Nội dung nghiên cứu

Một phần của tài liệu bai thu hoach lam theo nghi (Trang 27 - 30)

1. Giáo dục đạo đức là gì?

- Giáo dục là hành động nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần thể chất của một đối tượng nào đó làm cho đối tượng đó dần dần có được những phẩm chất, năng lực theo yêu cầu(Từ điển Tiếng Việt).

- Giáo dục đạo đức là tác động đến đối tượng giáo dục để họ dần dần có được những quan điểm, quan niệm chung về công bằng, bất công, cái thiện, cái ác. Các chuẩn mực của đạo đức gồm: “yêu quê hương, đất nước”, “kính trọng ông bà, cha mẹ”, “tôn sư trọng đạo”, sống có nhân nghĩa, có tình người...

- Trong nhà trường việc giáo dục đạo đức cho học sinh là một trong những vấn đề quan trọng. Bỡi các em chính là chủ nhân tương lai của đất nước. Giáo dục tốt các em sẽ thành người có ích, còn giáo dục không tốt thì ngược lại.

2 Tình người là gì?

- Tình người là một biểu hiện của sự giúp đỡ lẫn nhau của con người, khiến bạn cảm thấy cái đáng quý khi làm một “con người”. Tình người là một loại biểu hiện của cảm giác tình cảm khiến bạn cảm thấy đó không phải là trạng thái bên ngoài mà là sự ôm ấp tình cảm sâu thẳm trong lòng.

3. Biểu hiện của tình người trong tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân:

Dưới bàn tay độc ác của Phát Xít Nhật đã làm cho đời sống của nhân dân vô cùng khốn khổ. Năm 1945 ở miền bắc chúng nó bắt dân ta phải nhổ lúa trồng đay.

Hậu quả làm cho dân ta từ Quảng Trị đến Bắc kì hơn hai triệu đồng bào ta chết đói.

Ngay từ những dòng đầu của tác phẩm “Vợ nhặt” tác giả đã vẽ nên một bức tranh ảm đạm làm thay đổi bộ mặt của Xóm ngụ cư:

“Cái đói đã tràn về xóm này từ lúc nào” người đọc có thể hình dung cái đói như dòng thác lũ tràn về cuốn đi nếp sống bình thường để phơi bày nét ghê rợn, đau thương. Trẻ con ngày trước thường vô tư, hiếu động nhưng giờ đây “chúng nó ngồi

ủ rủ trong những xó tường không buồn nhúc nhích”. Cái đói làm cho xóm ngụ cư “ không ngày nào người đi làm đồng hoặc đi chợ không nhìn thấy vài ba cái xác nằm còng queo bên vệ đường hoặc khắp lều chợ”, “người chết như ngã rạ”, “người sống thì xanh xám như những bóng ma”. Cái đói, cái chết đang hiện hình thành màu xanh xám của da người sắp chết, thanhỳ màu đen kịt đầy trời của tiếng quạ, tiếng khóc hờ tỉ tê của những gia đình có người chết và nhất là mùi gây của xác người. Tất cả tạo thành một thế giới cừi õm đầy tang túc.

Giữa lúc như thế thì Anh Tràng, một người với ngoại hình xấu xí “hai con mắt gà gà nhỏ tí ... hai bên quai hàm bạnh ra, lưng to rộng như lưng gấu, cái đầu trọc nhẵn, miệng thì lúc nào cũng lẫm ba lẫm bẫm...”, lại là dân ngụ cư, bất ngờ một buổi chiều di làm về lại “nhặt được vợ” gây nên bao ngạc nhiên cho mọi người.

