Mối quan hệ sinh khối tươi, sinh khối khô, lượng CO2 hấp thụ

Một phần của tài liệu nghiên cứu sinh khối và khả năng hấp thụ co2 của rừng vầu đắng (indosasa angustata mc. clure) thuần loài tại huyện na rì, tỉnh bắc kạn (Trang 64 - 68)

3. Ý nghĩa của đề tài

3.4.1.Mối quan hệ sinh khối tươi, sinh khối khô, lượng CO2 hấp thụ

cây cá lẻ với nhân tố điều tra D1.3.

3.4.1.1. Mối quan hệ giữa sinh khối tươi cây cá lẻ với D1.3

Kết quả chạy trên SPSS13.0 cho thấy mối quan hệ giữa sinh khối tươi với nhân tố điều tra D1.3 . Được mô phỏng tốt bằng hàm S có phương trình như sau:

Ln(SKT)= 3.294 -6.941/D1.3 với (R = 0.721)(SSE = 0.16)(3.2)

Qua phương trình ta thấy phương trình xây dựng có hệ số tương quan R cao thể hiện mối quan hệ giữa các nhân tố chặt. sai tiêu chuẩn thấp, giá trị Sig tính toán đều nhỏ hơn 0,05. Do vậy phương trình này áp dụng rất tốt trong thực tiễn để tính lượng sinh khối tươi của cây cá lẻ.

3.4.1.2. Mối quan hệ giữa sinh khối khô cây cá lẻ với D1.3

Mối quan hệ giữa sinh khối khô của cây cá lẻ với D1.3 được mô phỏng theo phương trình như sau:

Ln(SKK)= 3.757 -7.994/D1.3 với (R = 0.718)(SSE = 0.18) (3.3)

Kết quả cho ta thấy phương trình xây dựng có hệ số tương quan R = 0,718 là cao thể hiện mối quan hệ giữa các nhân tố chặt chẽ. sai tiêu chuẩn thấp, giá trị Sig tính toán đều nhỏ hơn 0,05.

3.4.1.3. Mối quan hệ giữa lượng CO2 hấp thụ của cây cá lẻ với D1.3

Việc xây dựng mô hình mối quan hệ giữa lượng CO2 hấp thụ của cây cá lẻ và D1.3 có ý nghĩa quan trọng khi nghiên cứu sinh khối và lượng CO2 hấp

thụ của rừng. thông qua nhân tố D1.3 ta có xác định nhanh được sinh khối và lượng CO2 của rừng mà không cần thiết phải chặt hạ cây tiêu chuẩn lấy mẫu để phân tích mà vẫn có được độ tin cậy cho phép. phương trình thể hiện mối quan hệ như sau:

Ln(CO2)= 4.381 -7.915/D1.3 với (R = 0.639)(SSE = 0.22) (3.4)

Từ phương trình cho thấy, tương quan giữa đường kính và lượng CO2 hấp thụ là rất chặt thể hiện ở hệ số R= 0,639 sai tiêu chuẩn thấp, giá trị Sig tính toán đều nhỏ hơn 0,05.

3.4.2. Mối quan hệ sinh khối tươi, sinh khối khô , lượng CO2 hấp thụ của

cây cá lẻ với nhân tố điều tra Hvn

3.4.2.1. Mối quan hệ giữa sinh khối tươi cây cá lẻ với Hvn

Trong thực tế vấn đề xác định trọng lượng cây trực tiếp là vấn đề khó khăn. Phức tạp chính vì thế thiết lập mô hình quan hệ giữa sinh khối cây và chiều cao có vai trò quan trọng. mối quan hệ giữa sinh khối tươi và chiều cao được thể hiện qua phương trình sau:

SKT = -33.113 + 4.584*Hvn với (R = 0.995)(SEE = 0.69) (3.5)

Từ phương trình cho thấy, tương quan giữa chiều cao và sinh khối tươi là rất chặt thể hiện ở hệ số R= 0,995, sai tiêu chuẩn thấp, giá trị Sig tính toán đều nhỏ hơn 0,05.

3.4.2.2. Mối quan hệ giữa sinh khối khô cây cá lẻ với Hvn

Trên cơ sở dữ liệu kết quả sau khi chạy trên SPSS13.0 cho thấy mối quan hệ giữa sinh khối khô với đại lượng chiều cao có phương trình như sau:

SKK = -16.973 + 2.341*Hvn với (R = 0.868)(SEE = 0.191) (3.6)

Kết quả cho ta thấy phương trình xây dựng có hệ số tương quan R = 0,868 là rất cao thể hiện mối quan hệ giữa các nhân tố rất chặt chẽ. sai tiêu chuẩn thấp, giá trị Sig tính toán đều nhỏ hơn 0,05.

