi trường kinh doanh.

- Việc tổ chức thu thập thông tin từ môi trường kinh doanh còn nhiều hạn chế, đánh giá các điều kiện môi trường ở trạng thái tĩnh, tính dự báo còn rất thấp.

Như vậy, nhìn một cách tổng quát, sự hình thành các yếu tố chiến lược trong sản xuất kinh doanh ở Công ty cổ phần tin học và xây dựng Hạ Long nói riêng và trong hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp nước ta nói chung là hình thành một cách tự phát, các kế hoạch được xây dựng một cách chắp nối, lắp ghép và thực hiện một cách máy móc. Do đó, độ tin cậy cũng như hiệu quả khi thực hiện rất thấp chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn kinh doanh trong cơ chế thị trường

3. Nguyên nhân của những tồn tại 3.1. Xét về khách quan.

Mặc dù nước ta đã chuyển sang nền kinh tế thị trường được hơn 10 năm nhưng những lý thuyết về chiến lược kinh doanh mới được du nhập vào nước ta trong thời gian gần đây do những nguyên nhân sau:

- Đảng và Nhà nước trong những năm gần đây tuy đã có quan tâm đến việc xây dựng và hoàn thiện chiến lược kinh doanh ở các tổng công ty cũng như công ty nhưng do mới tiếp cận với phạm trù chiến lược nên còn nhiều khó khăn ban đầu trong việc thúc đẩy sự du nhập của chiến lược kinh doanh.

- Sau chiến tranh, nền kinh tế nước ta trải qua hơn 10 năm dưới cơ chế quan liêu, bao cấp. Do vậy, các nhà lãnh đạo, các nhà quản lý còn mang nặng tư tưởng, chịu ảnh hưởng của cơ chế cũ cho nên họ có phần bảo thủ chưa chịu tiếp nhận cái mới.

- Các thông tin về chiến lược kinh doanh chưa được phổ biến về các doanh nghiệp. Hiện nay, ở các sách báo tạp chí chuyên ngành chưa đề cập nhiều đến vấn đề này mà chủ yếu là sách của nước ngoài.

- Việc nghiên cứu về chiến lược kinh doanh ở các viện kinh tế, các trường đại học chưa được quan tâm đáng kể. Nghiên cứu ứng dụng vào các ngành kinh tế - kỹ thuật khác nhau chưa được triểu khai và đặc biệt trong ngành xây dựng chưa được đề cạp đến.

3.2. Về chủ quan

Cán bộ lãnh đạo công ty chưa thực sự chú ý đến vấn đề này, mà chủ yếu tập trung vào kế hoạch ngắn hạn.

Mặt khác ngay trong đội ngũ cán bộ làm công tác hoạch định chiến lược của công ty chưa hiểu biết nhiều về vấn đề này, họ hiểu một cách mơ hồ không rõ ràng. Có thể nói, cả về chủ quan lẫn khách qua, thì quá trình xây dựng chiến lược kinh doanh ở Công ty cổ phần tin học và xây dựng Hạ Long còn gặp nhiều khó khăn. Trước mắt ban lãnh đạo công ty cầu nhìn nhận việc xây dựng chiến lược trong dài hạn một cách nghiêm túc và khoa học, để không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty.

4. Đề xuất một số giải pháp

- Chú trọng đến công tác đào tạo và bồi dưỡng cho đội ngũ làm công tác xây dựng chiến lược của Công ty bằng cách cử họ đi học thêm các lợp bồi dưỡng ngắn hạn

- Khi phân tích các yếu tố về môi trường vĩ mô cần bổ sung thêm một số nội dung như: lạm phát, thất nghiệp

- Vận dụng một số mô hình chiến lược để phân tích lựa chọn chiến lược kinh doanh cho Công ty: chiến lược BCG, chiến lược SWOT

4.1. Chiến lược BCG

Theo như phần lý luận chung, thì Ma trận BCG được khởi xướng từ năm 1960, nó đdược phát triển từ đường cong kinh nghiệm của M.Porter . Khi áp dụng ma trận này công ty cần chú ýso với các đối thủ trong thị trường của các sản phẩm:

- Trục tung biểu thị tỷ lệ tăng trưởng thị phần hàng năm của mỗi loại sản phẩm của công ty.

- Mỗi vòng tròn biểu thị thị phần của sản phẩm đó. - Ma trận được biểu thị trong sơ đồ sau

Thiết bị điện

tử hiện đại Cửa tự động

Ngôi sao Dấu hỏi

Con bò sữa Con chó

Khả năng tăng trưởng thị trường 0 10 0

- Ngôi sao: sản phẩm có tỷ lệ tăng trưởng, phần thị trường tương đối cao, đối với công ty là sản phẩm kinh doanh sản xuất công nghiệp (phần thị phần tương đối chiếm 7, tỷ lệ tăng trưởng 6%). Hiện nay, sản phẩm này đang sinh lời. Hướng chiến lược trong thời gian tới là giữ vững vị trí cạnh tranh chi phối, cần đầu tư để mở rộng dây chuyền sản xuất, nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm nhằm phát triển thị trường.

