Xử lý thóc trước khi bảo quản

Một phần của tài liệu bảo quản thóc sau thu hoạch (Trang 25 - 29)

Quy trình :

Thu

hoạch Làm sạch Phân loại Làm khô

Bảo quản Phương pháp bảo quản

Phương pháp bảo quản

a.Thu hoạch :

Lúa mới thu hoạch thường có độ ẩm cao nên một số giống lúa có thể nảy mầm, men mốc và nấm dễ phát triển làm cho lúa bị hư hoặc kém phẩm chất. Thông thường độ ẩm của thóc khi mới thu hoạch từ 20-27%. Để lúa không bị hư hỏng hoặc giảm phẩm chất thì trong vòng 48 giờ sau khi thu hoạch, phải làm khô lúa để độ ẩm chỉ còn 20%, sau đó mới tiếp tục xử lý.

Phương pháp bảo quản b.Làm sạch

Sau khi đập, tuốt, cần loại bỏ tạp chất vô cơ (cát, sỏi, đá, kim loại...) cũng như các tạp chất hữu cơ (lá tươi, lá khô, rơm rạ, có khi là phân gia súc...) lẫn vào khi tuốt.

c.Phân loại

Loại bỏ các hạt xanh, lép, bị vỡ, tróc vỏ trong quá trình vận chuyển, đập, tuốt, làm trục... cũng như hạt sâu bệnh. Có thể sàng hoặc rây nhờ sức gió (quạt

điện, gió trời...). Chỉ nên đưa vào bảo quản những hạt thóc hoàn toàn tốt và chất lượng đảm bảo.

Phương pháp bảo quản

d.Làm khô : quá trình làm khô nhằm giảm độ ẩm của hạt đến độ ẩm an toàn cho bảo quản

Ảnh hưởng của quá trình làm khô đến chất lượng hạt

Những thay đổi trong quá trình làm khô có thể chia ra :

Thay đổi lý học : sức mẻ,gãy vỡ,..

Thay đổi hóa lý : trạng thái hóa lý của những keo cao phân

tử bị thay đổi .

Thay đổi hóa sinh :do sự oxy hóa của chất béo, phản ứng

sẩm màu phi enzyme, phản ứng enzyme,..

Thay đổi do vi sinh vật.

Những thay đổi đó làm thay đổi cấu trúc , mùi vị , màu sắc , giá trị dinh dưỡng và có ảnh hưởng đến tính hồi nguyên của sản phẩm sau khi làm khô.

Các phương pháp làm khô :

Một phần của tài liệu bảo quản thóc sau thu hoạch (Trang 25 - 29)