CHƯƠNG 4 TÍN DỤNG TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

Một phần của tài liệu MÔN LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ (Trang 36 - 39)

- Apganixtan

CHƯƠNG 4 TÍN DỤNG TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

THỊ TRƯỜNG

4.1 Sự ra đời và bản chất của tín dụng4.1.1. Sự hình thành của tín dụng. 4.1.1. Sự hình thành của tín dụng.

4.1.1.1 .Tín dụng cho vay nặng lãi

Thuật ngữ tín dụng xuất phát từ chữ Latinh: Creditium, có nghĩa là tin tưởng, tín nhiệm. Tiếng Anh gọi là Credit. Còn ngôn ngữ dân gian Việt Nam thì tín dụng có nghĩa là sự vay mượn.

Tín dụng xuất hiện từ khi có phân công lao động, trao đổi hàng hóa ra đời. Cũng như tiền tệ, các quan hệ tín dụng phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp và từng bước được đa dạng hóa theo sự phát triển của kinh tế thị trường.

Chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất xuất hiện, phát sinh quan hệ trao đổi hàng hóa và xã hội phân hóa giàu nghèo. Để duy trì cuộc sống bình thường, tất yếu phải xảy ra quá trình "điều hòa" sản phẩm từ người thừa đến người thiếu. Quá trình này được thực hiện dưới hình thực "vay mượn". Và việc cho vay lúc đầu mang tính trợ giúp, dần dần về sau đó trở thành một nghề và do số người cho vay thì ít mà số người đi vay ngày càng đông, cho nên người cho vay thu lãi cao. Quan hệ tín dụng nặng lãi xuất hiện. Tín dụng nặng lãi phát triển và trở thành hình thức cho vay phổ biến trong xã hội chiếm hữu nô lệ và phong kiến. Thời gian đầu, tín dụng nặng lãi được thực hiện bằng hiện vật; về sau đó được tiền tệ hóa theo quá trình phát triển của quan hệ hàng hóa- tiền tệ.

4.1.1.2 Tín dụng trong nền kinh tế

Khi phương thức sản xuất TBCN ra đời và phát triển, tín dụng nặng lãi không còn thích hợp đối với nền sản xuất hàng hóa lớn. Nhất là trong nền kinh tế thị trường, đồng tiền mới đặt đúng vị trí đích thực của nó, phản ánh đúng quan hệ cung- cầu và qui luật giá trị; mọi vận hành kinh tế đều được tiền tệ hóa. Các chủ thể trong nền kinh tế luôn ở trạng thái:có khi thừa vốn, có lúcthiếu vốn cho nên trong nền kinh tế xuất hiện nhu cầu giao lưu vốn, đòi hỏi các quan hệ và các hình thức tín dụng phải phát triển đa dạng cả về qui mô lẫn đối tượng, thể hiện trên các mặt sau:

- Các tổ chức ngân hàng và các tổ chức tài chính khác phát triển mạnh, đa dạng và đều khắp.

- Hầu hết các doanh nhân đều sử dụng vốn tín dụng.

- Chính phủ các nước ngày càng sử dụng tín dụng để bù đắp thâm hụt ngân sách thay cho phát hành tiền để chi tiêu.

- Dân cư ngày càng tham gia đông vào quan hệ tín dụng.

Ngoài việc mở rộng các quan hệ tín dụng, thì hình thức tín dụng cũng được phát triển đa dạng như: Tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng, tín dụng nhà nước, tín dụng tiêu dùng...

Lịch sử phát triển đã cho thấy, tín dụng là phạm trù kinh tế và cũng là sản phẩm của nền kinh tế hàng hoá. Nhưng chính nó lại là động lực quan trọng thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa phát triển lên giai đoạn cao hơn.

Tín dụng tồn tại và phát triển qua nhiều hình thái kinh tế - xã hội, ngày nay tín dụng được hiểu theo những định nghĩa cơ bản sau:

- Tín dụng là quan hệ vay mượn trên nguyên tắc hoàn trả.

- Tín dụng là phạm trù kinh tế, phản ánh quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa các tác nhân và thể nhân trong nền kinh tế hàng hóa.

- Tín dụng là một giao dịch giữa hai bên, trong đó một bên (trái chủ, người cho vay) chu cấp tiền, hàng hóa hoặc dịch vụ, chứng khoán dựa vào lời hứa thanh toán lại trong tương lai của bên kia( thụ trái, người đi vay)

Dù có nhiều định nghĩa khác nhau, những định nghĩa thứ hai được coi là cơ sở, để từ đó phân loại tín dụng và nghiên cứu các chức năng của nó trong nền KTTT.

4.1.2. Bản chất của tín dụng trong nền kinh tế thị trường.

- TD là một quan hệ vay mượn, quan hệ sử dụng vốn giữa người đi vay và người cho vay trong một thời gian nhất định. Khi đến hạn người cho vay phải trả cho người đi vay một lượng giá trị lớn hơn ban đầu. Khoảng giá trị dôi ra đó gọi là lợi tức TD.

- TD cho vay có hoàn trả, có thời hạn, có lợi tức. Bản chất của TD dưới mỗi chế độ khác thì khác vì nó phản ảnh bản chất của quan hệ xã hội (Ví dụ thời kỳ phong kiến, TBCN, hình thức TD là cho vay nặng lãi nó cho thấy chế độ xã hội có sự phân chia giai cấp rõ rệt qua các tác phẩm văn học miêu tả sức lao động của tầng lớp công nhân, nông dân làm trả nợ nhưng nợ vẫn hoàn nợ. Và ngày nay, TD được NN điều hành, công khai cho nhân dân dưới luật pháp nên nó có phần dân chủ hơn ).