Ngay cả bản thân tràng cũng từng “chợn” nghĩ. Bởi trong khi anh cũng không biết cuộc đời phía trước của mình ra sao nhưng Tràng không thể bỏ mặc người con gái đó. Tràng đã “Chậc, kệ!” – Một quyết định thật nhanh chống. Dường như trong lúc ấy trong người Tràng đã bật lên niềm ham sống, khát vọng yêu thương chân thành. Tràng đang mơ ước về hạnh phúc lứa đôi. Tràng là con người biết cưu mang đùm bọc những con người cùng cảnh ngộ. Tràng “Chậc, kệ!” nghĩa là đang thách thức với cái chết, cũng có nghĩa là đang lựa chọn một cách sống giữa những ngày u tối nhất. Thái độ ấy làm ánh lên một điều đơn giản mà chí lí “sống không phải chỉ có miếng cơm, manh áo mà còn phải sống với ước vọng tinh thần”. Trên con đường đưa vợ về nhà Tràng đã cười nhiều lần khi thì “tũm tỉm cười”, rồi lại “bật cười”

“cười khanh khách”, “phì ra cười”. Hoàn cảnh đói khát thường đẩy con người ta trở thành lưu manh, trộm cắp, con người rất dễ đối xử tàn nhẫn với nhau, rất dễ làm cho nhau đau khổ nhưng với Tràng “có cái gì mới mẻ, lạ lắm, chưa từng thấy ở người đàn ông nghèo khổ ấy, nó ôm ấp mơn man khắp da thịt Tràng... tựa hồ như có bàn tay cuốt nhẹ trên sống lưng”. Đó chính là phép mầu của tình người. Tình nghĩa vợ chồng ấm áp đã làm Tràng thay đổi tâm tính: Từ Anh Tràng thô lỗ, ngờ nghệch, đã trở thành người chồng có trách nhiệm, người con có hiếu. Sáng hôm sau Tràng thấy

“Hắn thấy yêu thương căn nhà của hắn đến lạ lùng”, Tràng tự nhận thức “Mình có trách nhiệm cùng vợ sinh con đẻ cái trong cái nhà này”. Chính tình yêu, tình của người mẹ đã góp phần nhen nhóm trong Tràng ước vọng hạnh phúc. Trong bửa ăn ngày đói hắn nghĩ đến cờ đỏ sao vàng rồi Tràng tin rằng cuộc đời sẻ thay đổi.

Quả là nạn đói không thể ngăn cản được tình người. Tình người còn được nhà văn làm sáng tỏ hơn ở nhân vật Bà cụ Tứ- Một bà mẹ nghèo lam lũ, đáng thương.

Đời bà tuổi già, nhà nghèo, goá bụa, hiền lành và thầm lặng. Bà xuất hiện trong bóng hoàng hô tê tái, bà “húng hắn ho và lọng khọng đi vào ngỏ”. Bà ngạc nhiên khi thấy trong nhà có người lạ mà người ấy lại gọi mình bằng u. Sau khi biết được người đàn bà lạ ấy từ nay là con dâu trong nhà thì lòng bà xáo trộn bao nỗi niềm. Bà không tỏ thái độ giận dữ, mắng nhiết hay xua đuổi người đàn bà kia mà bà đồng tình với việc con trai mình đã làm. Sự cảm thông với việc làm của con cũng là một sự nhận thức sâu hơn hoàn cảnh của mình cho thấy tấm lòng bao dung của người mẹ, biểu hiện sự độ lượng của bậc làm cha mẹ. Cuộc đời bà trải qua nhiều đau khổ, mất mát, cay đắng. Bà lấy làm xót xa khi thấy mình làm mẹ mà không tròn bổn phận với con. Bà khóc, tâm trạng chua xót, bà thương mình trải qua cuộc đời cay đắng “Chao ôi!

Người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong

sinh con, đẻ cái mở mày mở mặt sau này. Còn mình thì ... hai kẻ mắt của bà chảy nước mắt”.

Khắp nơi nạn đói đang lăm le cướp đi sinh mạng con người, Bà phấp phỏng lo âu

“không biết chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không”.

Trến hết lòng Bà vẫn là niềm vui con mình đã có vợ. Bà vui sướng đón nhận nàng dâu mới. Bà gọi người đàn bà bằng con rồi xưng hô bằng u một cách thân tình. Bà nhìn nàng dâu mà lòng thương cảm “thôi thì các con có duyên với nhau thì u cũng mừng lòng”. Bà động viên hai con bằng triết lí dân gian “Ai giàu ba họ, ai khó ba đời” một lời nói khái quát làm ấm lòng Tràng và người vợ nhặt. Bà sung sướng vì hạnh phúc của con, Bà nhắc con trai đủ chuyện, từ việc đan tấm liếp để che chắn gian buồng, đến chuyện làm chuồng gà, chuyện làm ăn chứa chan bao hi vọng. Kim Lân thật tinh tế khi miêu tả những thay đổi trong tâm hồn Bà Cụ Tứ. Bà vẫn ít nhiều hi vọng về tương lai của đôi vợ chồng trẻ “ rồi ngày mai trời cho khắm khá”.

