- Đặc điểm: có hàm lượng chất rắn cao, màng sơn bóng, tính năng cơ khí tốt, dai, chịu mài mòn, chịu ánh sáng, giữ màu tốt, nhưng tính chịu nước kém
- Một số loại sơn polieste
+ Dùng nhựa polieste không bão hòa và stiren pha chế với chất làm loãng làm sơn polieste không bão hòa làm sơn không dung môi và sơn đóng rắn quang dùng để sơn đồ gỗ, dụng cụ gia đình, thuốc đánh bóng
+ Nhựa polieste không bão hòa pha với nhựa gốc amin thành sơn sấy. Dùng để sơn lót kim loại, sơn ô tô, sơn công nghiệp và sơn trong suốt cao cấp
+ Sơn sấy polieste có nhiều tính năng ưu việt, loại sơn cao cấp này đang được nghiên cứu và sử dụng ngày càng rộng rãi
Sơn Polyurethan
Đặc điểm: màng sơn bóng, cứng, chịu mài mòn, bám chắc, chịu nhiệt, chịu dung môi, tính bền hóa học cao, là loại sơn có nhiều tính năng tốt.
Phân loại: Sơn poliurethan gồm 5 loại:
+ loại đóng rắn khí ẩm, chịu mài mòn tốt, dùng để sơn tấm đặt dưới chân + loại poliurethan dầu, nhiều tính năng ưu việt hơn sơn alkyt
+ sơn sơn poliurethan loại sơn sấy một thành phần
+ Sơn poliurethan đóng rắn xúc tác dùng để sơn dưới đất hoặc sơn chống ăn mòn
+ Sơn poliurethan đóng rắn nhựa gốc OH là sơn hai thành phần dùng để chế tạo các loại sơn bảo vệ trang trí cao cấp, nhiều tính năng tốt, sử dụng rộng rãi.
Sơn nhựa hữu cơ silic
Đặc điểm: Sơn nhựa hữu cơ silic có cấu tạo mạch chủ Si – O – Si, chịu nhiệt rất tốt, chịu mài mòn, chịu nước, cách điện, chịu các chất hóa học, chịu tia tử ngoại, chịu khí hậu tốt. Có thể sử dụng làm sơn cách điện cho các cuộn dây máy biến thế, động cơ và sơn cách điện của các chi tiết điện. Thông thường sơn có thể chịu được nhiệt độ 200oC. Nếu cho vào sơn một số phụ gia chịu nhiệt như bột nhôm hoặc thủy tinh thì có thể tạo ra loại sơn chịu được nhiệt độ từ 500 – 1000oC. Nhược điểm của sơn hữu cơ silic là cần sấy ở nhiệt độ cao (200oC).
Khi sử dụng sơn hữu cơ silic với các loại nhựa biến tính khác như nhựa ankyd, epoxi, polieste, acrylat, poliurethan… sẽ nâng cao độ bền khí hậu, ánh sáng, chịu nước…