Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.2. Đặc điểm sinh khối rừng vầu đắng thuần loài tại huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn
3.2.2. Đặc điểm sinh khối khô lâm phần vầu đắng thuần loài
Sinh khối khô của thực vật là khối lượng vật chất khô kiệt sau khi được sấy trong phòng thí nghiệm ở nhiệt độ 1050C và thời gian 6 - 8 giờ. Sinh khối khô của cây vầu đắng bao gồm sinh khối khô của thân, cành, lá và thân ngầm của cây. Như vậy, sinh khối khô của các bộ phận là sinh khối tươi trừ đi hàm lượng nước trong các bộ phận đó. Kết quả xác định sinh khối khô cho rừng vầu đắng theo 3 cấp mật độ được tổng hợp ở bảng sau:
Bảng 3.6. Đặc điểm sinh khối khô cây vầu đắng theo 3 cấp mật độ
Sinh khối khô các bộ phận (tấn)
Cấp mật độ Cấp tuổi N (cây/ha) Thân Cành Lá Thân ngầm Tổng
I I 620 5,79 1,40 0,82 0,92 8,93
II 1310 12,16 3,04 1,89 2,13 19,22
II 900 8,52 2,14 1,36 1,62 13,64
Tổng 2830 26,5 6,6 4,1 4,7 41,79
II I 970 9,30 2,11 1,28 1,55 14,24
II 1930 18,37 4,48 2,67 3,26 28,78
III 1520 14,18 3,47 2,20 2,87 22,71
Tổng 4420 41,8 10,1 6,1 7,7 65,73
III I 1150 11,10 2,61 1,47 1,75 16,93
II 2310 21,94 5,53 3,35 3,83 34,65
III 1803 16,9 4,3 2,7 3,4 27,2
Tổng 5263 49,9 12,4 7,5 9,0 78,75
Số liệu tổng hợp ở bảng 3.6 cho thấy, lượng sinh khối khô của 1ha rừng vầu đắng có sự khác biệt giữa các cấp mật độ. Ta thấy lượng sinh khối khô ở cấp mật độ I là thấp hơn so với cấp mật độ II và cấp mật độ III. Trong cấp mật độ I lượng sinh khối khô trung bình là 41,79 tấn/ha. Cấp mật độ II lượng sinh khối khô trung bình là 65,73 tấn/ha. Cấp mật độ III lượng sinh khối khô trung bình của cấp mật độ này là cao nhất với lượng sinh khối khô là 78,75 tấn/ha.
Hình 3.7. Biểu đồ lượng sinh khối khô cây vầu đắng 3 cấp mật độ
Lượng khối khô trong các bộ phận của cây vầu đắng theo 3 cấp mật độ:
Sinh khối tập trung chủ yếu ở phần thân sau đó đến phần cành, thân ngầm và thấp nhất là phần lá.
- Cấp mật độ I: Sinh khối khô trung bình phần thân là 26,5 tấn/ha; phần cành 6,6 tấn/ha; phần thân ngầm là 4,7 tấn/ha và phần lá 4,1 tấn/ha.
- Cấp mật độ II: Sinh khối khô trung bình phần thân là 41,8 tấn/ha; phần cành 10,1 tấn/ha; phần thân ngầm là 7,7 tấn/ha và phần lá 6,1 tấn/ha.
- Cấp mật độ III: Sinh khối khô trung bình phần thân là 49,9 tấn/ha; phần cành 12,4 tấn/ha; phần thân ngầm là 9 tấn/ha và phần lá 7,5 tấn/ha.
3.2.2.2. Đặc điểm sinh khối khô của cây bụi thảm tươi và vật rơi rụng Kết quả nghiên cứu sinh khối khô cây bụi, thảm tươi và vật rơi rụng được tổng hợp tại bảng số liệu 3.7:
Bảng 3.7. Đặc điểm sinh khối khô cây bụi, thảm tươi và vật rơi rụng Sinh khối khô cây bụi, thảm tươi Sinh khối khô vật rơi rụng Cấp
mật độ Thân/cành Lá/hoa/quả Tổng Thân/cành Lá/hoa/quả Tổng
I 1,37 0,42 1,80 2,48 3,83 6,32
II 1,35 0,41 1,76 2,66 3,98 6,64
III 1,33 0,40 1,73 2,84 4,14 6,99
TB 1,35 0,41 1,76 2,66 3,98 6,65
Qua bảng tổng hợp 3.7 ta có thể thấy lượng sinh khối khô của cây bụi thảm tươi giữa các cấp mật độ của cây vầu đắng là khác nhau. Ở cấp mật độ I có lượng sinh khối khô trung bình là 1,8 tấn/ha, cấp mật độ II lượng sinh khối khô trung bình là 1,76 tấn/ha và thấp nhất là lượng sinh khối khô trung bình của cấp mật độ III là 1,73 tấn/ha. Lượng sinh khối khô trung bình của các cấp mật độ là 1,76 tấn/ha.
