Thông thường màng sơn cứng chịu mài mìn tốt, màng sơn mềm chịu mài mòn kém

Một phần của tài liệu Công Nghệ Thi Công Sơn - PGS.TS. La Thế Vinh (Trang 85 - 88)

6. Tính sơn lại

- Tính sơn lại là khi lớp sơn thứ 2 không có sự cố như: làm lộ nề, thấm màu, không khô hoặc lực kết hợp kém.

- Các sự cố xảy ra khi phối hợp sơn không tốt, thời gian giữa các lần sơn quá ngắn. Nếu thời gian giữa các lần sơn quá dài sẽ gây lực kết hợp kém

- Tính sơn lại là tính năng gia công rất quan trọng. Tính sơn lại có thể cải thiện bằng cách điều chỉnh công nghệ gia công.

Giới thiệu một số phương pháp đo tính năng màng sơn

1. Bề ngoại lớp sơn

Đo bằng mắt thường: trực tiếp quan sát màng sơn có những khiếm khuyết như: hạt, bọt khí, châm kim, bong, nứt…

Kiểm tra bề ngoài màng sơn còn có máy đo độ bóng màng sơn, máy đo độ nét màng sơn và máy đo độ nhăn màng sơn.

Bảng phân loại lớp sơn bề ngoài

Cấp Ký hiệu Đặc tính

Cấp 1 I Bề mặt bóng, bằng phẳng, màu đồng đều, đẹp, không có

tạp chất, không có vết và những khiếm khuyết khác. Sơn mỹ thuật có vết hoa rõ rang, phân bố đều, đẹp, đặc tính nổi bật. Dùng để sơn sản phẩm cao cấp

Cấp 2 II Màng sơn cơ bản bằng phẳng, bóng, màu đồng đều, tạp

chất ít, không có vết và những khiếm khuyết khác rõ rệt. Sơn mỹ thuật có vết hoa rõ ràng, phân bố tương đối đồng đều, đẹp, có đặc tính sơn mỹ thuật. Dùng để sơn sản phẩm thông thường

Cấp 3 III Màng sơn hoàn chỉnh, màu sắc không có sự khác biệt rõ rệt. Trên bề mặt cho phép ít tạp chất, vết và những khiếm khuyết khác rất nhỏ, không ảnh hưởng đến tính năng bảo vệ. Dùng để sơn trang trí sản phẩm thông thường.

Cấp 4 IV Màng sơn hoàn chỉnh cho phép có những khiếm khuyết,

không ảnh hưởng đến tính năng bảo vệ. Dùng để sơn sản phảm không cần trang trí

2. Độ cứng

a. Đo độ cứng kiểu con lấc đồng hồ

- Khi xác định độ cứng trên máy do con lắc, dùng phương pháp đo so sánh với độ cứng thủy tinh. Độ cứng thủy tinh là thời gian dao động của kim tren tấm thủy tinh mẫu. Đặt kim lệch

50 để tấm kim dao động tự do, dùng đồng hồ bấm giây, khi

biên độ dao động đến 20 thì dừng lại (a)

- Phun lớp sơn lên tấm thủy tinh mẫu, tương tự như trên xác định thời gian dao động của kim trên tấm thủy tinh đã sơn (b)

- Độ cứng màng sơn được xác đinh bằng công thức: x=a/b Thiết bị đo độ cứng kiểu con lắc đồng hồ

b. Đo độ cứng bằng bút chì

Dùng lõi bút chì vót nhọn đã biết độ cứng, vạch trên

màng sơn với góc 450. Độ cứng bút chì biểu thị độ cứng

nhất của bút chì không làm tổn thương màng sơn.

Giới thiệu một số phương pháp đo tính năng màng sơn

3. Cường độ va đập

4. Độ dai

Đo độ dai bằng một thanh thép (đã sơn) đường kính khác nhau, uốn góc 1800, màng sơn không bị bong, nứt, được biểu thị bằng thanh thép có đường kính nhỏ nhất không phs hủy màng sơn.

Kết quả thí nghiệm này thể hiện độ đàn hồi, độ dai và độ bám chắc của màng sơn.

Thiết bị đo độ cường độ va đập

Một phần của tài liệu Công Nghệ Thi Công Sơn - PGS.TS. La Thế Vinh (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)