3.4.2.3. Mối quan hệ giữa lượng CO2 hấp thụ của cây cá lẻ với Hvn

Việc xác định sinh khối và lượng CO2 hấp thụ thường rất tốn công và tốn kém. nhằm giảm chi phí cho công tác điều tra ta xây dựng được phương trình thể hiện mối quan hệ giữa lượng CO2 hấp thụ của cây cá lẻ với Hvn như sau:

CO2 = -31.930 + 4.409*Hvn với (R = 0.778)(SEE = 0.508) (3.7)

Qua phương trình ta thấy phương trình xây dựng có hệ số tương quan R cao thể hiện mối quan hệ giữa các nhân tố chặt. sai tiêu chuẩn thấp, giá trị Sig tính toán đều nhỏ hơn 0,05.do vậy phương trình này áp dụng rất tốt trong thực tiễn để tính lượng CO2 hấp thụ.

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận

Quy luật kết cấu lâm phần rừng vầu đắng thuần loài (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Qua nghiên cứu quy luật phân bố N/D thấy rằng, cây vầu đắng biến động đường kính trong khoảng 5,0 – 11 cm và tập trung nhiều nhất ở cấp kính 7 cm với 687 cây.

- Nghiên cứu quy luật phân bố N/H cho thấy chiều cao cây vầu đắng biến động từ 10,5 – 17,5 m, tập trung nhiều nhất ở cấp chiều cao từ 12,5 đến 14,5 m. Ở cấp chiều cao 13,5m có số cây tập trung nhiều nhất với 509 cây.

- Phương trình tương quan H-D của cây vầu đắng là tương quan chặt, điều này cho thấy mối quan hệ giữa chiều cao và đường kính là một mối quan hệ rất chặt chẽ.

 Về đặc điểm sinh khối của lâm phần rừng vầu đắng thuần loài

- Sinh khối tươi và sinh khối khô lâm phần vầu đắng tỷ lệ thuận với các cấp mật độ. Cấp mật độ cao thì có tổng lượng sinh khối tươi và sinh khối khô cao và ngược lại.

- Tổng sinh khối tươi của lâm phần rừng vầu đắng biến động trong khoảng 100,77 đến 172,98 tấn/ha. Trong đó sinh khối tươi chủ yếu tập trung ở cây vầu đắng với lượng sinh khối tươi trung bình 121,87 tấn/ha (chiếm 86,02% ) tổng sinh khối tươi toàn lâm phần, tiếp đó là sinh khối vật rơi rụng là 14,71 tấn/ha ( chiếm 10,93%) và thấp nhất là sinh khối cây bụi thảm tươi là 4,06 tấn/ha ( chiếm 3,05%).

- Tổng sinh khối khô toàn lâm phần vầu đắng là 70,51 tấn/ha, trong đó tập trung chủ yếu ở tầng cây vầu đắng 62,09 tấn/ha ( chiếm 87,47% ), vật rơi rụng 6,65 tấn/ha ( chiếm 9,87%), cây bụi và thảm tươi 1,77 tấn/ha ( chiếm 2,66%).

- Lượng CO2 hấp thụ của lâm phần rừng vầu đắng tuân theo quy luật tăng dần theo cấp mật độ.

- Tổng lượng CO2 hấp thụ của lâm phần rừng vầu đắng biến động trong khoảng 91,52 đến 164,57 tấn/ha. Trong đó lượng CO2 hấp thụ chủ yếu tập trung ở cây vầu đắng với lượng CO2 hấp thụ trung bình 117,81 tấn/ha (chiếm 88,87% ) tổng lượng CO2 hấp thụ toàn lâm phần, tiếp đó là lượng CO2 hấp thụ của vật rơi rụng là 10,68 tấn/ha ( chiếm 8,5%) và thấp nhất là lượng CO2 hấp thụ của cây bụi thảm tươi 3,25 tấn/ha ( chiếm 2,63%).

 Về các mối tương quan

- Đề tài đã xây dựng được các phương trình tương quan giữa sinh khối, lượng CO2 hấp thụ với nhân tố điều tra. Kết quả cho thấy ứng dụng các hàm thống kê mô phỏng mối quan hệ này có độ tin cậy cao.

Một phần của tài liệu nghiên cứu sinh khối và khả năng hấp thụ co2 của rừng vầu đắng (indosasa angustata mc. clure) thuần loài tại huyện na rì, tỉnh bắc kạn (Trang 64 - 68)