Lượng sinh khối khô trung bình của cây bụi thảm tươi giữa các cấp mật độ của rừng vầu đắng được thể hiện qua Hình 3.8.
Hình 3.8. Biểu đồ lượng sinh khối khô của cây bụi, thảm tươi
Lượng sinh khối tươi các bộ phận của cây bụi thảm tươi ở các cấp mật độ: Bộ phận có sinh khối khô trung bình cao hơn là phần thân/cành có 1,35 tấn/ha và lượng sinh khối trung bình thấp hơn là lá/hoa/quả đạt 0,41 tấn/ha.
Các cấp mật độ cụ thể như sau:
- Cấp mật độ I: Sinh khối khô trung bình bộ phận thân/cành là 1,37 tấn/ha và phần lá/hoa/quả là 0,42 tấn/ha.
- Cấp mật độ II: Sinh khối khô trung bình bộ phận thân/cành là 1,35 tấn/ha và phần lá/hoa/quả là 0,41 tấn/ha.
- Cấp mật độ III: Sinh khối khô trung bình bộ phận thân/cành là 1,33 tấn/ha và phần lá/hoa/quả là 0,4 tấn/ha.
Lượng sinh khối khô trung bình của vật rơi rụng ở các cấp mật độ là khác nhau. Cấp mật độ I lượng sinh khối khô trung bình là 6,32 tấn/ha, cấp mật độ II là 6,64 tấn/ha và cấp mật độ III là 6,99 tấn/ha. Ta cú thể thấy rừ hơn qua Hình 3.9
Hình 3.9. Biểu đồ lượng sinh khối khô của vật rơi rụng
Lượng sinh khối khô các bộ phận của vật rơi rụng ta thấy lượng sinh khối khô trung bình của bộ phận thân/cành là thấp hơn so với bộ phận lá/hoa/quả. Sinh khối khô trung bình của bộ phận thân/cành là 2,66 tấn/ha và của phần lá/hoa/quả là 3,98 tấn/ha. Cụ thể các cấp mật độ:
- Cấp mật độ I: Lượng sinh khối khô của bộ phận thân/cành là 2,48 tấn/ha, và phần lá/hoa/quả là 3,83 tấn/ha.
- Cấp mật độ II: Lượng sinh khối khô của bộ phận thân/cành là 2,66 tấn/ha và phần lá/hoa/quả là 3,98 tấn/ha.
- Cấp mật độ III: Lượng sinh khối khô của bộ phận thân/cành là 2,84 tấn/ha và phần lá/hoa/quả là 4,14 tấn/ha.
3.2.2.3. Đặc điểm sinh khối khô của lâm phần vầu đắng thuần loài
Sinh khối khô của lâm phần là tổng trọng lượng khô kiệt của các thành phần nghiên cứu trong cả lâm phần trên một đơn vị diện tích (tính bằng tấn/ha). Kết quả xác định sinh khối khô cho lâm phần vầu đắng theo 3 cấp mật độ được tổng hợp ở bảng sau:
Bảng 3.8. Đặc điểm sinh khối khô lâm phần vầu đắng thuần loài
Sinh khối khô lâm phần vầu đắng
Vầu đắng Cây bụi thảm tươi Vật rơi rụng Cấp mật độ
T/ha Tỷ lệ % T/ha Tỷ lệ % T/ha Tỷ lệ %
Tổng (tấn)
I 41,79 83,73 1,80 3,61 6,32 12,66 49,91
II 65,73 88,67 1,76 2,37 6,64 8,96 74,13
III 78,75 90,02 1,73 1,99 6,99 7,99 87,48
TB 62,09 87,47 1,77 2,66 6,65 9,87 70,51
Bảng 3.8 cho thấy:
Sinh khối khô của lâm phần vầu đắng tập trung chủ yếu ở sinh khối của cây vầu đắng chiếm trung bình 87,47 %; sinh khối cây bụi, thảm tươi chiếm trung bình 2,66 % và sinh khối vật rơi rụng chiếm trung bình 9,87 %. Sinh khối khô của lâm phần vầu đắng phụ thuộc rất lớn vào mật độ của lâm phần.
Cấp mật độ cao hơn có sinh khối cao hơn và ngược lại.
Tổng sinh khôi khô toàn lâm phần dao động từ 49,91 – 87,48 tấn/ha, ở ba cấp mật độ sinh khối khô trung bình đạt 70,51 tấn/ha.
Lượng sinh khối khô trung bình giữa các cấp mật độ được thể hiện qua hình 3.10.
Hình 3.10. Biểu đồ sinh khối khô lâm phần vầu đắng thuần loài
3.3. Lượng carbon tích lũy và lượng CO2 hấp thụ của rừng vầu đắng