Thóc đóng bao:

Một phần của tài liệu bảo quản thóc sau thu hoạch (Trang 37 - 44)

• Độ ẩm thóc ở các lớp bao ngoài rìa lô, giếng thông gió 13,5-14%.

• Nhiệt độ lô thóc (đo ở giếng thông gió) 35 0C.

• Mật độ quẩn thể của 5 loài côn trùng gây hại chủ yếu ở mức thấp. Đối với những lô có ngài lúa mạch phát triển: dưới 20 ngài lúa mạch/m2

Phương pháp bảo quản

3.Công tác phòng trừ sinh vật hại

a.Phòng ngừa và thực hiện các biện pháp trừ diệt thông thường:

Đây là công việc tiến hành thường xuyên, từ khi nhập kho và trong suốt quá trình bảo quản nhằm kiềm chế sự phát triển và làm giảm mật độ sâu mọt hại trong khối hạt.

Phòng ngừa:

• Thực hiện tốt biện pháp 3 cách ly:

• Thóc nhập kho không có sâu mọt sống,

• Trong cùng một nhà kho hay một dãy kho hạn chế để đan xen các ngăn, lô thóc cũ và mới

• Không để bao bì, dụng cụ chứâ, đựng thóc cùng với các ngăn hoặc lô có thóc.

• Bằng nhiều biện pháp, khống chế độ ẩm khối hạt • Phun thuốc phòng trùng

Trừ diệt thông thường:

• Khi mật độ quần thể các loài sâu mọt hại chủ yếu vượt qua mức an toàn tiến hành việc trừ diệt theo cách thức phù hợp trên cơ sở các biện pháp trừ diệt thông thường hiện nay,biện pháp cơ học:

• Sử dụng các loại sàng tay, sàng cải tiến và các hình thức khác để tách sâu mọt và trừ diệt, làm giảm mật độ sâu mọt có trong thóc.

• Dùng bẫy ánh sáng thu hút côn trùng vào các chậu có pha sẵn thuốc bảo vệ thực vật.

• Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc đơn

thuần từ thực vật (thảo mộc), các chế phẩm vi sinh,…

b.Biện pháp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hoá chất

Áp dụng khi mật độ côn trùng ở mức cao và với các điều kiện cụ thể sau:

Mật độ quần thể các loài gây hại chủ yếu:

Thóc đổ rời:

• Từ 10 con/kg trở lên hoặc 30 con/kg trở lên, lấy mẫu tại lớp thóc mặt. • Với ngài mạch: từ 30 con/m2 trở lên.

Thóc đóng bao:

• Từ 50 cá thể côn trùng cánh cứng/kg (lấy mẫu ở lớp bao ngoài cùng và ở các giếng thông hơi).

• Với ngài mạch: từ 30 con/m2 trở lên.

Thời gian giữa 2 lần dùng thuốc tối thiểu là 6 tháng.Cách thời điểm xuất kho: từ 3 tháng trở lên.

Phương pháp bảo quản

c.Nguyên tắc khi tiến hành các biện pháp trừ diệt côn trùng:

•Áp dụng biện pháp trừ diệt nào, loại thuốc bảo vệ thực vật nào cần căn cứ tình hình phát triển của sâu mọt (thành phần loài, tốc độ phát triển), điều kiện, hiệu quả kinh tế, đảm bảo an toàn sức khoẻ cho con người, sinh vật có ích, hạn chế ô nhiễm môi trường và giữ gìn cân bằng sinh thái. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

•Chỉ được sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật có trong danh mục quy định của Nhà nước ở mục khử trùng kho và theo đúng với nội dung đã được khuyến cáo. ưu tiên sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc thảo mộc, chế phẩm sinh học và thuốc hóa học ít độc hại.

d.Công tác bảo đảm an toàn khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật: Thực hiện đầy đủ các quy định bảo vệ an

toàn cho người sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thực hiện việc niêm yết, cảnh báo và có biện pháp để

người và vật nuôi không vào khu vực xử lý thuốc trong thời gian quy định.

e.Phòng, diệt chim và chuột phá hại: Đối với chim,

chuột, biện pháp chủ yếu là phòng ngừa, kho bảo quản phải có hệ thống ngăn chặn, đảm bảo hạn chế tối đa chim chuột vào kho. Riêng đối với kho cuốn và kho có trần kiên cố, yêu cầu không có chuột trong

kho.

Một phần của tài liệu bảo quản thóc sau thu hoạch (Trang 37 - 44)