Buổi sáng hôm sau bà cùng con dâu quét tướt, thu dọn nhà cửa cho quang quẻ.

Cuộc sống cả gia đình này từ nay bắt đầu thay đổi. Bà đón nàng dâu mới bằng một bửa ăn đạm bạc, đói nghèo “giữa cái mẹt rách có một lùm rau chuối thái rối, một đĩa muối với cháo” mỗi người chỉ được lưng hai bát là hết. Bà cụ đon đả, vui vẻ vào trong bưng ra một nồi cháo cám mà bà gọi là “chè khoán” ngon đáo để. Bà còn động viên các con “ở xóm này khối nhà không có để mà ăn đấy mày ạ”. Trong bửa ăn Bà toàn nói chuyện vui, chuyện tương lai. Bà cố tạo một niềm tin vào tương lai tươi sáng cho các con. Đến đây ta càng thấy được một tấm lòng nhân hậu bao dung của Bà Cụ Tứ. Bà quả là người mẹ “Ao rách lòng vàng”.

Ở người vợ nhặt ta cũng cảm nhận được vẻ đẹp về tình người trong Thị. Thị xuất hiện đã làm thay đổi cuộc sống của Xóm ngụ cư, nghèo nàn tăm tối ấy, đã làm cho những khuôn mặt hốc hác, u tối của mọi người rạng rỡ hẳn lên. Chính tình người trong gia đình mới đã biến Thị từ cô gái chao chát, chỏng lỏn trở thành người vợ hiền thục. Thị xuất` hiện không tên tuổi, quê quán, trong tư thế “vân vê tà áo, điệu bộ trong thật thảm hại” nhưng chính con người ấy lại gieo mầm sống cho Tràng, làm biến đổi tất cả từ không khí trong xóm ngụ cư đến không khí gia đình. Thị đã đem đến một luồng sinh khí mới, sinh khí ấy chỉ có đưỡc khi trong con người Thị chứa một niềm tin vào sự sống, vào tương lai. Về nhà chồng lòng Thị cũng biết bao suy nghĩ ngỗn ngang “bần thần” nhưng dẫu sao Thị cũng được sống trong tình thương, Thị đang có một mái nhà. Bởi vậy sáng hôm sau Thị dậy sớm và góp phần cùng mẹ chống thu dọn, quét tước, phơi hong áo quần. Sự hiện diện của Thị là nhịp cầu gắn bó để tạo thành một gia đình. Lúc ăn chè cám dù mới nhìn thôi hai mắt Thị đã tối lại nhưng “Thị vẫn điầm nhiên và vào miệng”. Thật là một cử chỉ vô cùng ý tứ nể nan mẹ chồng vàâm thầm chia sẻ. Đó là một thái độ đáng quí của một người vợ.

Quả đúng như Kim Lân đã nói “những người đói họ không nghĩ đến cái chết mà nghĩ đến cái sống. Ngòi bút Kim Lân đã phát hiện vẽ đẹp tâm hồn trong những con người chân chất. Họ là những con người biết cưu mang nhau, biết sẻ chia miếng cơm manh áo trong những ngày khốn khổ nhất. Đó chính là tình người cao cả thách thức cái đói, cái chết. Hạnh phúc được nhặt thật đơn sơ mà ấm lòng người biết bao.

Là học sinh đang sống trong xã hội ấm no, hoà bình, độc lập, tự do chúng ta phải biết sống có tình người. Bằng những việc làm thiết thực như “Giúp đở người tàn tật di chuyển, khuyến khích những người yếu đuối đứng dậy, mang cái mà mình dư

thừa cho những người còn thiếu ...” chúng ta sống có tình người. Là thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước nếu tất cả chúng ta đều sống có tình người thì xã hội sẻ ngày càng tốt đẹp hơn.

Một phần của tài liệu bai thu hoach lam theo nghi (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w