II. Kĩ năng như bước 2 SGK mục
B. CHUẨN BỊ 1 ĐỀ BÀI:
1. ĐỀ BÀI:
Phần I - Trắc nghiệm
Chọn câu trả lời đúng nhất bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu câu. Câu 1: Tế bào máu nào tham gia vào quá trình đông máu:
a. Hồng cầu; b. Bạch cầu; c. Tiểu cầu
Câu 2: Người có nhóm máu AB không truyền cho nhóm máu O, A, B vì: a. Nhóm máu AB hồng cầu có cả A và B.
b. Nhóm máu AB huyết tương không co kháng thể. c. Nhóm máu AB ít người có.
d. Cả a, b, c đúng.
Câu 3: Những đặc điểm cấu tạo nào của cơ quan trong đường dẫn khí có tác dụng làm ấm không khí đi vào phổi:
a. Lông mũi
b. Lớp mao mạch dày đặc ở khoang mũi
c. Nắp thanh quản có thể cử động để đậy kín đường hô hấp d. Cả a, b, c
Câu 4: Quá trình tiêu hóa ở khoang miệng gồm:
a. Biến đổi lí học; b. Biến đổi hóa học c. Nhai, đảo trộn thức ăn; d. Tiết nước bọt e. Chỉ có a và c
Phần II - Tự luận
Câu 1: Nêu những đặc điểm cấu tạo của ruột non giúp nó đảm nhiệm tốt vai trò hấp thụ chất dinh dưỡng?
Câu 2: Để nghiên cứu vai trò và điều kiện hoạt động của enzim nước bọt, bạn An đã làm thí nghiệm sau:
Chọn 4 Ống nghiệm đều chứa 5 ml hồ tinh bột loãng, lần lượt thêm vào các ống :
- Ống 1: Thêm 5 ml nước cất
- Ống 2: Thêm 5 ml nước bọt loãng
- Ống 3: Thêm 5 ml nước bọt loãng và vài giọt HCl - Ống 4: Thêm 5 ml nước bọt đun sôi
Tất cả các ống đều đặt trong nước ấm 37oC trong thời gian từ 15- 30 phút. a. Hồ tinh bột trong các ống nghiệm có biến đổi không ? Tại sao?
b. Từ đó hãy xác định nhiệt độ và môi trường thích hợp cho sự hoạt động của enzim nước bọt? 2. ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM Phần I - Trắc nghiệm Câu 1: c (1 đ) Câu 2: a (1 đ) Câu 3: b (1 đ) Câu 4: e (1 đ) Phần II - Tự luận
Câu 1: Những đặc điểm cấu tạo của ruột non giúp nó đảm nhiệm tốt vai trò hấp thụ chất dinh dưỡng là:
- Lớp niêm mạc ruột non có các nếp gấp vàc các lông ruột và lông cực nhỏ làm cho diện tích bề mặt bên trong của nó tưng gấp khoảng 600 lần so với diện tích mặt ngoài. (1 đ)
- Ruột non rất dài (2,8 – 3 m ở người trưởng thành), là bộ phận dài nhất trong các cơ quan tiêu hóa. (1 đ)
- Mạng mao mạch máu và mao mạch bạch huyết phân bố dày đặc tới từng lông ruột. ( 1 đ)
Câu 2:
a. Chỉ có ống (2) hồ tinh bột bị biến đổi vì ống (2) có enzim amilaza trong nước bọt biến đổi tinh bột thành đường mantôzơ (0,5 đ)
- Ở ống 1: Nước cất không có enzim biến đổi nước bọt (0,5 đ)
- Ở ống 3: Enzim nước bọt không hoạt động ở môi trường axit nên tinh bột không bị biến đổi (0,5 đ)
- Ở ống 4: Enzim nước bọt bị mất hoạt tính khi đun sôi nên tinh bột không bị biến đổi (0,5 đ).
b. ở nhiệt độ thích hợp cho hoạt động của enzim nước bọt là 37oC ( nhiệt độ cơ thể người) (0,5 đ)
- Môi trường thích hợp cho enzim nước bọt hoạt động là môi trường trung tính hoặc hơi kiềm ( tốt nhất là pH = 7,2) ( 0,5 đ).
C. KIỂM TRA
- Tiến hành theo lịch kiểm tra của Phòng GD và sự chỉ đạo của Nhà trường. - Chấm trả bài theo đáp án, biểu điểm và đánh gái đúng qui chế; phân loại, xếp loại học sinh dựa theo kết quả kiếm tra và điểm trung bình môn.