Vậy TD là hệ thống các quan hệ KT phát sinh giữa người đi vay và người cho vay, nhờ có mối quan hệ đó mà vốn tiền tệ trong nền KT được vận động từ chủ thể này sang chủ thể khác để thoả mãn các yêu cầu của đời sống KT – XH.

:

4.1.3. Nguyên tắc của tín dụng:

Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận.

Phải hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đầy đủ và đúng hạn trong hợp đồng đã thoả thuận. Tiền vay phải có đảm bảo theo qui định

Giảng viên: Ths. Trần Thị Thái Hằng – TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÔNG Á

Người cho vay (vốn, tiền tệ )

Người đi vay

Được quyền sử dụng nhưng không được quyền sở hữu trong 1 thời gian

4.2 Chức năng của tín dụng.

Bản chất của tín dụng được thể hiện một cách đầy đủ thông qua các chức năng của nó. Trong nền kinh tế thị trường, tín dụng thực hiện 2 chức năng:

4.2.1. Tập trung và phân phối lại vốn trên nguyên tắc hoàn trả.

- Các tác nhân và thể nhân trong nền kinh tế hàng hóa luôn luôn ở trong trạng thái: tạm thời thừa, tạm thời thiếu vốn. Hai thái cực này là mâu thuẫn vốn có của nền kinh tế hàng hóa. Mâu thuẫn này được giải quyết qua hoạt động của các loại hình tín dụng. Trong nền kinh tế thị trường nó được giải quyết thông qua hoạt động của hệ thống ngân hàng.

- Ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng tập trung được khối lượng lớn vốn tiền tệ nhàn rỗi trong xã hội để hình thành quỹ cho vay, hay nguồn vốn tín dụng bằng những cơ chế chính sách và lãi suất khác nhau cho từng loại vốn có thời hạn hoặc lâu dài.

- Trên cơ sở quỹ cho vay đã có, các tổ chức tín dụng tiến hành phân phối nguồn vốn này cho các đối tượng có nhu cầu. Đây là quá trình phân phối lại vốn tiền tệ. Quá trình này phải tuân theo các nguyên tắc của tín dụng và chấp hành đầy đủ những qui định của pháp luật.

- Nguồn vốn cho vay này là tạm thời "mượn" của người khác (vay để cho vay), cho nên người đi vay của ngân hàng phải hoàn trả vốn và lãi khi đến hạn.

Quá trình tập trung và phân phối lại vốn của tín dụng thể hiện về mặt hình thức là một số tiền nhất định. Với số tiền này, đơn vị vay có thể sử dụng để mua hàng hóa, vật tư, thiết bị...trả công lao động. Như vậy, thực chất của quá trình tập trung và phân phối lại vốn của tín dụng là quá trình tập trung và phân phối lại nguồn hàng hóa, vật tư, thiết bị...và sức lao động trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

Quá trình tập trung và phân phối lại vốn của tín dụng đã giúp cho các doanh nghiệp chuyển hướng sản xuất, kinh doanh cho phù hợp với nhu cầu. Do đó, chức năng này của tín dụng đã góp phần quan trọng vào quá trình bình quân hóa suất lợi nhuận trong nền kinh tế quốc dân.

4.2.2 .Chức năng tiết kiệm chi phí lưu thông

- Nhờ hoạt động của TD tạo điều kiện cho sự ra đời một số công cụ lưu thông TD như là sec, thương phiếu nhằm làm giảm tiền mặt trong lưu thông và chi phí lưu thông trong xã hội.

- Thông qua hoạt động của TD đặc biệt là TD NH đã mở tài khoản giao dịch NH hoặc sử dụng phương thức thanh toán bù trừ, góp phần làm giảm tiền mặt trong lưu thông và chi phí lưu thông trong xã hội.

4.2.3. Kiểm soát các hoạt động kinh tế thông qua tiền tệ

- Phân phối và giám đốc, đó là hai chức năng vốn có của tài chính - tín dụng. Với tín dụng kiểm soát các đơn vị vay vốn là cần thiết và có ý nghĩa rất quan trọng bởi vì nguồn vốn cho vay này là của người khác. Cho nên kiểm soát để đảm bảo các khoản cho vay được hoàn trả đúng hạn là điều kiện tiên quyết để các tổ chức tín dụng tồn tại và phát triển.

- Kiểm soát nhằm bảo đảm hiệu quả sử dụng vốn vay để nhằm thu được nợ và lãi.

- Như vậy kiểm soát các hoạt động kinh tế thông qua tiền tệ là chức năng quan trọng của tín dụng. Chức năng này được thực hiện đầy đủ không những mang lại mang lại lợi ích trực tiếp

cho đơn vị vay vốn, cho tổ chức tín dụng, mà còn mang lại hiệu quả kinh tế chung cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

4.3 Các hình thức tín dụng hiện nay4.3.1 Tín dụng thương mại 4.3.1 Tín dụng thương mại

Tín dụng thương mại là quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa các doanh nghiệp, được thực hiện dưới hình thức mua bán chịu hàng hóa.

Một phần của tài liệu MÔN LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ (Trang 36 - 39)