- Nhóm bò sữa: Nhóm này có tỷ lệ tăng trưởng thấp, phần thị trường cao, đó là xây lắp (phần thị trường 8, tăng trưởng 3%). Sản phẩm này có khả năng sinh lợi cao, rủi ro ít. Hướng chiến lược là duy trì khả năng hiện tại nhằm thu lợi nhuận cho công ty.

- Nhóm dấu hỏi: Nhóm này có tỷ lệ tăng trưởng cao nhưng phần thị trường tương đối thấp. Đối với công ty hiện nay thì xây lắp đang nằm ở ô dấu hỏi. Hướng chiến lược đối với sản phẩm này là tích cực đầu tư thêm, mở rộng dây chuyền sản xuất, tìm địa điểm sản xuất thích hợp, từ đó phát triển lên ô ngôi sao.

- Nhóm con chó: Có thị phần tương đối và tỷ lệ tăng trưởng thấp. Trong công ty giá trị vận tải và sửa chữa gia công cơ khí ở nhóm này (3 phần thị trường tương đối, 2% tỉ lệ tăng trưởng). Hướng chiến lược áp dụng cho mô hình này là không tiếp tục đầu tư mở rộng, duy trì mức ổn định nhằm đảm bảo cung cấp xi măng cho công trình nội bộ công ty.

4.2. Ma trận SWOT (Strengths - Weakuess - Oportunities - Threats)

Do đặc điểm về sản phẩm của công ty khá đa dạng do đó không thể vận dụng ma trận này cho tất cả các sản phẩm của công ty, ở đây chỉ áp dụng cho từng sản phẩm, trong chuyên đề này em áp dụng cho sản phẩm máy tính xách tây. Vận dụng ma trận SWOT , công ty tiến hành theo 8 bước:

- Liệt kê các mối đe dọa cao từ ngoài công ty - Liệt kê điểm mạnh chính của công ty

- Liệt kê các điểm yếu chủ yếu của công ty

- Kết hợp điểm mạnh bên trong với cơ hội bên ngoài và ghi kết qủa chiến lược S/O vào ô thích hợp.

- Kết hợp điểm yếu bên trong với cơ hội bên ngoài và ghi kết qủa chiến lược W /T vào ô thích hợp. Thực hiện theo biểu sau:

Ma trận SWOT Cơ hội (o)1

-Khoa học kỹ thuật phát triển tác động đến công nghệ.

-Dân số đang trẻ hóa -Thu nhập người dân ngày càng cao

Nguy cơ (T)

-Đối thủ cạnh tranh mạnh -Yêu cầu cao về chất lượng máy tính và sự ép giá của khách hàng - Chính sách, pháp luật thay đổi thường xuyên Điểm mạnh (S) -Có vốn lớn, máy móc thiết bị chuyên dụng, nhân công có kinh nghiệm -Có uy tín kinh nghiệm

Chiến lược S/O1

-Tận dụng ưu thế về vốn nhân công, máy móc, uy tín để thắng thần 1 số đơn đặt hàng lớn

-Thâm nhập khu công nghiệp, chế xuất, thành phố lớn

Chiến lược S/T1

-Tận dụng thế mạnh về vốn để chống lại sức ép của chủ đối thủ cạnh tranh

Điểm yếu (W) -Cơ chế quản lý chưa hoàn thiện -Chưa chú trọng khâu phân tích chiến lược

Chiến lược W/O

-Có thể tham gia vào một số đơn đặt hàng lớn nhờ uy tín Công ty

-Tận dụng sự phát triển của khoa học công nghệ để áp dụng vào thực tiễn Chiến lược W/T -Khắc phục cơ chế quản lý -Đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ để đối phó với các đối thủ

KẾT LUẬN

Công ty Cổ phần tin học và xây dựng Hạ Long có một đội ngũ nhân viên hùng hậu, tính đến quý 3 năm 2011 số nhân viên trong công ty là 270 người và có trình độ chuyên môn khá cao (hơn 50% đã tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng chuyên ngành Kinh tế, Kỹ thuật), đủ khả năng để có thể đáp ứng mọi yêu cầu dù là khắt khe nhất của khách hàng. Không những thế, đội ngũ nhân viên của Hạ Long còn là những người đầy lòng nhiệt tình và có thái độ rất niềm nở trong cung cách phục vụ khách hàng. Để có được những yếu tố này

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty Cổ phần tin học và xây dựng Hạ Long (Trang 37 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w