Nghĩa của lãi suất tín dụng

Một phần của tài liệu MÔN LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ (Trang 45 - 46)

- Apganixtan

c. Lãi đơn, lãi kép

4.4.4. nghĩa của lãi suất tín dụng

- Lãi suất tín dụng là công cụ để điều tiết kinh tế vĩ mô.

+ Tăng hay giảm lãi suất cho vay sẽ làm giảm hoặc tăng vốn của doanh nghiệp, như vậy sẽ quyết định đến sự thu hẹp hay mở rộng qui mô sản xuất và sẽ làm cho số lượng công nhân làm việc trong doanh nghiệp giảm xuống hay tăng lên. Điều đó có nghĩa là lãi suất tín dụng đã có ảnh hưởng trực tiếp đến việc giải quyết trình trạng thất nghiệp trong xã hội.

+ Mặt khác tăng hay giảm lãi xuất tiền gửi (đặc biệt là lãi suất tái chiết khấu) sẽ có ảnh hưởng đến lượng ngoại tệ chảy vào trong nước, ảnh hưởng đến quan hệ Cung - Cầu ngoại tệ, sẽ dẫn đến sự thay đổi tỷ giá và quan hệ xuất nhập khẩu hàng hóa trong từng thời kỳ.

- Lãi suất tín dụng là công cụ điều chỉnh kinh tế vi mô: Thông qua lãi suất tín dụng sẽ khuyến khích hay hạn chế sự hoạt động của doanh nghiệp.

- Lãi suất tín dụng là công cụ khuyến khích cạnh tranh giữa các Ngân hàng thương mại.

Trong khung lãi suất cho phép, để tăng khối lượng nguồn vốn huy động và mở rộng quan hệ tín dụng, Ngân hàng thương mại có thể tăng lãi suất tiền gửi và hạ lãi suất cho vay. Để bảo đảm cạnh tranh thắng lợi mỗi Ngân hàng thương mại đều có chiến lược khách hàng của mình, chiến lược này được thực hiện bằng lãi suất ưu đãi. Muốn vậy, các Ngân hàng thương mại đều tìm mọi biện pháp để giảm chi phí, tăng chất lượng phục vụ.

- Lãi suất TD là công cụ khuyến khích tiết kiệm và đầu tư.

Theo lý thuyết tài chính:

Thu nhập = tiêu dùng + tiết kiệm

Để tăng tiết kiệm, khuyến khích đầu tư, tức là tăng khả năng tài chính cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân, thì biện pháp có hiệu quả nhất là tăng lãi suất huy đông vốn.

Một phần của tài liệu MÔN LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ (Trang 45 - 46)